Đông Y thái phương
 
Chúng ta thấy đau ở vị trí cột sống mà không rõ nguyên nhân là gì, hoặc đau, tê, nhức mỏi ở cổ và thắt lưng nhưng không rõ là triệu chứng của bệnh gì để chữa trị. Chúng ta sẽ tìm hiểu sao đây.

 
thoat vi dia dem

 

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra tại bất cứ vị trí nào của cột sống. Nguy cơ nhất là thoát vị đĩa đệm cổ và cột sống thắt lưng. Với nhân viên văn phòng xảy ra mức độ nhẹ và mức độ nặng thường gặp ở những người lao động nặng.
 

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Cột sống của ơ thể chúng ta có 24 đốt sống cử động linh hoạt, kéo dài từ cột sống cổ đến cột sống thắt lưng. Nằm giữa các khoang đốt sống này là các đĩa đệm có cấu trúc dạng thớ sợi được sắp xếp theo hình tròn vòng tâm, bên trong có chứa nhân nhầy(gelatin).

Đĩa đệm có chức năng nâng đỡ, giúp cột sống thực hiện các động tác một cách linh hoạt và nhịp nhàng , giảm rung sóc cho cơ thể và bảo vệ cột sống khỏi những chấn thương.

Khi cột sống phải chịu tác động mạnh gặp phải chấn thương hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách, đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống gây ra các biểu hiện chứng đau về thần kinh hay còn gọi là chèn ép lên các rễ thần kinh gây ra những cơn đau kinh khủng và nếu kéo dài gây ra những biến chứng ảnh hướng đến sự vận động, sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.


 
thoat vi dia dem

 

Vị trí thường gặp ở thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở  bất kỳ đoạn nào của cột sống, thường gặp nhất tại khu vực sống cổ và cột sống thắt lưng.
 

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
 

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chủ yếu do quá trình thoái hóa, thói quen làm việc, sinh hoạt thường ngày. Những người làm việc văn phòng thường hay ngồi sử dụng mất tính nhiều tiếng đồng hồ liên tục với tư thế bất lợi cho cột sống cổ. Lối sống ít thể dục cũng làm cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
 

Triệu chứng


Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khá da dạng vì ngoài các hội chứng chèn ép rễ thần kinh còn có hội chứng chèn ép tủy và hội chứng rối loạn thần kinh thực vật. Nhiều triệu chứng khởi phát âm thầm và tiến triern từ từ trong thời gian dài, khiến bệnh nhân chủ quan không điều trị kịp thời, đến khi ý thức được điều đó thì đã muộn.

 
thoat vi dia dem

 
  • Hội chứng chèn ép rễ người bệnh có biểu hiện đau, tê, yếu cơ ở cổ, gáy, vai và cánh tay, bàn tay.
  • Hội chứng chèn ép tủy thường có biểu hiện rối loạn cảm giác trong lúc cột sống cổ chỉ đau nhẹ hoặc không đau. Rối loạn vận động là triệu chứng nổi bật, lúc đầu thấy mất khéo léo bàn tay, thay đổi dáng đi, dần dần xuất hiện các biểu hiện liệt ngoại vi hai tay và liệt trung ương hai chân, rối loạn về phản xạ và cơ vòng, mất chủ động.
  • Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật có biểu hiện lâm sàng là chóng mặt ù tai, mất thăng bằng, mắt mờ từng cơn, đôi khi đau ở phần sau hốc mắt, đỏ mặt đột ngột, cơn hạ huyết áp, vã mồ hôi, tăng nhu động ruột, cơn đau ngực, khó nuốt do chèn ép thực quản.
  • Ở các bệnh nhân hẹp ống sống cổ bẩm sinh, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở mức độ nhẹ cũng có thể gây các triệu chứng lâm sàng nặng hơn. Một đặc điểm khác là thoát vị thường xảy ra cùng lúc ở nhiều đĩa đệm.

Phòng ngừa

  • Để phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, nên tập thể dục đều đặn.
  • Không nên làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt với máy vi tính, cứ mỗi 30-40 phút nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay. Các động tác tự xoa bóp vùng cổ gáy có tác dụng tốt chống thoái hóa.
  • Giữ ấm vùng cổ vai khi trời lạnh, khi đi xe máy và đi ngủ.
  • Tránh các động tác làm căng cơ cổ như xách vật nặng một tay, đeo túi xách, bê vác nặng.
 

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
 

Tỷ lệ mặc phải nam giới nhiều hơn nữ giới, thường chiếm tới 82%., tập trung xảy ra ở lứa tuổi lao động từ 20-49 chiếm tới trên 90%.

 -  Vị trí hay gặp: thường xảy ra ở đĩa đệm L4-L5 và L5-S1, do hai đĩa đệm này là bản lề vận động chủ yếu của cột sống.

 -  Nghề nghiệp: đa số là những người lao động chân tay nặng nhọc.

 - Yếu tố chấn thương: là nguyên nhân hàng đầu. Trong đó chấn thương cấp tính, mạn tính và vi chấn thương đều là những nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên chấn thương gây ra thoát vị đĩa đệm chỉ phát sinh khi bệnh nhân bị bệnh lý hư xương sụn cột sống thắt lưng hoặc thoái hóa đĩa đệm.


 
thoat vi dia dem

 

 -  Thoái hóa đĩa đệm: đĩa đệm có thể bị thoái hóa sinh lý (lão hóa) hay thứ phát đến một mức độ nào đó sẽ không chịu đựng được một lực chấn thương nhẹ hay một tác động của tải trọng nhẹ cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm.

- Những yếu tố gây nên thoát vị đĩa đệm:

 
+ áp lực trọng tải cao.
 
+ áp lực căng phồng của tổ chức đĩa đệm cao.

+ Sự lỏng lẻo trong từng phần với sự tan rã của tổ chức đĩa đệm.

+ Lực đẩy, nén ép, xoắn vặn quá mức vào đĩa đệm cột sống.

 
Nói tóm lại có thể khái quát, thoái hóa đĩa đệm là nguyên nhân cơ bản, tác động cơ học là nguyên nhân khởi phát và sự phối hợp của hai yếu tố đó là nguồn phát sinh thoát vị đĩa đệm.
 

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
 

Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thì người bệnh có những biểu hiện như sau:
  • Đau thần kinh liên sườn: đau nhiều hơn khi nằm nghiêng, ho và đại tiện.
  • Đau vùng cột sống lưng, lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc theo khoang liên sườn: đau, tê, mất cảm giác từng vùng ở mông, chân, bàn chân (nếu không điều trị sớm bệnh sẽ để biến chứng như bị liệt)
  • Hạn chế cử động cột sống: không còn khả năng ưỡn của thắt lưng, không cúi được xuống thấp…
Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ thấy đau thắt lưng cấp hay mạn tính, đau thần kinh tọa, đau thần kinh đùi bì…phải nằm một bên mới đỡ đau.


 

Phòng ngừa và chữa trị bằng các biện pháp kết hợp
 

 -  Chế độ vận động: ở thời kỳ cấp tính, người bệnh nên nằm nghỉ, khi nằm tư thế nằm ngửa trên ván cứng, có đệm ở vùng khoe làm co nhẹ khớp háng và khớp gối; hạn chế hoạt động.

 
thoat vi dia dem

 

 -  Điều trị vật lý và các liệu pháp: chườm nóng (túi nước, lá ngải cứu nóng…); điều trị bằng laser, châm cứu…

 -  Điều trị bằng thuốc và các sản phẩm hỗ trợ: chống viêm, giảm đau, giãn cơ, vitamin nhóm B liều cao (B1, B6, B12), vitamin K2, vitaminD3,…

Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, nhất là tư thế trong khi lao động, vận động và hoạt động làm sao cho hợp lý. Hạn chế mang vác nặng hoặc thay đổi tư thế đột ngột mà nên , tránh thói quen đứng rồi cuối xuống, nhấc vật nặng lên, tập thể dục đúng cách.


>>> Xem thêm:

 

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU