Đông Y thái phương
Cuộc sống gia đình có thể sẽ có chút xáo trộn khi vợ có bầu. Nhiều ông chồng lần đầu làm bố cũng băn khoăn tự hỏi không biết phải làm sao khi vợ mang bầu? Hãy nghe Đông Y Thái Phương tư vấn những việc cần làm trong quá trình vợ mang thai sau nhé:
 

1. Lắng nghe và trò chuyện
 

Mang thai và sinh con sẽ có khá nhiều điều phải lo lắng, lúng túng, nhất là khi đây là lần đầu tiên làm mẹ. Vì vậy hãy cho vợ bạn thấy cô ấy có thể tin tưởng để chia sẻ cùng bạn những thay đổi ít nhiều mà cô ấy đang trải qua chẳng hạn như: hồi hộp những gì sắp diễn ra, lo lắng không biết mình sẽ làm mẹ như thế nào hay khó chịu với đôi chân bị sưng húp…

 

 
Bạn có thể sẽ cảm thấy vợ mình đang suy nghĩ thái quá hoặc vô lý nhưng hãy giữ những suy nghĩ này “cho riêng anh biết” thôi và bạn không nên chỉ nói với vợ “em đừng lo nữa!” hay “hãy bình tĩnh đi em!” mà nên chịu khó lắng nghe, tìm kiếm những thông tin liên quan cần thiết, cùng đi khám thai và dành thời gian vui đùa cùng vợ. Ngoài ra bạn cũng nên chia sẻ cùng vợ những lo lắng, băn khoăn của mình để cả hai cảm thấy thoải mái và hiểu nhau nhiều hơn.
 

2. Thể hiện yêu thương với vợ
 

Trong thời gian này, vợ bạn không chỉ mệt mỏi mà còn yếu ớt hơn hẳn. Nhất là khi bụng lớn hơn, những công việc tưởng chừng rất đơn giản lại có thể trở thành những trở ngại lớn đối với cô ấy. Vì vậy, các ông chồng nên cố gắng sắp xếp thời gian để giúp vợ một tay. Chỉ bỏ ra một chút thời gian thôi nhưng bạn có thể sẽ trở thành “siêu anh hùng” của vợ mình đấy!

 

 
Ngoài ra, những cử chỉ yêu thương cũng rất cần thiết. Những cử chỉ đơn giản như cái xoa bụng trìu mến, xoa bóp vai và bàn chân sẽ làm vợ bạn cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Khi được chồng chăm sóc hết mình như vậy, vợ bạn chắc chắn sẽ tấm tắc khen “ông xã em numberone, numberone, numberone…” cho mà xem.
 
Bạn nên chủ động thể hiện tình yêu thương của mình với vợ
 

3. Tự chuẩn bị hành lý cho mình
 

Không chỉ các bà mẹ cần hành trang cho “ngày đặc biệt” mà các ông bố cũng rất nữa. Vì sao ư? Vì các ông bố chính là người phải ở lại túc trực chăm sóc khi vợ sinh con. Hành trang của các ông chồng sẽ gồm dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, iPod/iPad, tạp chí hay sách để đọc…trong thời gian chờ vợ sinh. Mọi thứ phải được sẵn sàng từ trước, chỉ chờ “boong” một tiếng và bạn phải sẵn sàng lao ra khỏi nhà ngay lập tức.
 
Ngoài ra, bạn cũng nên tạo sự bất ngờ nho nhỏ cho vợ như chuẩn bị sẵn loại khăn giấy mà cô ấy ưa thích và bạn sẽ là người đầu tiên lau mặt cho vợ khi cô ấy vừa tỉnh dậy trong phòng hồi sức hay một đôi dép mới để vợ đi lại trong phòng hay một vài cái váy để vợ mặc trong những ngày ở bệnh viện… Và tất nhiên, hoa và những nụ hôn sẽ góp phần làm tăng thêm sự lãng mạn cho vợ chồng bạn!
 

4. Lên danh sách cần liên lạc 
 

Khi con cất tiếng khóc chào đời, hẳn vợ chồng bạn sẽ rất hào hứng muốn chia sẻ tin vui này cho nhiều người biết. Nhưng bạn biết đó, nhiều khi quá vui mừng sẽ làm bạn chẳng nhớ ra được gì nữa đâu. Vậy nên, một danh sách với tên, số điện thoại, địa chỉ mail của những người thân thiết là điều bạn nên chuẩn bị từ bây giờ đi nhé!
 
Nhiều người thích đăng tải hình ảnh đầu tiên của con lên mạng, nhiều người thì không. Bạn nên hỏi ý kiến của vợ trước khi định làm một điều gì đó tương tự như vậy.
 

5. Luôn cập nhật thông tin
 


Không chỉ mẹ mà các ông bố cũng nên chủ động tìm kiếm những thông tin về thai kỳ, cách chăm sóc mẹ và con, chế độ dinh dưỡng… để chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé. Mỗi lần vợ đi khám thai, bạn nên đi cùng để biết thêm tình hình sức khỏe của vợ và con, cùng tham gia các lớp tiền sản để bồi dưỡng thêm kiến thức, kỹ năng về đời sống vợ chồng, thai kỳ và chuẩn bị tốt hơn cho cuộc vượt cạn sắp đến. Biết được càng nhiều thông tin như tiêm phòng trước khi mang thai, các bài thuốc dân gian hay, các bệnh lí dễ gặp trong thai kì của vợ: đau bụng khi mang thai,... và cách xử trí, bạn sẽ càng tự tin,thoải mái hơn trong cuộc sống hằng ngày, chẳng hạn như việc giao hợp khi mang thai, sức khỏe của thai phụ và thai nhi qua từng tuần, từng tháng… và những gì bạn có thể làm khi vợ chuẩn bị lâm bồn và thiên thần nhỏ của bạn cất tiếng khóc chào đời.
 

6.Chia sẻ với vợ


Để vợ không phải lo lắng, buồn và cảm thấy mệt mỏi khi mang thai, chồng có thể động viên tinh thần, giúp đỡ vợ làm việc nhà, quan tâm đến vợ từ những điều nhỏ nhất ..
 
Khi mang thai, cuộc sống của hai vợ chồng sẽ bắt đầu sang trang mới không chỉ có hạnh phúc, vui sướng mà đi cùng với nó là sự mệt nhọc mà chỉ có người mang thai mới hiểu. Chính vì thế, việc chồng hiểu, thông cảm và sẻ chia sẽ giúp mẹ bầu vượt qua được giai đoạn khó khăn, chuẩn bị tốt mọi thứ để chào đón thiên thần bé nhỏ của gia đình.
 
Phụ nữ thường hay lo lắng và rất dễ sợ hãi nhất là những người lần đầu làm mẹ. Việc chồng có thể làm là ở bên cạnh vợ, động viên vợ, chia sẻ với vợ từ những điều nhỏ nhất để vợ cảm thấy thoải mái hơn. 9 tháng mang thai, có thể có những lúc vợ bạn cáu gắt, có thể có những lúc trầm tĩnh không nói gì, đó chính là lúc vợ cần chồng của mình ở bên nhất.
 

 
 
Phụ nữ luôn có nhu cầu chia sẻ, nhất là khi mang thai, vì thế các ông chồng hãy nói chuyện để hiểu vợ mình hơn nhé.
 

7. Tìm hiểu về kiến thức mang thai

 
Các ông chồng đừng nghĩ rằng việc tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản chỉ dành cho vợ. Thực tế, rất nhiều người chồng còn giỏi và “có chuyên môn” về sức khỏe hơn cả vợ của mình. Nhiều bà mẹ bầu bị dọa xảy thai nhưng nhờ có chồng có kiến thức chuyên môn và sớm tìm hiểu bài thuốc chữa hiệu quả mà giữ được con thành công.Vì thế, việc tìm hiểu kiến thức về mang thai của họ khiến cho vợ cảm thấy yên tâm hơn trong những tháng ngày mang thai và chăm sóc con nhỏ sau này.
 

8.Chịu khó đưa vợ đi chơi, đi dạo

 
Việc đưa vợ ra ngoài chơi không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp tinh thần cô ấy luôn vui vẻ thoải mái, xóa tan mọi stress có thể gặp phải khi mang thai.
 
Đi dạo cùng vợ không chỉ giúp vợ rèn luyện sức khỏe khi mang thai mà còn giúp bồi dưỡng tình cảm vợ chồng.
 

9.Không hút thuốc và uống rượu

 
Hút thuốc và uống rượu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bố, mà còn ảnh hưởng gấp nhiều lần đến sức khỏe của mẹ bầu và em bé trong bụng đấy. Nhiều bé sinh ra bị dị tật bẩm sinh cũng do nguyên nhân một phần do hít thụ động thuốc lá từ bố trong bụng mẹ.Nên bỏ hẳn để giữ môi trường lành mạnh cho gia đình, nhất là khi vợ đang mang thai nhé.
 

10. Cùng vợ bàn luận về các vấn đề khi có con

 
Đặt tên con, cách chăm sóc con, hoặc đơn giản là lựa chọn quần áo, đồ dùng cho cung đều là những việc các ông bố nên bàn luận với vợ trước khi sinh. Việc làm nhỏ này không chỉ thể hiện sự quan tâm của bố dành cho gia đình mà còn giúp mẹ bầu vững tin …”bố là số 1″.
 

11.“Yêu” trong quá trình mang thai có được không?

 
Đương nhiên vẫn được rồi, tuy nhiên bố cần phải lưu ý và nhẹ nhàng hơn nhé.
 

12. Thường xuyên nói chuyện với con trong bụng "mẹ"


Các bố có biết việc nói chuyện hàng ngày với bé yêu ngay từ trong bụng mẹ có nhiều công dụng thế nào không: 

- Tạo dựng mối quan hệ thân thiết giữa bố và bé
 
Các nghiên cứu cho biết ngoài mẹ, thai nhi rất thích được giao tiếp với bố. Vì thế mỗi khi bố chạm nhẹ vào bụng mẹ, hát hoặc trò chuyện với bé. Bé sẽ chuyển động như lắc thân mình hoặc đạp nhẹ vào bụng mẹ để bày tỏ sự thích thú, hài lòng và giao tiếp với bố. Do vậy có nhiều em bé sau khi chào đời, mặc dù rất "quấn" mẹ nhưng mỗi lần quấy khóc chỉ cần nghe bố hát bài hát quen thuộc trẻ sẽ lăn ra ngủ ngay lập tức. 
 
- Tốt cho sức khỏe thai nhi và giúp em bé an tâm hơn
 
Các chuyên gia tâm lý tại một trường Đại học Trung Quốc cho biết: Khi còn ở trong bụng mẹ, thai nhi thường dị ứng với những âm thanh và tiếng động mạnh, làm tăng nguy cơ bị động thai. Vì thế bé rất thích nghe giọng nói trầm ấm với ngữ điệu uyển chuyển của bố.
 
Bé thích nghe giọng nói trầm ấm của bố
Các chuyên gia tâm lý khuyên các bố nên dành nhiều thời gian để trò chuyện và giao tiếp với thai nhi, như thế vừa tốt cho sức khỏe em bé vừa là cách tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa hai bố con ngay từ khi em bé còn ở trong bụng mẹ. 
 
- Rất có lợi cho sự phát triển tâm lý và tình cảm của bé sau này
 
Bố giao tiếp với bé thường xuyên tốt cho sự phát triển tâm lý và tình cảm của bé
Nếu bé thường xuyên được trò chuyện và giao tiếp với bố mỗi ngày, thông qua thính giác và xúc giác bé có thể cảm nhận được thế giới của bé không chỉ có mẹ mà còn có cả bố. Theo các chuyên gia tâm lý thì điều này sẽ có lợi cho sự hình thành và phát triển tâm lý và tình cảm của bé ngay khi còn trong bụng mẹ. Đây cũng là cách để bố tạo mối liên kết đặc biệt với bé. 
 
- Tốt cho sự hình thành nhân cách và lối sống lành mạnh cho bé
 
Trò chuyện với thai nhi giúp vợ thoải mái hơn
Bố thường xuyên dành thời gian trò chuyện và giao tiếp với bé. Điều này sẽ khiến mẹ vô cùng thoải mái và hạnh phúc vì được chồng quan tâm. Từ đó càng thêm yêu thương, chiều chuộng bố và em bé trong bụng hơn. Như vậy, sự kết nối đặc biết giữa bố và thai nhi đã tạo cho không khí gia đình luôn ngập tràn yêu thương và tiếng cười, giúp em bé cảm nhận được không khí gia đình hạnh phúc. Đây là nền tảng quan trọng cho việc hình thành nhân cách và lối sống lạnh mạnh cho bé sau này. 
 
- Trẻ sẽ có tư duy và tư chất tốt hơn
 
Để tạo sự gắn kết đặc biệt với bé, khi trò chuyện hoặc chơi đùa với con bố nên gọi bé với tên gọi gần gũi đáng yêu, thân mật ở nhà như cu tý, bé yêu, cục cưng của bố, thiên thần của bố….
 
Bố có thể chơi trò chơi với bé
Bên cạnh đó ngoài việc trò chuyện, bố cũng có thể chơi trò chơi với bé chẳng hạn như: bé yêu của bố chân con ở đâu, đạp nhẹ cho bố biết nhé! Hoặc cún con của bố hôm nay bố vừa nấu cháo cho mẹ con đấy, con có thấy ngon không?...

 

 
Nếu bố thường xuyên dành thời gian để trò chuyện và chơi đùa với em bé trong bụng mẹ, khi chào đời em bé sẽ gần gũi và thân thiết cũng như yêu bố hơn. Bên cạnh đó, điều này rất tốt cho việc hình thành tư duy và phát triển trí tuệ của bé sau này. Những em bé được bố quan tâm ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ khi chào đời chúng sẽ có tư duy và tư chất tốt hơn những đứa trẻ cùng tuổi khác. 
 

13. Tạm biệt cuộc sống tự do

Khi chưa có con, bạn có thể tha hồ tận hưởng những bữa tiệc thâu đêm cùng bạn bè hay những bữa tối lãng mạn ở nhà hàng. Nhưng khi làm cha, bạn phải tạm biệt những thú vui đó, bạn sẽ phải dành nhiều thời gian để chăm sóc vợ và chăm con. Hơn nữa, gánh nặng về tài chính của gia đình sẽ khiến bạn không còn thời gian để nghỉ ngơi và vui chơi như trước kia nữa.
 

14. Làm “mẹ” cùng nàng

 
Cho con bú sữa, thay tã cho con, ru con ngủ, chăm con ốm….đó là công việc thường ngày của người mẹ. Nhưng nếu bạn là một ông bố mẫu mực, có trách nhiệm và biết chia sẻ thì đừng ngại làm những việc trên nhé. Vì đó là cách để tạo tình cảm cha con và chia sẻ gánh nặng và trách nhiệm nuôi con với người vợ của mình. 
 

15. Tạm biệt những giấc ngủ dài

Tiếng khóc đêm của con, con ốm, vợ cần được nghỉ ngơi đó là lý do khiến bạn không thể nằm duỗi chân ngủ từ tối cho đến sáng hôm sau. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, bạn có thể ngủ bù khi rảnh rỗi. Và quan trọng hơn cả, nhìn thiên thần bé nhỏ khôn lớn từng ngày, bạn sẽ thấy những hy sinh của mình thật xứng đáng.
 

16. Có nên trông cậy vào người thân

 
Nếu bạn nghĩ rằng có thể nhờ người thân nuôi dạy con thì bạn nên suy nghĩ lại. Vì mỗi người trong nhà bạn sẽ có một phương pháp nuôi dạy con khác nhau. Vì thế đừng hy vọng và trông chờ sự giúp đỡ của người thân. Nuôi dạy con là trách nhiệm và nghĩa vụ của hai vợ chồng bạn mà thôi.
 

17. Vợ bạn sẽ thay đổi

Khi mang thai, ốm nghén thai kỳ, những thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể cùng với sự lớn lên từng ngày của em bé trong bụng. Cô ấy sẽ không còn là một cô gái mảnh khảnh, dịu dàng như trước kia nữa. Vóc dáng thay đổi, tình tình cũng thay đổi, cô ấy sẽ thường xuyên cáu gắt, mệt mỏi… đó là điều bạn phải chấp nhận.
 

18. Tận hưởng niềm vui khi được làm bố

 

Nuôi con đầu lòng luôn là một trải nghiệm đặc biệt dành cho những ông bố trẻ. Dẫu biết rằng, cuộc sống của một người bố luôn đầy những khó khăn vất vả. Nhưng sẽ không ít niềm vui và niềm hạnh phúc khi bạn thấy con khỏe mạnh, khôn lớn từng ngày.
 

19. Ngôi nhà của bạn sẽ trở nên bừa bộn

 
Quần áo, tã lót của con phơi khắp nơi, nhà cửa không được dọn dẹp gọn gàng như trước. Lúc này, bạn không thể chờ đợi vào sự giúp đỡ của vợ mà chính bạn sẽ là người thu dọn mớ hỗn độn đó. Vì khi có con, vợ bạn sẽ không còn thời gian để chăm lo nhà cửa. Thay vì than vãn, trách móc hãy chia sẽ công việc nhà với cô ấy. 
 

20. Bất đồng về cách nuôi dạy con
 

Khi bất đồng về cách nuôi dạy con, chồng nên ngồi lại cùng vợ để tìm giải pháp tốt nhất
Bất đồng trong cách nuôi dạy con cái là điều mà các cặp vợ chồng trẻ luôn gặp phải. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ý kiến của bạn hoàn toàn đúng còn cô ấy là sai. Những lúc như vậy, hai người nên lắng nghe ý kiến của nhau, rồi từ đó tìm ra cách thích hợp nhất để chăm sóc em bé của bạn khôn lớn, khỏe mạnh từng ngày.
 

21. Con của bạn sẽ khóc rất nhiều

 
Trẻ sinh ra, ngôn ngữ giao tiếp chính là tiếng khóc, bé khóc khi đói, khóc khi đau, khóc khi buồn, khóc khi sợ hãi. Làm cha mẹ nghĩa là bạn sẽ phải sống chung với tiếng khóc của con. Khi bé khóc đừng quát mắng, hay giận dữ mà nên lắng nghe, tìm hiểu xem bé muốn gì? Nếu bạn hiểu được tiếng khóc của con, đáp ứng được mong muốn của trẻ, bé sẽ ngừng khóc.
 

21. Cuộc sống vẫn thế chỉ có bạn là thay đổi

 
Có con, cuộc sống của người đàn ông sẽ thay đổi rất nhiều
Có con là một sự kiện lớn trong cuộc đời bạn nhưng cuộc sống xung quanh của bạn vẫn không có gì thay đổi. Bạn vẫn phải đi làm, vẫn phải giải quyết những công việc giang dở và vẫn bị xếp kỷ luật nếu không hoàn thành công việc đúng thời hạn. Có con có nghĩa là cuộc sống của bạn sẽ bị đảo lộn. Mọi thứ vẫn như thế, chỉ có cuộc sống của bạn là thay đổi.
 

22. Đưa vợ đi khám thai định kỳ

 
Chồng nên đưa vợ đi khám thai thường xuyên 
Đây là việc làm cần thiết để theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đồng thời, thường xuyên đi khám thai, giúp phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời.
 
 

23.Chăm sóc chế độ dinh dưỡng

 

Chồng cần quan tâm và chăm sóc khi vợ mang thai
Trong quá trình thai kỳ, đặc biệt giai đoạn đầu mang thai khi mẹ bầu còn đang ốm nghén ăn ít thì chế độ dinh dưỡng cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ và cả sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, trong thời gian này, người mẹ thường hay mệt mỏi, do vậy cần sự hỗ trợ và chăm sóc của chồng. 
 

24. Nói “không” với thức ăn nguội

 
Thời kỳ mang thai, người phụ nữ tránh những thức ăn nguội, như các loại thịt nguội, tránh ăn những thức ăn sống dễ bị vi khuẩn xâm nhập ảnh hưởng không tốt đến em bé trong bụng mẹ.
 

25. Không ăn quá cay

 
Không nên ăn đồ cay nóng dễ bị táo bón và ợ nóng trong thai kỳ
Những gia vị cay, nóng như ớt, hạt tiêu, gừng, giềng… mẹ bầu nên hạn chế ăn. Ớt có chứa những chất làm tê liệt thần kinh, nên tạo thành những ảnh hưởng nhất định đối với hệ thần kinh của thai nhi. Riêng đối với những chị em có bánh nhau ngả trước, tuyệt đối không nên ăn ớt trong suốt thai kỳ.
 

26. Không dùng thuốc tùy ý

 
Trong quá trình mang thai, người phụ nữ không nên dùng thuốc khi chưa có chỉ định của y bác sĩ. Khi mẹ bị bệnh hãy đến tham vấn ý kiến của bác sĩ để có lời khuyên và chỉ định chính xác nhất.
 

27. Tạo môi trường sống trong lành cho mẹ

 
Thời gian này, người chồng nên chú ý đến môi trường sống của vợ, không cho vợ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, những nơi khí chất độc hại hay các nơi công cộng ồn ào. . . Vì những thứ này có làm cho thai nhi bị đột nhiên biến dạng và có hại cho cả hai mẹ con.
 
 

28. Không cho vợ làm việc nặng

 
Bạn tuyệt đối không cho vợ làm việc quá sức hay bê vác những thứ nặng, đặc biệt là vào tháng cuối của thời kỳ có thai, điều này gây nguy hiểm cho cả 2 mẹ con.
 

29.Không giao hợp 3 tháng đầu và cuối thai kỳ

Không nên quan hệ vợ chồng ở 3 tháng đầu thai kì vì đây là giai đoạn nhạy cảm sẽ dễ gây ra những ảnh hưởng xấu nếu quan hệ không đúng cách như động thai,  hoặc sảy thai...
 
Không nên quan hệ vợ chồng ở những tháng cuối thai kỳ dễ bị sinh non
Trong 3 thái cuối thai kỳ, người chồng nên kiềm chế ham muốn, tránh giao hợp để khỏi làm vỡ túi nước ối và gây nhiễm trùng ảnh hưởng đến người mẹ và thai nhi. 
 

30. Luôn sát cánh bên vợ

 
Trong quá trình thai kỳ, người vợ có những biến đổi về mặt thể chất và cả tâm lý, vì vậy người chồng hãy luôn gần gũi, tiến hành thai giáo cùng vợ, lắng nghe thai máy, trò chuyện với thai nhi… Những hành động này giúp vợ giảm bớt tâm lý sợ hãi, lo lắng, cô đơn.
 
Khi vợ có bầu các ông chồng nên thuộc lòng những vấn đề trên để “giữ lửa” cho cuộc hôn nhân của mình. Bằng những cách quan tâm, chia sẻ và cảm thông trên đây, bạn sẽ là một ông chồng mẫu mực, một người cha tốt đó. Cùng ĐYTP giúp đỡ mẹ bầu vượt cạn và có khoảng thời gian sau sinh tuyệt vời nhé.

 


   Nguyên nhân và cách khắc phục bị chuột rút khi mang bầu

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU