Đông Y thái phương

9 tháng mang thai là hành trình tuyệt vời nhất đối với mỗi người phụ nữ nhưng bên cạnh đó cũng ẩn chứa không ít nỗi lo. Lần đầu làm mẹ, hầu hết chị em đều học hỏi, tìm hiểu những kinh nghiệm mang thai từ các bà, các mẹ. Khi mang thai có được làm tóc không? là một trong những câu hỏi được các chị em quan tâm đặc biệt là những bà mẹ trẻ…

Mang thai có nên có nên cắt tóc?

Không cắt tóc hay cấm cắt tóc trong thời gian bầu bí là câu phản đối quen thuộc của người lớn tuổi trong nhà khi mẹ bầu nhắc tới việc cắt tóc. Xuất phát của kiêng kỵ khi mang thai là vì ông bà ta cho rằng bà bầu cắt tóc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, cụ thể là làm hư nhau thai, hoặc mất sữa sau khi sinh.
 
Sở dĩ như vậy là do mái tóc từ lâu đời được coi như nét chuẩn mực của người phụ nữ Việt Nam, “cái răng, cái tóc là góc con người”. Không chỉ vậy, mái tóc còn tượng trưng cho cuộc sống và bảo vệ vùng đầu khỏi các tác động của môi trường xung quanh.

Khi tóc bị cắt đi cũng tức là cuộc sống của mẹ bầu cũng bị ảnh hưởng, thậm chí là rút ngắn tuổi thọ và tạo điều kiện cho những yếu tố bên ngoài tấn công vào cơ thể, khiến mẹ bầu bị ốm đau, gặp chuyện không suôn sẻ.

 
Bà bầu không cần thiết phải kiêng cắt tóc

Bà bầu không cần thiết phải kiêng cắt tóc
 
Trên thực tế, lời giải thích trên đây chỉ là những lời đồn đoán không có cơ sở khoa học. Việc mẹ bầu cắt tóc không hề liên quan tới sức khỏe của bản thân mẹ hay sự phát triển của thai nhi trong bụng.
 
Hơn nữa, một số chuyên gia còn khuyên mẹ nên đi cắt tóc trong thời gian này. Vì khi bầu bí, các hormone nội tiết trong cơ thể mẹ tăng cao sẽ khiến cho cấu trúc của mái tóc thay đổi, có thể trở lên khô và xơ hơn. Đi cắt tóc sẽ giúp mẹ giải quyết nhanh chóng được tình trạng “rậm rạp” bờm xờm của mái tóc.

Mang thai có nên uốn nhuộm tóc không?

Mang thai, sử dụng thuốc tránh thai, có thể khiến phụ nữ có những thay đổi nhất định về tóc. Trên thực tế khi mang thai tóc có thể khô, tiết dầu nhiều hơn, bết. Sau sinh tóc sẽ rụng nhiều hơn. Trong đó cũng có tín hiệu mừng đó là trong khi mang bầu tóc phụ nữ sẽ dày hơn bình thường.

Chăm sóc tóc đúng cách thời kỳ mang thai giúp tóc chống lại những sự thay đổi nhất định. Bạn có thể nhờ sự tư vấn của các salontoc uy tín để chọn mua được các sản phẩm phù hợp, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trong thời kỳ bầu bí nhuộm tóc có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Nhuộm tóc có an toàn không? Có khá nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này. Tuy nhiên, các chuyên gia đều khuyên không nên sử dụng hóa chất như thuốc nhuộm tóc khi mang thai. Việc nhuộm tóc trong khi mang bầu có thể gây ra 1 số dị ứng lên mặt, tay và khắp cơ thể. Nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng tới thai nhi bởi hóa chất không rõ nguồn gốc xuất xứ.
 
Trong trường hợp các mẹ vẫn muốn nhuộm tóc và làm đẹp thì vẫn có cách. Bạn có thể nhuộm tóc bằng các cách tự nhiên như cà phê, chanh, trà…hoặc các sản phẩm thuốc nhuộm thảo dược an toàn. Tuy nhiên, vẫn cần phải chú ý từng khâu 1 để đảm bảo an toàn nhất.

Khi mang thai có được uốn tóc, làm xoăn?

Trong giai đoạn thai kỳ do ảnh hưởng của việc thay đổi nội tiết tố khi mang thai nên tóc thay đổi hẳn. Bình thường tóc uốn vào thuốc dễ, phồng lên màu đẹp. Tuy vậy có thể giai đoạn này sẽ khiển kiểu tóc không được đẹp như khi không có em bé.
 
Theo các bác sỹ trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu tuyệt đối không được sử dụng các loại hóa chất thuốc nhuộm, thuốc ép. Sau 3 tháng nếu thực sự muốn thì có thể làm các kiểu tóc đẹp. Khi làm tóc cần chọn những salontoc uy tín, thuốc phải đảm bảo rõ nguồn gốc. Tuy nhiên điều này không được khuyến khích.
 


Hóa chất từ thuốc uốn nhuộm tóc có thể gây hại cho thai nhi

Nguy cơ sảy thai khi nhuộm tóc

Rất ít bằng chứng khẳng định việc nhuộm tóc khi mang thai là an toàn hay không và cũng chưa có báo cáo khoa học nào kết luận thuốc nhuộm tóc gây ra những thay đổi trong thai kỳ của các mẹ khi mang thai. Tuy nhiên, các mẹ bầu vẫn nên thận trọng, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai. Đây là thời điểm mà phôi thai đang phân chia và hình thành trong bụng mẹ.
 
Các mẹ bầu không nên nhuộm tóc hoặc tiếp xúc với các hóa chất uốn nhuộm, hấp, ép tóc. Vì trong thành phần của các loại thuốc nhuộm, ép tóc thường chứa các chất hóa học độc hại không tốt cho sức khỏe như chất phenilenediamine, aminophenol,… Những loại thuốc nhuộm tóc còn có chứa thành phần amonia, là chất oxy hóa với kiềm mạnh nên có thể làm thay đổi cấu trúc sợi tóc.
 
Đặc biệt, nếu hít quá nhiều chất này vào cơ thể còn có thể gây co thắt tử cung dễ dẫn đến sảy thai, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra thuốc nhuộm tóc còn có khả năng gây dị ứng đối với cơ thể người mẹ, như gây phù mặt, ngứa ngái, dị ứng, nổi mụn đỏ,…

Nếu thực sự muốn nhuộm tóc, các mẹ nên nhuộm khi thai ngoài 3 tháng tuổi

Tâm trạng của phụ nữ khi mang thai rất cần sự ổn định. Do đó, đừng để màu tóc ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của bạn trong suốt 9 tháng thai kỳ. Nếu thực sự muốn nhuộm tóc, bạn nên nhuộm khi thai ngoài 3 tháng tuổi.
 
Khi nhuộm tóc, hãy mở rộng cửa sổ, bật quạt thông gió để hơi, khí độc, mùi hóa chất bay ra ngoài, giúp hạn chế việc tiếp xúc với các hóa chất trong quá trình nhuộm tóc. Thoa thuốc nhuộm lên tóc bằng một chiếc lược, để thuốc nhuộm chỉ ngấm vào tóc chứ không ngấm vào da đầu. Bạn không nên ủ thuốc quá thời gian đề nghị và nhớ làm sạch da đầu thật kỹ sau khi nhuộm để tránh tối đa sự thẩm thấu thuốc nhuộm qua da đầu.

Màu nhuộm nào an toàn cho mẹ bầu?

Với những phụ nữ mang thai muốn thay đổi màu tóc, tốt nhất nên sử dụng màu nhuộm tóc không vĩnh viễn hay nhuộm highlight.

Lưu ý khi bà bầu làm tóc

Các bác sỹ khuyến cáo, các mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc sử dụng các loại hóa chất nhuộm, tẩy tóc. Nhưng nếu các mẹ vẫn muốn làm đẹp tóc thì nên lưu ý:
 
Các mẹ nên đợi đến quý II của thai kì mới nhuộm tóc, duỗi hoặc làm xoăn.
Chọn sản phẩm của hãng có uy tín nhằm đảm bảo chất lượng và chứa thành phần được chấp nhận.
Sử dụng những loại thuốc bảo đảm an toàn, như những loại thuốc được làm từ thảo dược 
(như cây móng rồng), sẽ ít có tác dụng phụ hơn các loại thuốc nhuộm từ hóa chất.
Không được nhuộm hoặc tẩy lông mày, lông mi.
Chú ý đọc những phản ứng phụ và hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc.
Nếu tự nhuộm tóc, nên đeo găng tay và tránh chà xát thuốc nhuộm lên da đầu.
Không để các hóa phẩm ở da đầu quá lâu.
Rửa nhẹ nhàng da đầu của bạn cùng với nước sau khi làm tóc.
Các mẹ nên thử phản ứng với thuốc trước khi sử dụng bằng cách thoa lên vùng da ở mặt trong cánh tay gần cùi chỏ, theo dõi trong 48 tiếng, nếu có phản ứng bất thường (ngứa, nổi mẩn,…) thì tuyệt đối không dùng.

Trên đây là những chia sẻ giúp các mẹ biết được khi mang thai có được làm tóc hay không và có nên nhuộm tóc khi mang thai? Để an toàn cho mẹ và bé, các mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ sản, phụ khoa khi muốn “khoác áo mới” cho mái tóc của mình nhé!

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU