Bị trĩ khi mang thai nên ăn gì và thực phẩm nào hạn chế được những cơn đau do trĩ. Đó là thắc mắc của hầu hết phụ nữ khi đối điện với căn bênh này, Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Mẹ bầu cần lưu ý hết sức khi gặp những triệu chứng như: táo bón, đi ngoài ra máu, đau rát ..ở những tháng thai kỳ cuối cùng là những triệu chứng của bệnh trĩ. Có một điều đặc biệt là hầu hết phụ nữ đều không mắc bệnh trĩ cho đến khi họ mang thai em bé lần đầu tiên.
1. Vì sao lại dễ bị trĩ khi mang thai?
• Trọng lượng ngày càng tăng của thai nhi khi phát triển trong tử cung đặt áp lực nên tất cả các mô và cơ quan nội tạng của người mẹ. Không gian dần trở nên hạn chế nên dòng máu vào và ra các tĩnh mạch để cung cấp cho xương chậu người mẹ bị di chuyển chậm và tụ lại. . Điều này có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể, tăng áp lực lên các tĩnh mạch dưới tử cung và làm tử cung sưng lên.Các tĩnh mạch trong thành ruột bị phình và căng hết cỡ khiến chúng yếu đi.
Nội tiết tố mang thai cũng gây ra sự lỏng lẻo chung của các mô, bao gồm cả các thành tĩnh mạch. Có nghĩa là chúng không còn vững chắc như thường ngày, các thành tĩnh mạch có xu hướng sưng lên và mở rộng.
• Táo bón, một trong những chứng phổ biến khi mang thai, cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng. Đó là do sự căng cơ dẫn đến bệnh trĩ và phụ nữ thường có xu hướng căng cơ khi phải gắng sức rặn để đi vệ sinh.
• Ngoài ra, sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Progesterone làm chậm nhu động ruột và khiến bạn dễ bị táo bón.
Một yếu tố khác là sự gia tăng tổng lưu lượng máu trong cơ thể người mẹ. Để có thể cung cấp cho thai nhi lượng oxi dồi dào và đầy đủ chất dinh dưỡng, lượng máu trong cơ thể bà bầu có thể tăng hơn 40% so với bình thường. Tất cả các chất lỏng này được thêm vào cơ thể, trong khi vẫn sẽ được vận chuyển bằng hệ thống tĩnh mạch và động mạch như cũ. Thông thường các van và thành mạch sẽ hoạt động mạnh hơn để bơm máu trở lại tim và phổi của người mẹ giúp nhận thêm oxi
Nếu mẹ bầu có tiền sử bệnh trĩ , nhiều khả năng chúng sẽ phát triển thêm khi bạn mang thai. Áp lực trong giai đoạn thứ II của thời kì mang thai cũng sẽ dẫn đến việc bệnh trĩ phát triển. Nếu giai đoạn hai này lâu và bị kéo dài cũng sẽ là một mối đe dọa lớn.
• Tránh táo bón. Đại tràng cứng và chuyển động khô khốc thì sẽ gây nhiều khó khăn khi thải phân và điều này góp phần gây ra bệnh trĩ khi mang thai.
• Uống nhiều nước - ít nhất là 2,5 lít một ngày. Nước giúp giữ phân mềm và dễ thải ra ngoài.
• Nước ép trái cây, trà thảo dược và các chất lỏng khác...có thể giúp bạn tránh táo bón.
• Tránh ngồi xổm để vệ sinh trong thời gian dài. Hãy ở lại trong khoảng thời gian bạn cảm thấy cần nhưng tránh đặt áp lực không cần thiết, kéo dài lên ruột và trực tràng.
• Đặt bàn chân của bạn trên một chiếc ghế khi bạn đi vệ sinh. Điều này giúp giảm áp lực lên khung chậu.
• Tránh căng thẳng về việc đi vệ sinh. Nếu bạn cảm thấy không cần, hãy đứng dậy và ra khỏi nhà vệ sinh.
• Đừng bỏ qua những cảm giác cần về việc cần phải làm sạch và rỗng trong ruột bạn. Tín hiệu này dẫn đến các vấn đề về táo bón. Theo thời gian, nó cũng ảnh hưởng đến những việc các nhịp điệu và cảm giác bị giảm vì ruột đã không làm việc hiệu quả như yêu cầu.
• Hãy đảm bảo rằng chế độ ăn uống của bạn có nhiều chất xơ và thức ăn thô. Trái cây, rau, cám, yến mạch, ngũ cốc nguyên cám...có thể giúp tạo hình cho phân và dễ thải ra ngoài hơn.
• Tránh ăn nhiều thịt đỏ, bánh mì trắng và thực phẩm đã chế biến kỹ. Chất xơ hoạt động giống như một cây chổi và giúp tránh tình trạng trì trệ trong thành ruột.
3. Bà bầu nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào khi bị trĩ?
• Uống nhiều nước - ít nhất là 2,5 lít một ngày. Nước giúp giữ phân mềm và dễ thải ra ngoài.
• Ăn đồ ăn có nhiều chất xơ và thức ăn thô. Trái cây không có tính nóng
• Tránh ăn nhiều thịt đỏ, bánh mì trắng và thực phẩm đã chế biến kỹ. Chất xơ hoạt động giống như một cây chổi và giúp tránh tình trạng trì trệ trong thành ruột.
• Không nên ăn quá nhiều muối hoặc thực phẩm mặn. Muối/natri dẫn đến sự giữ nước và tăng thêm khối lượng của dòng máu lưu thông.
• Tránh ăn thức ăn quá nhiều gia vị. Nó có thể dẫn đến việc bị đau hơn nữa khi đi vệ sinh.
Sữa chua bổ sung thêm những chế phẩm sinh học rất có lợi cho hệ tiêu hóa, những lợi khuẩn trong sữa chua sẽ giúp bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt hơn và đồng thời làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Nhiều chuyên gia cho biết: những người bị bệnh trĩ nên ăn sữa chua hàng ngày để có kết quả tốt nhất.
Trái cây và rau quả được biết đến là một loại thực phẩm vàng giúp tăng cường hệ miễn dịch và những chất lỏng, giúp giảm bớt tình trạng táo bón. Đồng thời, làm giảm áp lực và đau đớn khi đi đại tiện. Chất xơ có nhiều trong táo, lê, dâu, bơ, bông cải xanh và các loại rau có lá màu xanh sẫm….
Nước trái cây cũng nằm trong thực đơn dành cho người bị bệnh trĩ, nhất là những loại quả mọng nước, gồm có: dâu tây, việt quất và cherry.
Trong quả nho giàu hàm lượng vitamin C và các khoáng chất. Ăn gì khi bị trĩ? Nước nho chính là một trong các loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân bị trĩ. Nó chứa một lượng nhỏ axit báo GLA, sản xuất prostaglandin kiểm soát cơ thể bị đau. Mỗi ngày, uống 1 đến 2 cốc của quả nho đỏ hoặc đen
Ngũ cốc chứa tất cả những phần dinh dưỡng của hạt, nó bổ sung nhiều chất xơ, protein và những vi chất dinh dưỡng hơn so với ngũ cốc tinh chế, ví dụ như bột mì trắng. Đa phần mọi người không đáp ứng nhu cầu chất xơ hàng ngày của họ. Những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ ngũ cốc nguyên hạt bao gồm bột yến mạch, 100% bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt lạnh, gạo hạt dài…
Chất lỏng có trong nước uống và những loại sữa, nước tinh khiết, trà thảo dược và nước dùng của món ăn.,..các bạn cần chú ý là những loại nước ép trái cây và rau quả sẽ chứa ít chất xơ hươn với lúc chưa chế biến. Không nên uống đồ uống chứa cồn, caffeine và hàm lượng cao. Đây là những loại thực phẩm không tốt cho người bị bệnh trĩ.Thực phẩm chứa nhiều chất sắt
Bệnh trĩ nên ăn gì ? Sắt là một trong những dưỡng chất rất cần thiết cho bệnh nhân mắc trĩ. Nó giúp cơ thể có nhiều máu hơn hoặc giúp dự trữ sắt, đồng thời phòng cho các trường hợp trĩ chảy máu nhiều và dẫn đến thiếu máu.
Những loại thực phẩm chứa nhiều sắt như: gan gà, cua hấp, mận khô, mơ khô, rong biển….
5. Một số phương pháp trị trĩ từ dân gian
Khi bị bệnh trĩ đau nhức, có thể dùng lá diếp cá nấu nước xông, ngâm rửa lúc còn nóng, còn bã dùng đắp vào chỗ đau. Đồng thời dùng diếp cá uống tươi hoặc sắc uống liên tục trong ba tháng.
- Bạn cũng có thể dùng vỏ củ ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán bột, trộn đều với dầu vừng, bôi hoặc đắp.
- Trong trường hợp bị trĩ xuất huyết: dùng hoa mướp 20g, hoa hoè 10, hai thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang, hãm uống vài ba lần.
Bà bầu mắc trĩ hãy nghe theo hướng dẫn điều trị trĩ của bác sỹ chuyên khoa
- Khi bị trĩ sa, bạn có thể lấy hoa mướp với lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp vào hậu môn. Bài thuốc này còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
- Trong trường hợp bị sưng nề có thể dùng hoa mào gà 10g, phượng nhãn thảo 10g. Hai thứ đem sắc lấy nước ngâm rửa hậu môn, mỗi ngày 2 lần.
Tuy nhiên, các bài thuốc trên cũng không thể có tác dụng trong mọi trường hợp. Nếu một người đã mắc trĩ khi mang thai và khi sinh nở, có thể sẽ làm cho bệnh trĩ nặng thêm. Vì thế, cùng với việc khi có thai, bạn phải đi khám thai thường xuyên để theo dõi sự phát triển của thai nhi, thì cũng nên tham vấn cũng cách phòng tránh bệnh trĩ trong thai kỳ
Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương
ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN
Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp