Đông Y thái phương
Không chỉ người lớn mới mắc viêm xoang , mà viêm xoang cũng xuất hiện ở trẻ em, nhất là trong mùa lạnh, khi thay đổi thời tiết, các bé có thể bị bệnh sau một đợt viêm đường hô hấp trên. Các mẹ cần quan tâm chăm sóc, chữa bệnh triệt để cho con, vì các bé còn nhỏ tuổi, biến chứng của viêm xoang nặng nề hơn nhiều so với người lớn.

Tìm hiểu qua về viêm xoang ở trẻ nhỏ:



Viêm xoang trẻ em khác với người lớn, đây không phải là người lớn thu nhỏ mà ở lứa tuổi này hệ thống xoang đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Hệ thống xoang mặt bắt đầu được hình thành từ tuần thứ tư của thời kỳ bào thai, xuất phát từ một tế bào sàng.



Tế bào sàng phát triển xâm lấn vào các xương để tạo thành các xoang khác nhau như xâm lấn vào xương trán tạo xoang trán, xâm lấn xương hàm trên tạo xoang hàm và xâm lấn vào xương bướm để hình thành xoang bướm. Chính vì vậy các xoang có liên hệ mật thiết với nhau nên thường bị viêm nhiều xoang cùng một lúc. Xoang sàng có ngay từ khi trẻ ra đời nhưng những các xoang khác dần được tạo thành: xoang hàm có khi trẻ 3 – 4 tuổi, xoang trán và xoang bướm chỉ xuất hiện khi trẻ được 7 – 8 tuổi. Hệ thống xoang chỉ hoàn thiện ở người 20 tuổi.

Kích thước các xoang của trẻ rất nhỏ, đôi khi mới chỉ là một rãnh hằn vào xương làm cho việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn vì các triệu chứng thường không điển hình và khó khai thác được chính xác.


Một số bệnh viêm xoang điển mà bé có thể mắc phải như: viêm xoang mũi, viêm xoang trán, viêm xoang hàm, viêm xoang bướm,....

Nguyên nhân gây viêm xoang ở trẻ em:

Các xoang là các khoảng trống nằm ở xương gò má, trán, sau mũi và sâu bên trong não. Các xoang được giới hạn với các màng nhầy giống nhau dọc mũi và miệng.

Trẻ có cơ địa dị ứng: dị ứng với bụi nhà, lông vật nuôi, các sợi bông ở đồ chơi,… có khả năng bị viêm xoang cao hơn các trẻ khác. Sống trong môi trường ô nhiểm: nhiều khói bụi từ bếp than, xe cộ, các nhà máy, khu công nghiệp, thậm chí hít phải khói thuốc lá của bố, mẹ và những người xung quanh cũng khiến bé dễ mắc các bệnh đường hô hấp nói chung, trong đó có viêm xoang.

Ở các bé, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới viêm xoang là do nhiễm trùng: vi khuẩn, virus ngược dòng từ mũi, họng, phế quản,… đi lên. Vì thế, các mẹ cần chăm sóc trẻ cẩn thận mỗi khi bé bị viêm đường hô hấp và nên lưu ý tình trạng bé bị viêm mũi, viêm họng tái đi tái lại, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm xoang.

Sức đề kháng kém khiến cơ thể trẻ không thể chống chọi lại các loại khuẩn gây bệnh về đường hô hấp, từ đó dẫn tới viêm xoang. Một số nguyên nhân bên trong thường gặp là viêm xoang do sâu răng; viêm xoang do sau chấn thương, máu tụ trong xoang; ở trẻ em có thể do bị viêm a-mi-đan gây nhiễm trùng… Ngoài ra còn có những nguyên nhân tự nhiên như người có cơ địa bệnh lý về polip, niêm mạc thoái hóa tạo thành khối polip (khối u lành tính) trong mũi, trong xoang, dẫn đến viêm xoang do polip.

Không năng rửa tay, rửa mặt, không vệ sinh cá nhân đầy đủ, dùng tay ngoáy mũi hay để gỉ mũi lâu ngày vi khuẩn sẽ vào mũi, gây viêm mũi, sau đó viêm xoang.

Trong số những nguyên nhân bên ngoài dẫn đến bệnh viêm xoang, phổ biến nhất là không khí ô nhiễm do khói bụi, khí thải từ các nhà máy, xe cộ… nhất là ở các thành phố và đô thị lớn. Môi trường không trong lành làm vùng xoang mũi dễ bị dị ứng, hoặc bội nhiễm. Tiếp đến là do tiếp xúc, chẳng hạn như khi bơi lội tại những hồ bơi có chất lượng nước không đảm bảo, những người có bệnh lý tiềm ẩn về vách ngăn hoặc có cơ địa dị ứng thì khi tiếp xúc với nước dơ thường xuyên cũng sẽ gây nên viêm xoang.


Dấu hiệu nhận biết viêm xoang ở trẻ em:

Viêm xoang có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau ở nhiều lứa tuổi khác nhau.

Trẻ nhỏ hơn thường có các triệu chứng tương tự như bệnh cảm, bao gồm nghẹt mũi hay chảy nước mũi và sốt nhẹ. Nếu trẻ bị sốt sau 3-4 ngày có các triệu chứng cảm, đó có thể là dấu hiệu của viêm xoang và các bệnh nhiễm trùng khác như viêm phế quản, viêm phổi hay nhiễm trùng tai. Do đó hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Nhiều bậc phụ huynh đã bỏ qua các cơn nhức đầu có liên quan đến cảm ở trẻ bị nhiễm trùng xoang. Ở trẻ nhỏ, do các xoang ở trán không phát triển cho đến khi trẻ được 6-7 tuổi và không đủ hình thành để có thể bị nhiễm trùng nên thông thường các cơn nhức đầu ở trẻ bị cảm không phải là dấu hiệu của nhiễm trùng xoang.

Khi bé nhà bạn có các dấu hiệu dưới đây, bạn nên lưu ý cho bé đi khám vì rất có thể bé đã mắc bệnh.
Các triệu chứng viêm đường hô hấp trên thông thường: sốt, ho, sổ mũi, quấy khóc,… thường tự khỏi sau 5 – 7 ngày, nhưng hiện tại các biểu hiện trên vẫn còn kéo dài hay diễn biến nặng hơn, dù mẹ đã dùng thuốc cho bé.
 
Tình trạng “cảm lạnh” kéo dài trên 10 – 14 ngày, có thể kèm theo sốt hoặc không.
 
Bé có dấu hiệu của viêm đường hô hấp kèm theo sốt liên tục trong 4 ngày, có thể sốt cao hoặc không.
 
Sổ mũi có dịch đục, màu xanh hoặc vàng, có thể có mùi hôi.
 
Bé hay cảm thấy ngứa họng, ho, khạc đờm, đau họng do dịch mũi chảy xuống phía thành sau họng, nhất là về đêm khiến bé quấy khóc, mệt mỏi, mất ngủ, ngủ không yên giấc.



 
Nếu trẻ còn bú mẹ, bé không bú được hơi dài như trước kia do ngạt mũi, phải thở bằng miệng.
 
Bé cũng có thể sưng đau quanh mắt.
 
Trường hợp bé có các biểu hiện ho, sốt, nhức đầu, sổ mũi kéo dài trên 2 tuần mà không được điều trị hay điều trị không dứt điểm, mẹ cũng cần lưu ý vì nếu đó chỉ là dấu hiệu của viêm đường hô hấp thông thường thì cũng rất có khả năng bệnh sẽ tiến triển dẫn tới viêm xoang .
 

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm xoang ở trẻ em:


Bệnh đường hô hấp mạn tính:

Viêm phế quản mạn tính: thường do viêm xoang hàm và xoang sàng. Trẻ hay ho, khạc đờm đôi khi lẫn máu, sốt nhẹ về chiều, chán ăn.

Viêm họng mạn tính: trẻ thường xuyên đau họng, nuốt vướng do mủ liên tục chảy xuống họng. Trẻ có thể bị đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu, nghẹt thở,…

Ảnh hưởng đến mắt: do các xoang ở vị trí bao quanh ổ mắt nên khi viêm xoang tiến triển lâu dài có thể làm ảnh hưởng tới mắt.

Giảm thị lực: do viêm dây thần kinh thị giác. Khi viêm xoang cấp, thị lực sẽ giảm rất nhanh nhưng sau vài tuần tự nhiên hồi phục. Trong viêm xoang mạn, hai mắt đều mờ, thị lức và thị trường đều giảm.

Viêm xung quanh mắt: viêm ổ mắt, túi lệ, mí mắt,… khiến trẻ bị sưng nề quanh mắt, đau nhức rất khó chịu, có thể ảnh hưởng đến thị lực.


Viêm tắc mạch máu:

Viêm tắc mạch cung cấp máu cho xương sọ có thể gây viêm cốt tủy, trẻ thấy đau nhức ở vùng xương bị viêm: trán, thái dương,…, đồng thời vùng đó sưng lên, tạo thành ổ áp xe. Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang có thể gây nên các triệu chứng đáng sợ: sốt cao, rét run, nhức đầu, cứng gáy,… thể hiện một tình trạng rất nặng, có thể gây tử vong.
 

Viêm não, áp xe não:

Trẻ có biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng và tăng áp lực trong sọ: sốt cao, có thể co giật, nôn, buồn nôn, nhức đầu tăng dần, nhìn mờ,… Tiên lượng không tốt nếu có áp xe thùy trán.

Cách điều trị bệnh viêm xoang ở trẻ em:

Nguyên tắc điều trị:

– Làm giảm triệu chứng.

– Kiểm soát nhiễm trùng.

– Ðiều trị bệnh nền, bất thường cơ thể học.

– Ðiều trị phải đảm bảo an toàn, kết quả và có giá cả hợp lý.


Các phương pháp điều trị nội khoa bao gồm:

– Kháng sinh là cơ bản.

– Chống sung huyết mũi giúp thông thoáng các lỗ xoang.

– Corticoid tại chỗ để giảm phù nề niêm mạc mũi xoang.

– Làm ẩm mũi, làm lỏng dịch tiết giúp lông chuyển hoạt động tốt hơn.


Dùng thuốc kháng sinh:

Theo các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng thì Amoxicilline là kháng sinh chọn lựa ban đầu, nếu trẻ dị ứng với Amoxicilline thì kháng sinh thay thế là Erythromycine, Bactrim.

Các kháng sinh thế hệ mới như Augmentine, Cefachlor thay cho Amox nếu bị lờn thuốc, Azithromycine, Clarithromycine thay cho Erythromycine v.v…

Các bác sĩ đều đồng ý rằng thời gian điều trị viêm xoang nên từ 7-14 ngày.

Trường hợp kháng sinh ban đầu sử dụng trong vòng 2-3 ngày mà các triệu chứng không thuyên giảm thì phải xem lại vấn đề điều trị. Nếu cần có thể phải đổi kháng sinh. Các kháng sinh thế hệ mới ít bị đề kháng hơn.


Phòng ngừa bệnh cho trẻ:

Phòng bệnh viêm xoang không khó, các mẹ có thể kết hợp với ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp khác cho trẻ.

Giữ gìn vệ sinh cho trẻ. Tập cho bé thói quen rửa tay sau khi chơi đồ chơi, tiếp xúc với các đồ vật bị bẩn, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, nhất là mỗi khi trẻ bị cảm lạnh.

Giữ cho môi trường sống của trẻ: nhà ở, lớp học luôn sạch sẽ. Khi ra đường, tiếp xúc với khói bụi, các mẹ nên cho bé đeo khẩu trang. Tránh để trẻ phải hút thuốc lá thụ động.

Trong mùa lạnh, hanh khô, các mẹ nên có máy giữ ẩm không khí, hay đơn giản đặt một chậu nước trong nhà. Điều này giúp đường hô hấp của bé không bị quá khô, dễ tổn thương. Nên thường xuyên làm sạch máy giữ ẩm.
 

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU