Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh về cột sống, khá là nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời. Nguyên nhân, dấu hiệu hay triệu chứng, cách điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Cột sống của cơ thể chúng ta có 24 đốt sống cử động linh hoạt, kéo dài từ cổ đến thắt lưng. Nằm giữa các khoang đốt sống này là các đĩa đệm có cấu trúc dạng thớ sợi được sắp xếp theo hình tròn vòng tâm, bên trong có chứa nhân nhầy(gelatin). Đĩa đệm có chức năng nâng đỡ, giúp cột sống thực hiện các động tác một cách linh hoạt và nhịp nhàng, giảm rung sóc cho cơ thể và bảo vệ cột sống khỏi những chấn thương.
Khi cột sống phải chịu tác động mạnh gặp phải chấn thương hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách, đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống gây ra các biểu hiện chứng đau về thần kinh hay còn gọi là chèn ép lên các rễ thần kinh gây ra những cơn đau kinh khủng và nếu kéo dài gây ra những biến chứng ảnh hướng đến sự vận động, sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Khiến một người khỏe mạnh bị tàn phế suốt đời thì có được xem là nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia đầu ngành về xương khớp, Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ hoặc thắt lưng bắt đầu với những cơn đau mỏi vùng cổ hoặc thắt lưng, sau đó lan dần đến mông đùi và cẳng chân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và làm việc…
Phần đông mọi người đều chủ quan, lơ là với các triệu chứng cơ bản của thoát vị đĩa đệm, tự ý mua thuốc về sử dụng. Chỉ đến khi bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng đến chức năng vận động, người bệnh mới tìm đến các phương pháp chữa trị.
Các biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm
- Đau rễ thần kinh: sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, bệnh nhân sẽ bị đau rễ thần kinh do quá trình tổn thương kích thích rễ thần kinh.
-
Các cơn đau rễ thần kinh thường xuất hiện theo dải, kéo dài từ thắt lưng và lan rộng đến chân.
-
Khi người bệnh ho, hắt hơi, di chuyển, đứng hoặc ngồi lâu cũng khiến cơn đau tăng mạnh.
-
Trong quá trình di chuyển, người bệnh thường xuyên phải dừng lại một đoạn để nghỉ, do các cơn đau xuất hiện nhiều lần, cản trở lớn đến các hoạt động thường ngày.
- Rối loạn cảm giác: biến chứng này thường xảy ra ở những khoảng da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương, phổ biến nhất là cảm giác nóng, lạnh và xúc giác.
Rối loạn vận động: người bệnh có thể bị bại liệt ở 2 chân do rễ thần kinh chi phối
Rối loạn cơ thắt: biểu hiện lúc đầu là bí tiểu, sau đó tiểu không thể kiểm soát được, luôn có nước tiểu chảy rỉ ra do cơ thắt kiểu ngoại vi bị liệt không thể giữ nước tiểu.
Hội chứng đuôi ngựa theo các tầng thoát vị đĩa đệm
- Hội chứng đuôi ngựa trên: do thoát vị đĩa đệm ở các đoạn cao (đốt sống lung L1 – L2 và L2 – L3) với biểu hiện liệt ngoại vi toàn bộ ở hai chân. Rối loạn cảm giác hai chân từ khu vực bẹn trở xuống, rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi.
- Hội chứng đuôi ngựa dưới xuất phát do thoát vị đĩa đệm đoạn L5 – S1, với dấu hiệu rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, rối loạn cảm giác vùng đáy chậu, gây hạn chế một số động tác ở chân.
- Hội chứng đuôi ngựa giữa: là biến chứng thường gặp nhất do thoát vị đệm đoạn L3 – L4 và L4 – L5 với biểu hiện rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, liệt gấp cẳng chân, liệt động tác bàn chân và ngón chân, mất cảm giác toàn bộ ngón chân, cẳng chân, bàn chân, mặt sau đùi, mông…
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh
Thoát vị đĩa đệm gây nên những cơn đau nhức thường trực xuất hiện ở xung quanh vùng hệ thống cột sống của cơ thể. Tùy theo từng vị trí bị thoát vị người ta có thể chia ra từng trường hợp khác nhau, thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
1- Biểu hiện bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Bệnh nhân thường có triệu chứng đau dọc vùng gáy, đau mỏi nhừ kéo sang bả vai và cánh tay. Có những bệnh nhân có cảm giác tê bì dọc cánh tay, thậm chí kéo tới làm tê bì mất cảm giác của bàn tay, đốt ngón tay làm suy yếu, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Ngoài những cơn đau mỏi, bệnh nhân còn giảm lực của tay làm ảnh hưởng tới các vận động như: cầm, nắm, xách, vác…
Có những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ còn có triệu chứng đau bốc lên đỉnh đầu, thậm chí hoa mắt, chóng mặt, tức hốc mắt. Nguyên nhân chủ yếu của các cơn đau này là do khi thoát vị đĩa đệm, nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra và chèn ép vào hệ thống tổ chức dây thần kinh gây nên các cơn đau.
2- Biểu hiện bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, bệnh nhân có biểu hiện đau vùng ngang thắt lưng, đau thần kinh liên sườn . Triệu chứng đau tăng lên, co thắt từng cơn được nhìn thấy rõ nhất khi bệnh nhân mắc bệnh ho hoặc khi đi đại tiện.
Ngoài ra bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng còn có biểu hiện đau dọc vùng mông kéo xuống chân, có thể gây tê bì chân hoặc có nhưng cơn đau rút chân khi cúi ngửa.. Có những bệnh nhân ngồi lâu thường bị những cơn đau thắt lưng dữ dội phải nằm nghiêng bất động.
3- Các triệu chứng của một đĩa đệm thoát vị
Có thể có một đĩa đệm thoát vị mà không biết – hoặc đĩa đệm thoát vị phồng đôi khi hiển thị trên hình ảnh sống của những người không có triệu chứng của một vấn đề đĩa. Nhưng một số đĩa đệm thoát vị có thể đau đớn. Các dấu hiệu và triệu chứng thông thường nhất của một đĩa đệm thoát vị là:
– Đau thần kinh tọa, đôi khi có cảm giác kiến bò và tê, bắt đầu vào mông kéo dài xuống phía sau hoặc bên cạnh một chân.
– Đau, tê hay yếu ở lưng dưới và một chân, hoặc ở cổ, ngực, vai hoặc cánh tay.
– Đau lưng hay đau chân nặng hơn khi ngồi, ho hoặc hắt hơi.
>>>Xem thêm:
4 giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm
Giai đoạn 1 của bệnh thoát vị đĩa đệm
Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh, lúc này phần đĩa đệm có xu hướng bắt đầu biến dạng, vòng bao xơ chưa rách. Ở giai đoạn này hiếm có bệnh nhân nào có thể phát hiện kịp thời bởi người bệnh chỉ thỉnh thoảng có dấu hiệu tê chân, không đau nhức do đó mọi người không để ý.
Giai đoạn 2
Phần đĩa đệm bao gồm nhân nhày bên trong và bao xơ bên ngoài. Giai đoạn này phần nhân nhày sẽ có xu hướng lồi ra ngoài, chỗ nào vòng xơ bị suy yếu, nhân nhày sẽ nhờ đó mà thoát ra. Đĩa đệm bắt đầu phình to, cơn đau lúc này cũng không rõ ràng, thỉnh thoảng người bệnh bị đau lưng, tê chân.
Giai đoạn 3
Giai đoạn này phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm đã thoát ra ngoài do bao xơ đã bị rách hẳn, nhân nhày chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh khiến người bệnh chịu đựng các cơn đau nhức hành hạ gây tâm lý mệt mỏi, chán nản. Thông thường chỉ khi phải chịu đựng các cơn đau dai dẳng như thế này bệnh nhân mới tìm đến bác sĩ để khám và điều trị.
Giai đoạn 4
Giai đoạn cuối của bệnh thoát vị đĩa đệm, giai đoạn này rất nguy hiểm, nếu không điều trị sớm, phần nhân nhày chèn ép vào rễ thần kinh lâu ngày có khả năng làm teo cơ, hạn chế vận động, nặng hơn có thể gây bại liệt vĩnh viễn. Lúc này người bệnh sẽ phải chịu đựng các cơn đau nhức dữ dội, đứng hay ngồi lâu cũng khiến cơn đau thêm nghiêm trọng. Việc điều trị bệnh dứt điểm trong giai đoạn này là rất khó.
Cách điều trị hiệu quả
Đối với bất kỳ bệnh gì, người bệnh càng phát hiện bệnh sớm việc điều trị càng trở nên dễ dàng. Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, nếu bạn không phát hiện, không điều trị bệnh sớm việc điều trị dứt điểm sau này sẽ là vô cùng khó khăn, đôi khi phải trải qua quá trình phẫu thuật mới mong hết bệnh mà tỷ lệ tái phát, biến chứng sau phẫu thuật cũng không phải là không có.
Hiện nay chưa có thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm đặc trị, nên khi bệnh nhân mà chưa có chỉ định mổ, chủ yếu dùng thuốc giảm đau. Vậy nên, để điều trị bệnh thông thường có 3 cách:
Cách 1: Điều trị bằng sóng radio – đây là cách mới nhất (chỉ mới áp dụng ở Khoa cột sống – Bệnh viện Việt Đức)
Cách 2: Đốt đĩa đệm bằng laze: Theo báo cáo Hội nghị cơ xương khớp lần thứ 8 ở Hà Nội mới chỉ điều trị trên 2000 trường hợp. Khó khăn của phương pháp này là phải có bác sĩ chuyên khoa thành thạo và dụng cụ kim đặc chủng để đi vào đĩa đệm.
Cách 3: Vật lý trị liệu: Là phương pháp tốt nhất cho người bệnh vì nó là phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm không can thiệt, an toàn và không gây biến chứng. Nhưng thời gian điều trị bệnh lâu và phải đúng quy trình.
Quy trình điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng vật lý trị liệu là 12 ngày, sau đó bệnh nhân sẽ nghỉ điều trị khoảng 1 tháng, rồi tiếp tục điều trị tiếp 12 ngày. Tiếp đó, cứ mỗi quý, dù đau hay không đau, bệnh nhân cần đến điều trị lại một quy trình.
Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng nếu tất cả các cách điều trị thoát vị đĩa đệm trên đều không có hiệu quả.
>>>Xem thêm:
Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương
ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN
Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp