Trĩ khi mang thai là điều khiến tất cả phụ nữ lo sợ khi bắt đầu thời kỳ thai nghén. Bởi tỉ lệ phụ nữ mắc trĩ khi có bầu cao hơn gấp đôi so với bình thường. Khiến cho mẹ bầu đau đớn và khó chịu ở hậu môn.
1. Nguyên nhân của bệnh trĩ khi mang thai
Bệnh trĩ được hình thành là do tình trạng các tĩnh mạch trong thành hậu môn lớn ra (chứng dãn tĩnh mạch) và có thể bị ở trong hay ngoài (trĩ nội - trĩ ngoại), thường là do táo bón lâu dài hay đôi khi do tiêu chảy. Trĩ thường xảy ra ở ba điểm chính cách đều nhau quanh vòng hậu môn. Trĩ không biến chứng, ít khi gây đau, thường chỉ bị đau khi có khe nứt hậu môn.
Tử cung của bạn phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể, tăng áp lực lên các tĩnh mạch dưới tử cung và làm tử cung sưng lên.
Triệu chứng là táo bón liên tục, đau rát khi đi vệ sinh, xuất huyết ở hậu môn…Bệnh trĩ có thể chia ra từng cấp độ để mẹ bầu có thể hiểu rõ như sau:
Trĩ độ một
Không bao giờ xuất huyết ở hậu môn, triệu chứng duy nhất là xuất huyết sau khi đi vệ sinh.
Trĩ độ hai
nhô ra khỏi hậu môn thành một chỗ sưng gây khó chịu nhưng tự rút vào.
Trĩ độ một và hai đáp ứng tốt với phương pháp điều hoà ruột bằng chế độ ăn uống nhiều xơ và dùng các chất làm mềm phân. Nếu vẫn còn xuất huyết, dùng một dịch kích thích (tác nhân gây xơ cứng) chích quanh nơi tĩnh mạch phồng ra để gây co mạch và bị đau bụng khi mang thai
Trĩ độ ba
Ở lại bên ngoài hậu môn và cần phải đẩy vào cần phải phẫu thuật, đặc biệt khi bị xoắn lại
2. Biến chứng của bệnh trĩ
- Huyết khối và viêm tắc tĩnh mạch búi trĩ.
- Vỡ búi trĩ.
- Rối loạn chức năng đi cầu.
- Nghẹt búi trĩ và gây các bệnh thứ phát khác kèm theo như nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn trực tràng…
Chẩn đoán: Để chẩn đoán bệnh trĩ phải được thăm khám và cần thiết có thể nội soi hậu môn trực tràng để có thể định bệnh trực tiếp và chính xác.
Theo các chuyên gia khoa sản, chị em bầu bí không nên quá chủ quan với căn bệnh này với tâm lý “sống chung với lũ”. Thường nguyên nhân gây trĩ cho chị em là táo bón. Khi đó, phân chứa nhiều chất độc, không được thải ra ngoài sẽ bị trực tràng hút ngược vào cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Bên cạnh đó, khi có thai, cơ thể phụ nữ thường giữ lượng nước lớn, cơ nhão ra nhiều. Nếu bị trĩ, khi rặn đẻ có thể làm bệnh nặng thêm, khiến các sản phụ đau đớn và phải đối mặt với nhiều khó khăn sau sinh. Bởi vậy, bác sĩ khuyến cáo, chị em cần hạn chế để xảy ra tình trạng trĩ khi mang thai và nếu bị, cần chữa trị ngay khi mới xuất hiện.
Thật không may là có rất ít thuốc chữa trị bệnh trĩ dành cho thai phụ. Vì vậy, hãy tham vấn bác sĩ xem bạn có thể dùng loại kem thoa, thuốc mỡ hoặc thuốc nhét hậu môn nào mà vẫn an toàn.
Bản chất búi trĩ chính là đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng. Tình trạng thai nghén, nhất là thai to cản trở hệ thống mạch máu, làm ứ trệ tuần hoàn, khiến các búi trĩ càng giãn ra, sa xuống. Vì vậy khi bầu bí, chị em dễ bị trĩ, còn nếu đã mắc từ trước thì quá trình thai nghén cũng khiến bệnh nặng thêm. Chị em thường thấy ở hậu môn sa ra một khối cứng, ấn đau, ít chảy máu, kéo dài khoảng 5-7 ngày có thể tự hết. Có những người tắc mạch máu nhiều, gây những búi trĩ to như quả táokhiến người bệnh đau dữ dội.
Đối với phụ nữ có thai, cần hạn chế mổ bởi nếu phẫu thuật sẽ cần sử dụng nhiều loại thuốc gây hại tới thai nhi. Tốt nhất là điều trị nội khoa, ngâm rửa bên ngoài. Việc sử dụng thuốc cũng cần thận trọng và tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tốt hơn cả phụ nữ mang thai nên học cách phòng ngừa để tránh bị đau đớn khi bị bệnh.
ĐÔNG Y THÁI PHƯƠNG CHÚC MẸ BẦU CÓ MỘT THAI KÌ KHỎE MẠNH NHƯ MONG MUỐN!!
Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương
ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN
Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp