Đông Y thái phương

      Khái niệm về viêm xoang mũi:


Viêm xoang thực chất là các hốc rỗng chữa khí có cấu trúc và kích thước to nhỏ, nông sâu khác nhau nằm bên trong hộp xương sọ mặt, sau hai má, trán, sau vùng giữa rễ mũi và mắt.

Viêm xoang mũi là bệnh mà màng niêm mạc lót trong lòng các hốc xoang bị nhiễm trùng, siêu vi trùng hoặc do dị ứng trở nên phù nề tăng tiết dịch, dịch loãng, rồi đặc hoặc hóa mủ, đường kính các lỗ xoang viêm trở nên càng nhỏ và dễ tắc. Mủ và dịch viêm không qua được lỗ thông gây nên hiện tượng ứ đọng ô nhiễm trong xoang, đồng thời gây phù viêm niêm mạc hốc mũi. Bệnh lý luôn xảy ra ở 2 vùng kề cận.



Viêm xoang mũi là bênh khá phổ biến hiện nay đặc biệt là sự biến đổi khí hậu cũng như tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng làm số lượng người bị viêm mũi dị ứng ngày một nhiều hơn.
Đây là bệnh được khá nhiều người quan tâm và được coi như là chứng bệnh gây tốn kém nhất cho xã hội về thời gian điều trị, tiền bạc cũng như ảnh hưởng tới sức lao động của con người.


Nếu không được chữa trị kịp thời và dứt điểm nó có thể biến chứng gây ra các loại xoang khác như: viêm xoang hàm, viêm xoang bướm, viêm xoang trán,....

      I) Triệu chứng và nguyên nhân gây ra viêm xoang mũi

      Nguyên nhân viêm xoang mũi:

  • Bụi nhà, lông vũ, phấn hoa, nấm mốc, côn trùng, khói thuốc lá, thuốc lào, các loại hóa chất, các loại mỹ phẩm, các loại sơn, vôi, ve…
  • Do ô nhiễm môi trường



  • Các nhân tố khác như độc tố của vi khuẩn, nấm do các nhiễm trùng mạn tính (lò viêm) ở xoang mũi, amiđan, răng, lợi miệng…
  • Do cấu trúc bất thường của vách ngăn, cuốn mũi, mỏm móc góp phần làm tăng lên sự bít tắc thông khí giữa mũi và xoang.
  • Do bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
  • Những sợi nhung mao hoạt động không tốt thì nước mũi bị đọng lại trong xoang cũng có thể gây nên bệnh viêm xoang mũi. Hoặc làm cho nước mũi đặc hơn bình thường, nếu nó đọng lại trong xoang và đọng trong một thời gian dài thì dễ gây bệnh viêm xoang mũi. Hiện tượng này có thể nói là do niêm mạc bị sưng.
  • Hoặc bị di chứng sau khi phẫu thuật làm cho nghẽn xoang. Hay do bẩm sinh miếng sụn trong mũi phân chia thành mũi phải và trái không nằm ngay chính giữa mà cong qua trái hoặc phải làm cho lỗ thông bị nghẽn gây ra viêm xoang.

      Triệu chứng viêm xoang mũi:

  • Chảy dịch:
Tình trạng chảy dịch là dấu hiệu thường thấy ở bệnh nhân viêm xoang mũi. Triệu chứng này này khiến người bệnh luôn phải khụt khịt ở mũi hoặc cảm giác vướng nhầy nơi cổ họng muốn khạc nhổ. Tùy theo mức độ bệnh mà dịch chảy nhiều hay ít, dịch nhầy này thường có màu trắng đục, vàng nhạt hoặc xanh, mùi hôi…
 
Tùy vào vị trí xoang mà dịch có thể chảy ra phía mũi hoặc chảy xuống cổ họng. Viêm xoang trước thì dịch sẽ chảy ra mũi, viêm xoang sau dịch chảy xuống cổ họng, điều này đồng nghĩa với việc có thể kéo theo các bệnh viêm amidan, viêm họng.

  • Nghẹt mũi:
Triệu chứng này có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên mũi, khiến người bệnh luôn khó chịu, thậm chí phải thở bằng miệng, ảnh hưởng đến hô hấp.
  • Điếc mũi:
Sau nghẹt mũi sẽ là hiện tượng điếc mũi, suy giảm thính lực, khó ngửi được mùi, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Ăn ngủ kém khiến cho sức đề kháng giảm, bệnh càng nặng hơn.
  • Đau nhức:
   Đây được xem là biểu hiện điển hình của bệnh viêm xoang. Vùng đau nhức tùy thuộc vào vị trí hốc xoang bị viêm nhiễm.

      Một số triệu chứng thường gặp khác:

  • Đau họng và khạc đàm kéo dài.
  • Ho khan.
  • Cảm giác giống người bị trầm cảm kéo dài.
  • Bị rối loạn giấc ngủ có thể gây hiện tượng ngáy.
  • Mất mùi, mất vị giác khó tập trung.
  • Ngứa đỏ, chảy nước mắt, phù nề thâm quầng mí mắt.

      II) Sự nguy hiểm của viêm xoang mũi:

      Dẫn đến bệnh tai mũi họng:

  • Khi bị viêm xoang, dịch nhầy tiết ra không được lưu thông đào thải, lan chảy xuống các vùng lân cận gây kích thích trực tiếp và dẫn đến các chứng bệnh viên mũi và bệnh tai mũi họng khác nhau. Dịch mũi đặc có thể thông qua họng  và tiểu quản giữa tai gây phù nề, gây viêm, tắc nghẽn và gây ra chứng bệnh viêm tai giữa hay viêm tai giữa có mủ…
  • Đồng thời hiện tượng truyền nhiễm trên còn có thể gây ra viêm vòm họng, viêm amidan, viêm mũi mạn tính… và các bệnh lý tai mũi họng khác gây nguy hại cho sức khỏe người bệnh.

      Biến chứng bệnh toàn thân:

  • Theo bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, khi bị viêm xoang, ống bạch huyết của khoang và xoang mũi trực tiếp đưa các chất gây viêm nhiễm đến các cơ quan tổ chức khác gây các bệnh lý truyền nhiễm trong cơ thể và một số bệnh bệnh tim, thấp khớp, bệnh thận và các bệnh hệ thần kinh khác.

      Dẫn đến biến chứng vùng não:

  • Viêm xoang mãn tính nhiều trường hợp gây triệu chứng áp xe màng não ngoài tuy không điển hình và khó chẩn đoán. Xảy ra hiện tượng này người bệnh xuất hiện triệu chứng đau đầu tăng, buồn nôn, nôn ói, sốt, kích thích màng não.
  • Nhiều trường hợp nặng có thể xuất hiện triệu chứng tê liệt cơ mặt, chi trên co giật, khi áp xe bị vỡ có thể gây viêm màng não mủ.

      Dẫn đến viêm xương tủy:

  • Viêm xoang mũi mãn tính kéo dài có thể dẫn đến viêm xoang trán, xoang sàng trước - sau, xoang hàm trên và xoang bướm. Viêm xương tủy có triệu chứng đau vùng xoang áp, đi kèm là triệu chứng đau đầu rõ rệt. Nếu bị viêm xương tủy kéo dài không khống chế có thể xuất hiện nước mũi đặc màu vàng xanh, khi tiến hành chụp X- quang cho thấy độ hiển thị kết cấu xương không rõ ràng, có thể gây ra tình trạng hoại tử xương, tạo thành tổn hại và dị tật đến thành xoang.

      III) Cách phòng ngừa bệnh viêm xoang mũi:

      Các biện pháp phòng ngừa:

  • Khi ra ngoài đường bụi bặm nên đeo khẩu trang, nên sử dụng khẩu trang y tế. Môi trường xung quanh dọn cho sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải.
  • Khi bị tắc mũi, nghẹt mũi không nên dùng các loại tinh dầu quế, hồi để làm cao xoa cho trẻ vì sẽ gây kích thích xung huyết da và niêm mạc đường hô hấp của trẻ.
  • Đối với những người mẫn cảm cần chú ý tránh xa các dị nguyên gây dị ứng. Không nên cho tay vào ngoáy mũi vì dễ dàng cho vi trùng vào bên trong khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng.
  • Khi đi tắm hoặc đi bơi nếu nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước ra ngoài.
  • Không dùng chung vật dụng đối với những người bị viêm xoang.
  • Khi có các triệu chứng ban đầu của viêm xoang cần đến các trung tâm y tế để thăm khám cũng như điều trị bệnh kịp thời.

      IV)Một số lưu ý và các cách điều trị bệnh viêm xoang mũi

      Cách trị viêm xoang mũi tại nhà:

  • Xông hơi với nước nóng nhằm “duy trì nhu động cho nhung mao niêm mạc xoang, giúp chất nhớt lưu thông và các xoang được dẫn lưu”. Có thể thực hiện điều này bằng một trong 2 cách sau :

·         Đứng dưới vòi sen nước ấm khoảng 5 – 10 phút, 2 lần/ngày. Điều này đem lại hai lợi ích là vừa được tắm sạch người, vừa được hít hơi nóng làm thông xoang, thông mũi.

·         Xông hơi nước nóng: lấy một tô nước nóng tỏa hơi, đầu phủ một chiếc khăn tắm tạo ra như một chiếc “lều” để hơi nước nóng không thoát ra bên ngoài mà tập trung vào một khu vực.


  • Tăng độ ẩm không khí: không khí trong nhà nên duy trì một độ ẩm nhất định bằng máy tạo độ ẩm và phải làm sạch máy 1 lần/tuần để khử nấm mốc giúp ngăn vi khuẩn phát triển và phòng ngừa viêm xoang.
  • Rửa hốc mũi bằng nước muối sinh lý cũng là cách trị viêm xoang mũi: người bị viêm xoang nên rửa từng bên lỗ mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% bán tại các cửa hàng thuốc hay tự pha một muỗng cafe muối với 2 tách nước ấm + một ít bicarbonat bằng cách sau: Rót nước muối pha vào một chén miệng đủ rộng, ngửa đầu ra sau, bịt một bên lỗ mũi, hít nước muối vào lỗ mũi bên kia, rồi nhẹ nhàng hỉ mũi ra. Ðổi bên lỗ mũi và lập lại động tác này.



  • Hỉ mũi đúng cách là điều quan trọng trong cách điều trị viêm xoang mũi: người bị viêm xoang thường sụt sịt do cảm thấy chất nhớt tiết ra, để giúp chất nhớt thoát ra khỏi xoang nên hỉ mỗi lần từng bên lỗ mũi, như vậy sẽ dễ dàng tống vi khuẩn ra ngoài hơn vì hỉ hai bên mũi cùng lúc có khả năng làm tăng áp suất ở tai trong, đưa ngược vi khuẩn vào sâu hơn trong xoang.

      Sử dụng thuốc đặc trị:



      Chỉ định: Các chứng về mũi xoang do phong hàn, phong nhiệt, thấp nhiệt độc, các chứng khái thấu, đàm ẩm, suyễn tức.
Các chứng viêm mũi xoang dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính, chảy nước mũi trong hay đục, hắt hơi, polipe mũi, ngạt mũi, ngứa mũi, viêm VA (chảy nước mũi ở trẻ em), ho khan hay ho có đờm.

      Dạng bào chế: Dung dịch nhỏ 0,5 %.

      Qui cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 10 ml.

      Thành phần: mỗi lọ 10 ml gồm: Bách thảo sương: 0,05g , bạch phàn: 0,05g , Hoàng bá nam: 0,10g , lục phàn: 0,05g, thanh đại: 0,10g, nhân trung bạch: 0,10g, mai hoa: 0,025g.

      Công dụng: Thông kinh, hoạt lạc, hành khí, hoạt huyết, thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp; thanh phong nhiệt, giáng hỏa, táo thấp hóa đờm, thông khiếu, chỉ khái; hành khí, hoạt huyết, lương huyết, chỉ huyết; lợi thấp, tiêu thũng, chỉ thống; tiêu tích sát trùng, bổ can phế thận, kiện tỳ vị.


      Tránh tiếp xúc với tác nhân gây kích thích

Xét về mặt khoa học thì việc điều trị giúp tránh các tác nhân gây kích thích và kiểm soát môi trường sống. Bạn có thể thực hiện một số cách sau:
  • Đeo khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội sạch sẽ sau khi ra bên ngoài trời.
  • Vệ sinh nhà cửa và các đồ dùng trong nhà sạch sẽ và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
  • Không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải.
  • Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà
  • Hạn chế chơi thú bông nếu trẻ bị dị ứng.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa hoặc các chất nặng mùi khác.
  • Nếu bị dị ứng nghề nghiệp, nếu không thể đổi nghề, người bệnh nên dùng khẩu trang, mặt nạ hoặc sử dụng các vật liệu thay thế.

      Lưu ý những đối tượng sau đây rất dễ bị viêm xoang mũi:

  • Người có bất thường trong cấu trúc mũi xoang như có khối u bướu trong mũi, xoang, vẹo vách ngăn mũi…
  • Mẫn cảm với chất aspirin gây ra các triệu chứng hô hấp.
  • Khi mắc các căn bệnh như HIV, xơ nang… sẽ gây rối loạn, suy giảm hệ thống miễn dịch, dễ bị vi khuẩn tấn công hơn.
  • Những người làm công việc thợ mộc, thợ xây hay công nhân vệ sinh… do hít phải nhiều bụi, chất thải cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm xoang.
  • Môi trường sống ẩm thấp, thiếu vệ sinh, có chứa quá nhiều bụi bặm, nấm mốc…
Nên sử dụng phương pháp đông y chữa bệnh do  phương pháp dân gian và phương pháp Tây y còn tồn tại nhiều hạn chế, không giải quyết được tận gốc căn nguyên bệnh, không có cơ chế ngăn ngừa bệnh tái phát.

Hay nói cách khác, tây y chỉ điều trị triệu chứng không giải quyết được môi trường nội tại hình thành bệnh viêm xoang.
 

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU