Đông Y thái phương

Tìm hiểu qua về bệnh viêm xoang:

Viêm xoang là một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi - đa số bởi nhiễm trùng. Viêm xoang được phân loại theo cấp tính và mạn tính. Viêm xoang cấp tính thường điều trị nội khoa, còn mạn tính thì phải điều trị ngoại khoa.

Xoang là những hốc xương rỗng nằm trong khối xương sọ mặt, ở xung quanh hốc mũi và thông với hốc mũi. Ở người trưởng thành, có 5 đôi xoang được chia làm 2 nhóm.

Nhóm xoang trước gồm có: xoang sàng sau, xoang trán, xoang hàm, các xoang này được dẫn lưu qua khe giữa của hốc mũi. Xoang bị viêm sớm nhất, ngay từ lúc mới sinh là xoang sàng. Xoang hàm thường bị viêm từ lúc 4 – 5 tuổi.

Các xoang khác thường bị viêm muộn hơn. Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, điều kiện ăn ở, nơi làm việc, hoá chất độc hại, khói, bụi, nghề nghiệp… là những yếu tố nguy cơ dễ gây viêm xoang. 

Các triệu chứng của bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp khác, vậy nên nhiều người phát hiện ra bệnh khi đã ở thể nặng, rất khó chữa trị dẫn đến các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm xoang
 

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm xoang:

Biến chứng nguy hiểm ở mắt của bệnh viêm xoang :

Biến chứng ở mắt là một biến chứng rất phổ biến ở người bệnh viêm xoang. Rất nhiều người giảm thị lực, thậm chí là mù đột ngột mà không hề biết rằng đó là biến chứng của viêm mũi xoang. Do nằm gần nhau nên tình trạng viêm nhiễm ở mũi xoang ảnh hưởng rất lớn tới mắt.



Viêm mô liết kết quanh hốc mắt : Gặp nhiều ở các trường hợp viêm xoang cấp tính. Bệnh nhân bị đau nhức mắt dữ dội, đau xuyên lên đỉnh đầu. Mi mắt sưng phù. Viêm nhiễm có thể lan cả vùng thái dương khiến khó khám nhãn cầu và đánh giá mức độ lỗi mắt. Việc thăm khám lâm sàng  vô cùng quan trọng nhằm đánh giá tình trạng viêm mô liên kết đơn thuần hay đã có sự tụ mủ trong hốc mắt. Người bệnh được chỉ định phẫu thuật khi có các dấu hiệu nhức mắc dữ dội, đau xuyên lên đỉnh đầu. Mi mắt sưng phù. Tình trạng viêm nhiễm có thể lan cả vùng thái dương khiến khó khám nhãn cầu và đánh giá mức độ lỗi mắt. Lúc iệu như nhãn cầu cố định do liệt vận nhãn, giãn đồng tử do liệt, mất cảm giác giác mạc.

Thị lực giảm: Người bệnh đột nhiên thấy thị lực giảm hẳn mà khám chuyên khoa mắt, soi đáy mắt không tìm thấy nguyên nhân. Biểu hiện của viêm xoang cũng không rõ ràng, không ngạt mũi, không sổ mũi, ít khi nhức đầu. Có thể có ít dịch chảy xuống họng từ khe trên. Thị lực có thể giảm kéo dài hoặc phục hồi nhanh nếu được điều trị tốt, đặc biệt là phẫu thuật nạo xoang sàng.

Áp-xe mi mắt : Có 2 dạng áp-xe mi mắt chủ yếu là áp-xe mi trên và áp-xe mi dưới. Áp-xe mi trên chủ yếu do viêm xoang trán hoặc xoang sàng còn áp-xe mi dưới chủ yếu do viêm xoang hàm. Người bệnh bị biến chứng ngày thường thấy mí mắt sưng to, nóng, đỏ, đau, kết mạc xung huyết. Túi mủ sẽ vỡ ra sau 4 – 5 ngày.

Áp-xe túi lệ : Chủ yếu do viêm xoang cấp. Người bệnh có góc trong mắt sưng nề, đỏ, lan đến mi mắt và toàn bộ kết mạc. Bệnh nhân sốt và nhức mắt, khi mủ vỡ ra thì có thể hết nhức và có thể tạo ra lỗ dò mạn tính sau này.


Biến chứng nguy hiểm ở nội sọ của bệnh viêm xoang:

Đây là các biến chứng ít gặp, các dạng chủ yếu là viêm màng não, tụ mủ dưới màng cứng, áp xe ngoài màng cứng, viêm tắc xoang tĩnh mạch dọc trên, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang và áp-xe não. Các trường hợp bị viêm xoang cấp hoặc mạn cũng có thể xảy ra biến chứng này. Người bệnh có xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, sợ ánh sáng, tinh thần trì trệ, buồn nôn, cổ cứng. Tuy nhiên đôi khi triệu chứng rất lu mờ nếu tổn thương chỉ ở thùy trán , chỉ thay đổi nhân cách chút ít.



Biến chứng nguy hiểm ở xương của bệnh viêm xoang:

Biến chứng về xương thường gặp nhất là viêm cốt tủy xương trán hay xương hàm trên. Chủ yếu do viêm tắc mạch máu ở xương. Bệnh bắt đầu từ xương trán, sau lan ra xương thái dương, xương đỉnh. Biểu hiện với đau nhức xương trán tại một điểm, sưng tấy vừng xương trán và sau đó tạo thành một áp-xe tại đây. Rạch tháo mủ thấy xương trán biến thành màu xám dễ chảy máu.

Biến chứng nguy hiểm ở đường hô hấp của bệnh viêm xoang:

Mũi là cửa ngõ đầu tiên của đường hô hấp, vì vậy khi mũi bị viêm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống hô hấp ở phía sau. Hiện tượng nghẹt mũi, tắc mũi, tắc một bên hoặc cả hai bên làm cho người bệnh phải thở bằng miệng, không khí không qua mũi nên không được làm ấm, làm sạch.
Mặt khác do chảy mũi, dịch mủ trực tiếp xuống họng (trong viêm xoang sau, đa viêm xoang) hoặc do không biết xì mũi (ở trẻ em) mà thường khịt mũi, hít mũi mủ xuống họng nên bệnh dễ dẫn đến viêm họng. Khi có các triệu chứng như giọng nói khàn, chóng bị mệt, mất tiếng, ho có đờm… người bệnh có thể bị viêm thanh quản mãn tính. Căn bệnh này nếu không điều trị kịp thời có thể gây các bệnh ở phía dưới đường hô hấp.


Biến chứng nguy hiểm ở tai của bệnh viêm xoang:

Viêm xoang mãn tính, mủ chảy từ lỗ mũi sau xuống vòm họng luôn đọng lại ở lỗ vòi tai, khi khịt khạc mủ qua lỗ vời tai lên hòm tia nền gây viêm tai giữa. Đặc biệt, ống vòi tai của trẻ nhỏ ngắn, rộng, lại nằm ngang hơn so với người lớn nên mủ, dịch lại càng dễ xâm nhập vào hòm tai. Viêm tai giữa có thể ở hai dạng, viêm tai giữa cấp mủ và viêm tai giữa ứ dịch, nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn tới thủng màng nhĩ, điếc...



Biến chứng nguy hiểm ở mạch máu của bệnh viêm xoang:

Viêm xoang có thể gây viêm tắc các mạch máu. Tùy theo mạch máu nào bị viêm mà có thể dẫn tới các bẹnh với các triệu chứng khác nhau. Viêm tắc mạch máu ở xương trán, sọ gây viêm cốt tủy. Bệnh bắt đầu từ xương trán sau lan ra các xương thái dương, xương đỉnh,… Người bệnh thấy đau nhức ở xương trán, sau sưng tấy vùng xương trán và hình thành áp xe mũi.

Khi viêm tắc tĩnh mạch hang, bệnh diễn biến đột ngột một cách ồ ạt. Bệnh nhân có sốt cao, rét run, nhức đầu, cứng gáy. Màng tiếp hợp phù nề, đỏ bầm. Nhãn cầu lồi ra phía trước, di động ít nên khả năng nhìn hạn chế. Tiên lượng bệnh nhân rất nặng.


Biến chứng nguy hiểm về hệ tiêu hóa của bệnh viêm xoang:

Thường xảy ra viêm xoang ở trẻ em, nguyên do là bởi bệnh nhi thường nuốt đờm có chứa vi khuẩn, trong khi đó hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên vi khuẩn dễ dàng tấn công gây viêm ruột với triệu chứng đi ngoài phân lỏng, hoặc đau bụng do viêm dạ dày.

Viêm phế quản mạn tính:

Viêm xoang hàm và xoang sàng thường gây ra biến chứng này. Bệnh nhân không nhức đầu, không nghẹt mũi mà đi khám vì ho, khạc ra đờm đôi khi cả máu, sốt nhẹ về chiều, ăn kém ngon. Triệu chứng giống với bệnh lao nhưng khi xét nghiệm đờm, chụp phổi, tốc độ máu lắng, BCG test… đều không có biểu hiện bệnh lao. Khám tai mũi họng thấy mủ ở khe giữa, X-quang Blondeau, Hirtz thấy hình ảnh mờ xoang.

Viêm họng mạn tính:

Bệnh nhân thường đau họng, nuốt vướng do dòng mủ liên tục từ xoang chảy xuống họng. Ngoài ra, các triệu chứng thường thấy là đầy bụng, ợ hơi, nghẹt thở, đánh trống ngực… Bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm là đau dạ dày.




Viêm màng não:

Viêm màng não có thể xuất hiện tự phát hoặc sau phẫu thuật. Bên cạnh viêm màng não điển hình còn có thể viêm màng nhện. Trong thể này không có sự thay đổi của dịch não tủy, không sốt mà màng nhện và màng nuôi dính lại và tạo thành một lớp bọc chặt lấy dây thần kinh sọ gây đau đầu, mờ mắt, ù tai…
 
Bệnh có những biến chứng hết sức nguy hiểm cần chữa trị kịp thời và triệt để. Do đó, nên sử dụng phương pháp đông y chữa bệnh do chữa bằng phương pháp Tây y còn tồn tại nhiều hạn chế, không giải quyết được tận gốc căn nguyên bệnh, không có cơ chế ngăn ngừa bệnh tái phát.


Hay nói cách khác, tây y chỉ điều trị triệu chứng không giải quyết được môi trường nội tại hình thành bệnh viêm xoang. Có thể tham khảo các bài thuốc trị viêm xoang tại đây

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU