Bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Là căn bệnh về cột sống nên nhóm thực phẩm nên ăn cũng có những đặc thù riêng.
Nhóm thực phẩm giàu canxi:
Canxi có vai trò đối với sức khỏe xương khớp trong cuộc sống hàng ngày; là một trong những khoáng chất phổ biến nhất và thông dụng nhất trong cơ thể con người.Nó có vai trò quan trong trong việc duy trì hoạt động của cơ bắp, thông máu, phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh và giúp tiết chế một số kích thích tố (hormones).
Những người bị thoát vị đĩa đệm, loãng xương hay thường xuyên mắc bệnh xương khớp cần bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể từ các loại thực phẩm như cá, tôm, cua đồng, sữa, đậu nành, các loại rau có màu xanh đậm như rau bina, rau diếp… để hệ xương khớp chắc khoẻ và dẻo dai, hỗ trợ tốt cho quá trình chữa thoát vị đĩa đệm.
Nhóm thực phẩm giàu Omega-3:
Omega-3 là các axit béo không no được chia thành 3 loại chủ yếu: Alpha-linolenic Axit (ALA), Eicosapentaenoic Axit (EPA) và Docosahexaenoic Axit (DHA) được tìm thấy trong cá hồi, cá ngừ, cá thu, hạnh nhân, hạt bí ngô, hạt hướng dương, hạt vừng, quả óc chó, đậu nành, bắp cải… rất cần thiết cho người thoát vị đĩa đệm. Omega-3 khi đi vào cơ thể sẽ biến đổi thành chất prostaglandin có khả năng chống lại c ác phản ứng viêm và giảm thiểu những cơn đau nhức rất hiệu quả.
Nhóm thực phẩm giàu Vitamin:
Vitamin có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng và phục hồi cơ thể; việc bổ sung vitamin và các chất khoáng là rất cần thiết đối với sức khỏe mỗi chúng ta. Người bị thoát vị đĩa đệm cần bổ sung các vitamin sau đây vào chế độ ăn uống hàng ngày:
- Vitamin D: có tác dụng tăng cường hấp thu và chuyển hóa canxi nuôi dượng xương khớp, bảo vệ khung xương và tăng sức khỏe của các cơ bắp. Thực phẩm giàu vitamin D là phomat, dầu gan cá, trứng, tôm, hàu, ngũ cốc, các loại nấm…
– Vitamin C: có tác dụng giảm đau, chống viêm nên hạn chế được các triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Cam, quýt, bưởi, chanh dây, dâu tây, kiwi, đu đủ, xoài, cà chua, bông cải xanh, ớt chuông, đậu Hà Lan… giàu vitamin C mà người bệnh thoát vị đĩa đệm không nên bỏ qua.
– Vitamin E: có tác dụng giảm đau và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cần ăn các loại hạt, ngũ cốc, olive, bơ, cà chua, bí, khoai lang, bông cải xanh…. để hỗ trợ việc điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất.
Ngoài ra, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cũng nên uống 2-3 lít nước mỗi ngày để đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể nhé.
Bị thoát vị đĩa đệm không nên ăn gì?
-
Thức ăn nhanh, các món chiên xào
Thức ăn nhanh và các các món chiên xào thường chứa nhiều dầu mỡ và lượng muối khá cao rất có hại cho cơ thể, đù là người khỏe mạnh. Vì vậy, nếu đang bị thoát vị đĩa đệm, bạn càng nên kiêng sử dụng các thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ như gà rán, xúc xích, thịt muối, khoai tây chiên…
-
Đồ uống chứa cồn, chất kích thích
Bia rượu, thuốc lá, cà phê… có thể khiến hàm lượng canxi và các khoáng chất trong cơ thể bị hao hụt và dẫn đến loãng xương, yếu xương, đau lưng, nhức mỏi và làm tăng nguy cơ mắc bệnh về xương khớp. Vì vậy, đối với người bị thoát vị đĩa đệm thì cần phải kiêng cử tuyệt đối những loại đồ ăn thức uống này để ngăn ngừa bệnh diễn biến xấu hơn.
Thực phẩm có hàm lượng chất purin và fructozo như cá trích, nội tạng động vật, thịt lợn muối, thịt gia súc… thường làm suy giảm canxi trong xương và khiến xương khớp mất độ chắc khỏe, trở nên yếu và dễ gãy, kéo theo những cơn đau nhức thường xuyên không tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm.
Chế độ tập luyện cho người thoát vị đĩa đệm
Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cũng cần kết hợp luyện tập theo phương pháp điều trị của bác sĩ như vật lý trị liệu, xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt hoặc thực hiện các bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm để hỗ trợ quá trình chữa bệnh đạt kết quả tốt nhất.
Người thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Việc thường xuyên đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cải thiện và cân bằng thể trạng. Đi bộ sẽ rất tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm nếu chúng ta biết đi bộ đúng cách. Vậy quy tắc nào để người bệnh thoát vị đĩa đệm đi bộ đúng ?
- Khởi động: Trước khi đi bộ, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên khởi động bằng các động tác cổ, cánh tay, hông, thân trên và cẳng chân và mắt cá chân. Khi đi nên để tâm thé thoải mái, giữ đầu thẳng, mắt nhìn về trước, vai thả lỏng, tránh lắc lư.
- Bước đi phù hợp với thể trạng: Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên xem xét thể trạng của mình để chọn việc đi nhanh, chậm, dài, ngắn sao cho phù hợp. Khi đi bước chân nhẹ nhàng, đặt gót chân trước rồi đến lòng bàn chân, cánh tay nên chuyển động lắc lư trước sau cùng với bước chân. Giữ bàn tay thoải mái, lòng bàn tay hướng vào trong, không nắm chặt tay.
- Duy trì hơi thở nhịp nhàng: Có một cách khá đơn giản để người bệnh thoát vị đĩa đệm kiểm tra hơi thở là vừa đi vừa nói chuyện. Nếu thấy hụt hơi chứng tỏ cơ thể vận động quá sức cần giảm tốc lại.
Để cơ thể thích nghi từ từ người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể thực hiện việc đi bộ từ từ, ngày đầu khoảng 5 đến 10 phút, thấy đau có thể dừng lại, cứ thế cho đến khi cơ thể không phản ứng gì thì có thể đi mỗi ngày 30 phút. Đi thường xuyên trong một thời gian có thể thấy tình trạng thoát vị đĩa đệm được cải thiện nhiều.
Người thoát vị đĩa đệm có tập Yoga được không?
Câu trả lời là CÓ
Việc tập các bài tập yoga rất có lợi cho hệ xương khớp. Nó giúp làm giảm đau cơ khớp, tê mỏi chân tay… đặc biệt, có thể loại bỏ được nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cho dân văn phòng. Nhiều bệnh nhân đã cho thấy dấu hiệu suy giảm của các cơn đau khi họ luyện tập phương pháp này.
1. Chuỗi động tác chào mặt trời
Chuỗi động tác này có tác dụng luyện cơ đùi trong, cơ ngực, cơ delta, cơ lưng rộng, mở rộng lỗ liên hợp đốt sống giúp chữa đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm, làm cột sống và các khớp mềm mại, linh hoạt.
Các bạn thực hiện bài tập này như sau:
– Đứng thẳng, hai bàn chân sát nhau, đầu và mình thẳng, hai tay xuôi. Hít vào từ từ, hai tay ép trước ngực, thở ra chậm và sâu. Hít vào, đầu và tay ngửa ra sau.
– Thở ra cúi xuống, hai lòng bàn tay chạm đất cạnh bàn chân, hai đầu gối thẳng.
Đưa chân phải ra sau, ngửa cổ hít vào, nín thở đưa chân trái ra sau, thở ra hạ gối và ngực xuống, hít vào nâng đầu và ngực lên tối đa, thở ra đưa đầu về giữa, mông nâng cao, đưa chân trái về giữa hai bàn tay, ngửa cổ hít vào, đưa chân phải về giữa hai bàn tay, thở ra đầu chạm gối.
Hít vào đầu và tay ngửa ra sau, thở ra thẳng đứng.
Tiếp tục làm như vậy với chân trái.
2. Tư thế vặn mình :
Tư thế này giúp luyện tập cơ lưng rộng, cơ liên gai đốt sống làm cho cột sống mềm mại, linh hoạt.
Cách thực hiện: Các bạn ngồi trên sàn, chân duỗi thẳng Sau đó bạn co chân đồng thời một chân co vắt chéo lên chân kia, tay vắt chéo chân, tay còn lại chống sàn, thở ra quay người ra sau, vặn mình, giữ 10 giây, làm lại 04 lần.
3. Tư thế rắn hổ mang
- Với tư thế này, các bạn nằm sấp xuống, hai tay úp sấp đặt trên sàn phía trước hai vai, khuỷu tay co khép chặt vào người, chân duỗi thẳng.
- Tiếp đến, bạn hít vào chậm và sâu, ưỡn đầu và ngực tối đai để phần trên rốn được nâng lên. Bàn chân duỗi căng hết sức, mũi chân giữ chặt sàn.
- Bạn nhìn lên trần và tiếp tục hít vào, thời gian hít vào 8 giây.
- Bắt đầu thở ra và hạ đầu, tựa má xuống sàn.
- Toàn thân thả lỏng 6 giây, thực hiện 04 lần.
Tư thế này có tác dụng làm sáng mắt, điều hòa cột sống và thần kinh, cung cấp năng lượng làm cho cơ thể khỏe mạnh và đẹp.
Các bài tập Yoga kể trên được dùng chuyên trị và rất tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm. Nếu bạn thực hiện thường xuyên, các cơn đau sẽ giảm đi đáng kể, khớp xương hoạt động linh hoạt hơn, nhờ đó thì tình thần cũng trở nên thoải mái hơn.
Tuy nhiên, đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, nhất là những người bị nặng, tập các bài tập yoga nói riêng, hay các bài tập nói chung cần phải có ý kiến của bác sĩ hay hướng dẫn viên chuyên nghiệp.
Nói chung, bản thân mỗi người nên tạo cho mình một thói quen tốt về chế độ ăn uống lẫn chế độ tập luyện hàng ngày để đảm bảo cho chính bản thân mình một sức khỏe tốt nhất.
Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương
ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN
Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp