L4, L5 là các đốt sống chịu ảnh hưởng, nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 s1 là nguyên nhân gây ra các triệu chứng nhức mỏi tê liệt cột sống. Bạn đã biết gì về thoát vị đĩa đệm L5 S1, cách chữa trị như thế nào?
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là gì ?
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 (đốt thắt lưng 5 – xương cùng thứ nhất: là tình trạng nhân nhầy trong bao nằm ở giữa đĩa đệm cột sống bị thoát ra ngoài.
Người bị thoát vị đĩa đệm L5 S1 thường có cảm giác đau đớn, khó chịu, khó khăn trong vận động vì đây là đoạn bản lề của cột sống thắt lưng, nơi chịu sức ép phần phía trên cơ thể và sự chuyển động của cột sống về nhiều phía.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L5-S1
Đoạn L5-S1 đây được coi là điểm tựa để cột sống thực hiện các động tác di chuyển như cúi, nghiêng, ưỡn người…nên thoát vị đĩa đệm đoạn L5-S1 là bệnh phổ biến hơn cả.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L5-S1 thường là do tai nạn, chấn thương, làm việc vất vả thường xuyên khuân vác vật nặng…
Bên cạnh đó các bệnh lý như gai cột sống, gù, vẹo cột sống…cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.
Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1
Người bệnh sẽ phải chịu đựng các cơn đau âm ỉ hay dữ dội tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, tuy nhiên nhìn chung bệnh nhân sẽ luôn trong tình trạng đau nhức, khó chịu gây tâm lý chán nản, mệt mỏi ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, sức khỏe, khả năng đi lại…
Tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn vận động mạnh, cơn đau kéo dài không được điều trị có thể dẫn đến tình trạng teo cơ, bại liệt.
Điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1
Tùy thuộc vào mức độ và vị trí phồng lồi đĩa đệm cột sống L5 – S1 mà bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị cụ thể và riêng biệt. Thông thường, các phương pháp điều trị thường được chỉ định là:
1. Điều trị bằng Tây Y
Phương pháp này chủ yếu điều trị bằng các thuốc giảm đau, kháng viêm không chứa steroid. Tuy nhiên các thuốc Tây Y điều trị bệnh xương khớp đều có những tác dụng phụ. Cần thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ. Không tự ý sử dụng các loại thuốc này.
2. Điều trị bằng Đông Y
Các bệnh lý xương khớp còn có thể điều trị bằng các phương pháp Đông Y. Những phương pháp này hướng đến bồi bổ khí huyết. Các dưỡng chất được cung cấp đến xương khớp giúp phục hồi hệ thống xương khớp cũng như tác động giảm đau đến các rễ thần kinh bị chèn ép. Phương pháp này lành tính và an toàn nhưng đòi hỏi điều trị lâu dài.
3. Vật lí trị liệu
Phương pháp này giúp giảm áp lực lên đốt sống cũng như khai thông các huyệt đạo để lưu thông máu và dưỡng chất đến các khớp tốt hơn.
4. Châm cứu
Châm cứu đã được chứng minh là có hiệu quả hơn đồng thời cũng ít rủi ro hơn so với các phương pháp điều trị phồng lồi đĩa đệm cột sống khác như uống thuốc và phẫu thuật. Phương pháp châm cứu sẽ có hiệu quả lâu dài khi được kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu và tập luyện. Thực hiện châm cứu chính xác các huyệt đạo sẽ giúp cho bệnh nhân cải thiện tâm trạng, giải toả stress và bớt mệt mỏi.
Nếu phát hiện bệnh phồng lồi đĩa đệm cột sống và sớm điều trị bằng phương pháp châm cứu thì sức khoẻ của bệnh nhân sẽ có những cải thiện rõ rệt và nhanh chóng. Các nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh rằng việc châm cứu sẽ kích thích những vùng cột sống bị tổn thương tạo ra chất steroid hexacosanol một cách tự nhiên. Đồng thời, thúc đẩy sự tự sửa chữa và giải phóng ra hóc-môn endorphin giúp giảm đau. Theo phương pháp tự nhiên này, các vị trí sưng tấy sẽ nhỏ lại và cơn đau cũng dần được giải tỏa.
5. Phẫu thuật
Là biện pháp cuối cùng, chỉ xem xét phẫu thuật đối với các trường hợp nặng, phồng lồi đã chuyển sang giai đoạn thoát vị nặng, điều trị bảo tồn, vật lý trị liệu,… không còn mang lại hiệu quả.
>>> Xem thêm:
Lời khuyên của bác sĩ
- Khi có dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5S1, người bệnh cần chú đến chế độ nghỉ ngơi khoa học, chế độ luyện tập hợp lý và phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa.
- Bên cạnh đó, để hết các triệu chứng đau lưng, tê, buốt do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 gây ra, người bệnh cần điều trị nguyên nhân tận gốc bằng các loại thuốc đặc trị, đồng thời tránh ngồi lâu, bưng bê vác nặng, và cần bổ sung hỗ trợ điều trị như Canxi nano, vitamin D3, MK7…là những nguyên tố giúp xương chắc khỏe, dẻo dai, làm chậm quá trình hủy xương do sinh lý hoặc chấn thương để lại.
- Đặc biệt, khi có triệu chứng tê bì, tổn thương dây thần kinh thì cần bổ sung vitamin nhóm B (B1,B2,B6), Ginkgo Biloba, Cao Blueberry giúp giảm tê bì chân tay, lưu thông máu bảo vệ thần kinh.
- Trong thời kỳ điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1, người bệnh nên tập thể dục thường xuyên, đều đặn để phục hồi chức năng vận động, giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh.
Chúc người bệnh mau chóng hồi hục sức khỏe.
>>> Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm nên ăn và kiêng gì tốt nhất
Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương
ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN
Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp