Đông Y thái phương

Trở thành một người mẹ, có thể chứng kiến một sinh linh bé bỏng đang lớn dần trong cơ thể mình là điều tuyệt vời nhất mà bất cứ người phụ nữ nào đều muốn được trải qua. Tuy nhiên, để đổi lại điều tuyệt vời đó, người mẹ phải chịu rất nhiều đau đớn, khó chịu và một trong những bệnh mà hầu hết các mẹ bầu đều phải trải qua trong quá trình sinh em bé đó là bị trĩ. Vậy bị trĩ có ảnh hưởng gì tới em bé và bị trĩ khi mang thai thì nên sinh thường hay sinh mổ ?

1. Bị trĩ khi mang thai nên sinh thường hay sinh mổ?

Bà bầu nên sinh mổ hay sinh thường sẽ phụ thuộc vào mức độ của bệnh trĩ đã phát triển đến giai đoạn đầu. Đối với những trường hợp bị bệnh trĩ giai đoạn đầu thì có thể sinh thường, nhưng sinh thường có thể ít nhiều gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bà bầu, vì khi sinh thường, búi trĩ chắc chắn sẽ lòi ra ngoài dài hơn hoặc vùng bị trĩ sẽ tổn thương nặng hơn. Do đó, mẹ bầu bị bệnh trĩ sau khi sinh thường bị đau mỗi khi đi đại tiện.
 
Đối với những bà bầu bị bệnh trĩ ở giai đoạn nặng, có các triệu chứng như búi trĩ sa ra ngoài, táo bón, có thể có hiện tượng chảy máu búi trĩ, ngứa hậu môn và thai đã nhiều tuần tuổi thì cách tốt nhất là nên sinh mổ. Các bác sĩ khuyến cáo thì bà bầu khi bị trĩ nặng thì không nên sinh thường, vì khi sinh phải rặn nhiều, dồn sức để rặn, điều này sẽ làm cho búi trĩ tụt xuống làm cho bệnh ngày càng nặng thêm và rất nguy hiểm cho thai phụ.

Bà Bầu Bị Trĩ - Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Tư Vấn 

dang-ky-ngay     

 hotline      


2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trĩ  

Mang thai dễ khiến bà bầu bị trĩ, giãn tĩnh mạch ở chân và đôi khi ngay cả trong âm hộ vì nhiều lý do.
  • Tử cung của bạn phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể, tăng áp lực lên các tĩnh mạch dưới tử cung và làm tử cung sưng lên.
  • Táo bón, một trong những chứng phổ biến khi mang thai, cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng. Đó là do sự căng cơ dẫn đến bệnh trĩ và phụ nữ thường cóxu hướng căng cơ khi phải gắng sức rặn để đi vệ sinh.
  • Ngoài ra, sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Progesterone làm chậm nhu động ruột và khiến bạn dễ bị táo bón.
trĩ khi mang thai

Bệnh trĩ khi mang thai khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu, lo lắng

 
Khi bị trĩ, bà bầu có triệu chứng: táo bón liên tục, đau rát khi đi vệ sinh, xuấ huyết ở hậu môn…có thể xuất hiện búi trĩ nếu như mẹ bầu bị ở cấp độ nặng.
 
 


>>Xem thêm video: Bà bầu táo bón phải làm gì?
 

3. Mang thai bị trĩ có những biến chứng gì?

Chảy máu gây mất máu mãn tính hoặc cấp tính nếu chảy máu dữ dội.
  • Huyết khối và viêm tắc tĩnh mạch búi trĩ
  • Vỡ búi trĩ
  • Rối loạn chức năng đi cầu
  • Nghẹt búi trĩ và gây các bệnh thứ phát khác kèm theo như nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn trực tràng…
  • Chẩn đoán: Để chẩn đoán bệnh trĩ phải được thăm khám và cần thiết có thể nội soi hậu môn trực tràng để có thể định bệnh trực tiếp và chính xác

4. Bệnh trĩ nguy hiểm như thế nào đối với thai nhi

Bà bầu bị trĩ hầu như không ảnh hưởng tới thai nhi trừ phi phải dùng các loại thuốc đặc trị. Về vấn đề này,mẹ bầu nên có tư vấn với bác sĩ sản phụ khoa trước khi điều trị bệnh trĩ.
Với những mẹ bầu  đã có tiền sử mắc bệnh trĩ, nếu không điều trị dứt điểm và có hướng điều trị phù hợp thì khả năng mắc bệnh trở lại sẽ cao.

5. Cách điều trị bệnh trĩ cho bà bầu

Có nhiều thuốc và nhiều biện pháp để giải quyết và có thể chữa khỏi hoàn toàn, chỉ có một số ít trường hợp tái phát do chữa trị không đúng hoặc do người bệnh không tuân thủ các biện pháp phòng ngừa tốt. Tùy theo mức độ của bệnh trĩ mà có thể đề ra các biện pháp điều trị khác nhau như: điều trị nội khoa, chích xơ hoá búi trĩ, thắt dây chun điều trị trĩ; các phương pháp điều trị khác không mổ, điều trị trĩ qua siêu âm, điều trị ngoại khoa bệnh trĩ, cắt trĩ bằng Laser.
 
Trường hợp của mẹ bầu nhất thiết phải được thăm khám và chẩn đoán chính xác tính chất, mức độ của bệnh, và quan trọng là khẳng định có phải trĩ bệnh không. Nếu là bệnh trĩ thì cần phải được điều trị dứt điểm trước khi mang thai vì khi mang thai sẽ làm cho bệnh trĩ nặng hơn và thời điểm mang thai cũng không phải là thời điểm tốt để điều trị bệnh trĩ.
  • Tránh táo bón: Khi mang thai, bạn nên ăn nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây, rau và uống nhiều nước khoảng tám đến mười ly một ngày. Tập thể dục thường xuyên, ngay cả khi bạn có rất ít thời gian.
  • Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu và đừng nán lại nhà vệ sinh quá lâu để tăng áp lực lên trực tràng.
  • Thực hiện các bài tập Kegel hàng ngày. Kegel giúp tăng lưu thông trong trực tràng và tăng cường cơ bắp xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai. Ngoài ra, Kegel còn giúp cơ thể bạn phục hồi sau khi sinh nhanh hơn.
  • Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Bạn nên thường xuyên đi lại hoặc nằm nghỉ ngơi thay vì ngồi quá lâu. Khi ở nhà, nên nằm nghiêng bên trái lúc ngủ, đọc sách hay xem tivi để có thể giảm áp lực lên trực tràng và tăng lượng máu trở về từ nửa dưới cơ thể.
  • Dùng đá hoặc túi chườm lạnh chườm lên vùng hậu môn vài lần trong ngày để hạn chế tình trạng sưng tấy.
  • Tắm nước ấm, ngâm mình trong bồn tắm từ 10-15 phút mỗi ngày.
  • Xen kẽ hai phương pháp lạnh và nóng khi điều trị.
  • Rửa sạch hậu môn sau khi đi vệ sinh, nên dùng giấy trắng, mềm và không mùi thơm. Bạn cũng có thể dùng khăn ướt không cồn hoặc loại khăn chuyên dụng cho những người bị trĩ.
  • Không nên tự ý dùng thuốc. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc vì sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi và dễ bị viêm nhiều hơn.
>> Xem thêm: Cây củ gai giúp điều trị động thai, dọa dảy thai, ra máu khi mang thai 

trĩ khi mang thai nên sinh thường hay sinh mổ

Điều trị bệnh trĩ cho bà bầu cần kiên trì

6. Lưu ý chung cho bà bầu bị trĩ

Bà bầu cần chú ý chế độ ăn uống để giảm bớt những cơn đau rát, khó chịu do trĩ. Nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên cám…Nên hạn chế những thực phẩm chiên rán, cay, nóng, rượu bia..Cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh vi khuẩn làm cho mẹ bị đau rát hơn. Có thể sử dụng một số loại lá đông y để xông và đắp như: diếp cá…

Việc bị trĩ khi mang thai nên sinh thường hay sinh mổ cần được cân nhắc kỹ lưỡng theo từng tình trạng bệnh của bà bầu. Và khi bệnh trở nên nặng hơn thì mẹ bầu tuyệt đối phải làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc ở nhà, sẽ rất nguy hiểm cho sự phát triển của em bé.

 

GỌI HOTLINE: 1900.4539 - 033.249.6789 ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN


ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU