Đông Y thái phương
Đau đầu khi mang thai là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ trong quá trình thai nghén, đặc biệt là ở mùa hè nóng nực sắp tới. Nó khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoặt hằng ngày cũng như sức khỏe của bà bầu.


Đau đầu khi mang thai
 

1. Nguyên nhân dẫn đến đau đầu khi mang thai

Nhiều chị em bị đau đầu khi mang thai, hay nhức đầu, đau nửa đầu gây khó chịu và mệt mỏi. Nhiều mẹ bầu cũng lo lắng rằng điều này sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy nguyên nhân của việc mẹ bị đau đầu khi mang thai là gì?

Nội tiết tố thay đổi:
  • Dưới ảnh hưởng của nồng độ tiết tố cao hơn, các mạch máu sẽ co lại và gây ra đau đầu. Ngoài ra sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ khiến phụ nữ dễ mệt mỏi, cáu gắt và gây đau đầu.
 

Do bị bệnh:

  • Thai phụ mắc các bệnh như viêm xoang, cảm cúm khi mang thai , bị chứng huyết áp thấp hay bị đau nửa đầu trước khi mang thai, bị đau hoặc bị căng cơ ở vùng lưng, cổ và đầu, …cũng sẽ gây đau đầu và mệt mỏi cho thai phụ.
 

Không ăn uống đủ chất

 
  • Thai phụ không ăn uống sẽ khiến cho lượng đường trong máu có thể bị hạ thấp (hạ đường huyết) kèm theo đó là hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu hoặc ngất xỉu.
  • Thai phụ bị thiếu nước cũng gây ra những ảnh hưởng tương tự như thiếu lượng đường trong máu.
 đau đầu khi mang thai

Thiếu máu:

  • Thai phụ thường dễ gặp phải tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Khi bị thiếu máu, lượng oxy tới não và các cơ quan khác và khi đó sẽ khiến cho thai phụ cảm thấy đau đầu và choáng váng.
 

Đứng lên quá nhanh:


  • Khi ngồi, máu dồn lại ở phần dưới cơ thể. Nếu đứng lên quá nhanh thì cơ thể không kịp điều chỉnh, lượng máu trở về tim sẽ không đủ  và sau đó là huyết áp giảm xuống nhanh chóng gây ra hiện tượng choáng hoặc hoa mắt. Điều này không chỉ xảy ra ở những người mang thaimà còn xảy ra ở tất cả mọi người.
 

Nằm ngửa:

 
  • Trong giai đoạn thai kỳ tử cung sẽ lớn dần lên và có thể làm chậm sự lưu thông máu ở chân và nằm ngửa sẽ khiến cho vẫn đề này trở nên trầm trọng hơn. Điều này xảy ra do tử cung phát triển chèn ép lên các tĩnh mạch chủ dưới và các tĩnh mạch khung chậu.
  • Phụ nữ mang thai khi nằm ngửa sẽ khiến cho nhịp tim tăng, huyết áp giảm và cảm thấy đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và đôi khi là buồn nôn.

Đau đầu khi mang thai do thay đổi thời tiết:


  • Khi thai phụ tắm nước nóng hoặc ở trong thời tiết nóng trong một thời gian lâu có thể làm cho các mạch máu bị giãn ra gây hạ huyết áp và gây đau đầu, chóng mặt.

Các nguyên nhân khác:

 
  • Tăng cân: Việc tăng cân sẽ khiến các bà bầu cảm thấy nặng nề, mệt mỏi dẫn đến căng thẳng.
 
  • Stress: Tiếng ồn rồi những căng thẳng trong công việc cũng gây ra nhức đầu cho không ít bà bầu.
 
  • Dấu hiệu của tiền sản giật: Đau đầu cũng là dấu hiệu cảnh báo thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật.
 
Ngoài ra khi thai phụ thường xuyên sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, cafein,…), thở quá nhanh, dị ứng, làm việc nặng nhọc, thiếu ngủ cũng sẽ gây đau đầu



đau đầu khi mang thai

2. Cách điều trị đau đầu khi mang thai

Nếu cần một đáp án về việc chữa chứng đau đầu khi mang thai, có lẽ lời khuyên tốt nhất dành cho bạn đó là đến khám và tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Như migrin.vn đã cảnh báo về những tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh đau đầu với sức khỏe thai nhi, bạn tuyệt đối không được dùng thuốc hoặc các sản phẩm không rõ nguồn gốc một cách tùy tiện.

Nên chú ý đến việc phòng ngừa đau đầu khi mang thai hàng ngày. Những điểm gợi ý sau có thể giúp bạn:

•             Lập nhật kí đau đầu: Một cuốn sổ ghi lại những yếu tố có thể gây ra cơn đau như các đồ ăn chứa nhiều nitrat, nitrit (xúc xích, các loại thịt chế biến sẵn,…), các loại hoa quả hoặc đồ ăn khác.

•             Hãy chú ý đến chế độ ăn hàng ngày: Nhớ rằng không để cơ thể rơi với tình trạng quá đói, chúng có thể làm giảm đường huyết trong máu dẫn đến cơn nhức đầu. Với phụ nữ mang thai, nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ với thời gian gần nhau để không bị đói.

•             Cố gắng nghỉ ngơi điều độ: Không chỉ phụ nữ mang thai mới nên chú ý đến điểm này mà mọi người đều nên cố gắng săp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Không thức khuya quá nhiều, cũng không nên dậy quá muộn, tốt nhất là duy trì nhịp sinh học không có sự thay đổi quá đột ngột.

•             Tập thể dục thường xuyên: Các bài tập cho bà bầu không những cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn giúp phòng chứng đau đầu khi mang thai hiệu quả. Bạn nên thử các bài tập đơn giản, hoặc tốt nhất là các động tác như thiền hoặc yoga cho phụ nữ mang thai.

•             Uống nhiều nước: Cung cấp cho cơ thể đủ nước có thể giúp bạn luôn ở thể trạng tốt nhất, hơn cả tác dụng chữa bệnh đau đầu, thói quen uống nhiều nước giúp việc sinh nở dễ dàng hơn.

•             Massage trị đau đầu: Không ngạc nhiên khi các động tác massage tốt cho phụ nữ  có thai. Chúng giúp thư giãn các cơ, giảm mệt mỏi và hỗ trợ điều trị bệnh đau đầu rất tốt.

Trên đây, là những điều cần chú ý về bệnh đau đầu khi mang thai. Nó có thể không phải là một triệu chứng nguy hiểm nhưng lại tiểm ẩn nhiều nguy cơ kèm theo, chính vì vậy hãy chú ý hơn một chú nhé!

3. Đau đầu khi mang thai có ảnh hưởng đến mẹ và bé?

Chứng đau đầu khi mang thai thường “hành hạ” mẹ bầu vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Không ít mẹ bầu nghĩ rằng đây chỉ là triệu chứng bình thường và bỏ qua nhanh chóng. Tuy nhiên, mẹ bầu có biết đau đầu thai kỳ báo hiệu nguy cơ tiền sản giật, biến chứng xảy ra đa số khi mang thai 3 tháng đầu
 
 
Chứng tiền sản giật ở phụ nữ mang thai vô cùng nguy hiểm cho cả bạn và thai nhi. Đối với thai nhi có thể gây suy dinh dưỡng dẫn tới dấu hiệu sảy thai, sinh non. Đối với thai phụ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẩn đến co giật, hôn mê, phù phổi cấp, suy tim cấp, hoặc xuất huyết não gây tử vong.

Đi kèm với đau đầu khi mang thai, đó là chứng cao huyết áp, sưng phù cơ thể, thừa protein trong nước tiểu. Nếu không điều trị và cải thiện kịp thời, tình hình sẽ trở nên nguy hiểm khi mẹ bầu tiến về 3 tháng cuối.

Tác dụng phụ của đau đầu khi mang thai là mệt mỏi khi mang thai ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt, lối sống và cả chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Theo đó, sức khỏe của bầu và cả sự phát triển của thai nhi bị tác động không tốt.


đau đầu khi mang thai


4. Những thức phẩm giúp mẹ bầu giảm đau đầu khi mang thai

Sữa tươi ít béo

Chứa nhiều khoáng chất quan trọng như canxi và kali, sữa tươi ít béo bổ sung độ ẩm cần thiết cho cơ thể, còn giúp bù đắp và cân bằng chế độ dinh dưỡng quá nhiều sodium hay muối. Uống 2 ly sữa mỗi ngày giúp cải thiện huyết áp và giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Sẽ giúp mẹ bầu tràn đầy năng lượng, giảm mệt mỏi và đau đầu khi mang thai.

Cá béo

Thực phẩm giúp giảm đau đầu đa phần chứa nguồn dồi dào vitamin B và a-xít folic. Vì vậy, bà bầu nên chịu khó ăn các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ. Loại cá béo này cũng giúp giảm sưng, viêm, tăng gấp đôi khả năng ngăn ngừa chứng đau đầu.

Đậu trắng

Đậu trắng, giàu magiê, là nguồn thực phẩm chống đau đầu hiệu quả vì tác dụng chống co cơ và các mạch máu gây nhức đầu, mệt mỏi. Gợi ý thực phẩm giàu magiê: Chuối, hạnh nhân, bơi, rau bina và quả mơ.

Quả anh đào

Không thể phủ nhận lợi ích của trái cây đối với bà bầu, trong đó anh đào là loại trái cây thích hợp giúp giảm đau đầu hiệu quả. Chứa hợp chất chuyển đổi thành oxit nitric trong máu, đó là lý do anh đào có thể ngăn ngừa đau đầu khi mang thai. Thực phẩm tương tự: Củ cải đường.

Dưa lưới

Chứa nhiều nước và potassium, dưa lưới  giúp chống lại cơn đau đầu khi mang thai hiệu quả. Mỗi quả dưa lưới chứa 66mg magiê, khoảng 16% nhu cầu cần thiết hằng ngày.

Khoai tây

Khoai tây là loại củ chứa rất nhiều potassium, có thể chữa đau đầu do thiếu nước. Mỗi củ khoai tây chứa 25% nhu cầu hằng ngày của bạn.


>> XEM THÊM :
 Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu


HY VỌNG BÀI VIẾT TRÊN HỮU ÍCH CHO CHỊ EM. CHÚC MẸ VÀ BÉ LUÔN KHỎE MẠNH!.


ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU