Đông Y thái phương
Sinh mổ là điều khiến hầu hết các mẹ bầu lo lắng và không có mấy thiện cảm về việc này. Bởi sức khỏe của cả mẹ và bé đều bị ảnh hưởng không tốt. Vậy trường hợp như thế nào thì mẹ bầu nên sinh mổ và khi sinh mổ cần chú ý những điều gì?

 Những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh: http://dongythaiphuong.com/cam-nang-mang-thai/dau-hieu-chuyen-da-de-nhan-biet-nhat-3103.html

1.Những trường hợp mẹ bầu nên sinh mổ

Suy thai: Theo The Health Site, trong phòng sinh, bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra sức khỏe của người mẹ như theo dõi nhịp tim, chuyển động của thai nhi.
Nếu trong quá trình theo dõi, có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như nhịp tim thấp có thể là do bé không nhận đủ oxy trong tử cung. Vấn đề này có thể gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến em bé. Lúc này, bác sĩ sẽ phải mổ lấy thai khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho bé.
Ngoài ra, nếu nước ối có phân su, thai nhi dễ bị nhiễm độc nước ối, không tốt cho phổi và hệ hô hấp của bé. Trường hợp này thai phụ cũng phải được mổ gấp.

Sinh non: Nếu những cơn chuyển dạ diễn ra sớm trước 37 tuần thì thông thường thai nhi sẽ có vấn đề bất thường nào đó và trường hợp này cũng sẽ được chỉ định đẻ mổ cấp cứu.

Đa thai: Phụ nữ mang thai đôi, ba có thể gặp khó khăn trong việc sinh thường vì vậy những trường hợp này thường được chỉ định sinh mổ. Những ca sinh đôi còn có thể đẻ thường nhưng khi mang bầu 3-4 thai thường được chỉ định đẻ mổ trước ngày dự sinh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Tiền sản giật: Đây là biến chứng của căn bệnh cao huyết áp trong thai kỳ. Tình trạng này cản trở việc cung cấp máu và oxy từ nhau thai đến em bé. Những trường hợp mẹ bị tiền sản giật nên được sinh mổ để đảm bảo an toàn.

U xơ tử cung:  là căn bệnh gây cản trở cho việc sinh nở tự nhiên. Dù thai kỳ có khỏe mạnh thì lựa chọn mổ lấy thai vẫn là sáng suốt nhất.

Rau tiền đạo: Điều này xảy ra khi nhau thai nằm thấp trong tử cung, che kín một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. 1/200 phụ nữ mang thai bị rau tiền đạo trong tam cá nguyệt thứ 3 (ba tháng cuối thai kỳ). Việc điều trị bao gồm nghỉ ngơi và theo dõi thường xuyên. Nếu gặp phải rau tiền đạo, sinh mổ là điều cần thiết.

Đứt nhau thai: Đây là trường hợp nhau thai bị bong khỏi lớp niêm mạc tử cung. Điều này có thể xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba hoặc khi bạn chuẩn bị chuyển dạ. Đứt nhau thai cản trở sự hấp thụ oxy của bé và có thể phải chỉ định mổ khẩn cấp để cứu em bé.

Đã từng sinh mổ: 90% phụ nữ đã từng sinh mổ lần trước đó sẽ tiếp tục sinh mổ lần sau. Nguy cơ lớn nhất nếu bạn chọn sinh thường là vỡ tử cung, xảy ra ở 0,2-1,5% phụ nữ mang thai. Tham khảo ý kiến của bác sĩ và đảm bảo sức khỏe mẹ bầu hiện tại để lựa chọn cách sinh phù hợp với mình.

Vị trí thai không thuận: Thông thường vị trí của thai nhi trong những tuần cuối thai kỳ là đầu quay xuống dưới, mặt úp vào phía trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nếu em bé nằm ngang hoặc vị trí ngôi mông, bắt buộc phải mổ. Rủi ro sinh thường trong trường hợp này có thể dẫn đến suy thai hoặc em bé không nhận đủ oxy.

Sa dây rốn: Mặc dù hiếm xảy ra, dây rốn có thể trượt qua cổ tử cung và ra ngoài trước khi em bé ra, cản trở quá trình sinh thường. Do vậy, trường hợp này cũng được chỉ định mổ khẩn cấp. Thai nhi quá lớn: Thai nhi quá mức cân nặng chuẩn sẽ rất khó để đi qua khung xương chậu của mẹ khi chào đời, đặc biệt với những em bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ.

Trong trường hợp này kể trên, mẹ thường được chỉ định mổ.

Ngoài ra, một số mẹ bầu có khung xương chậu quá nhỏ sẽ không đủ không gian để thai nhi chui qua đó nên không thể sinh thường.

Các vấn đề sức khỏe khác: Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, bệnh cao huyết áp, u nang buồng trứng, bệnh thận... thì cũng nên cân nhắc chọn lựa phương pháp sinh mổ để tránh những rủi ro có thể gặp phải khi sinh nở.


sinh mổ

2. Những gì diễn ra khi sinh mổ

- Trước khi mổ, bạn sẽ được làm sạch vùng bụng nơi bác sĩ sẽ thực hiện các vết mổ (thường là vùng quanh đường bikini) để phòng ngừa viêm nhiễm có thể gây ra bởi  vô số vi khuẩn sống trên bề mặt da của bạn.

Bạn sẽ được gây tê ngoài màng cứng hoặc gây mê toàn thân. Sau đó, bạn sẽ được gắn ống truyền nước biển (thường là trong khoảng 24 tiếng đồng hồ) để duy trì cho cơ thể không bị mất nước, và một ống thông vào niệu đạo để dẫn thoát nước tiểu (thường sẽ cần cho khoảng 8 tiếng đồng hồ).

Trong trường hợp thật sự khẩn cấp thì các việc cần chuẩn bị cho ca mổ có thể được triển khai chỉ trong vòng vài giây.

Thông thường thì bạn sẽ ở trong phòng mổ lâu nhất là một tiếng đồng hồ. Chỉ trừ khi phải mổ cấp cứu, thường thì người chồng sẽ được khuyến khích ở bên cạnh bạn khi bạn lâm bồn (và tất nhiên sẽ cần tuân theo một số quy định của phòng mổ và mặc thêm áo khoác vô trùng).
Bác sĩ sẽ thực hiện một đường cắt vào vùng bụng (thường là ngang đường bikini, vào trong phần dưới của tử cung).


Em bé được nâng đầu đưa ra qua vết rạch, thường là với sự hỗ trợ của kẹp, và nước ối từ mũi và miệng của bé sẽ thoát ra trước khi người bé được nâng lên hoàn toàn.

Các thao tác đưa em bé ra ngoài diễn ra khá nhanh, trong khoảng 5 đến 10 phút đầu tiên. Sau đó, nhau thai được lấy ra và bạn sẽ được tiêm oxytocin để giúp tử cung co lại và hạn chế mất máu. Phần lớn thời gian của ca mổ là dành cho giai đoạn khâu vết mổ ở tử cung và các lớp khác nhau của mô bụng, cơ và da.

Các em bé sinh bằng phương pháp mổ thường có đầu tròn đẹp hơn so với các bé sinh thường. Tuy nhiên, do không thể tống thải hết lượng chất lỏng từ phổi nhờ vào áp lực phải chịu khi di chuyển qua đường sinh nở thông thường, nhiều em bé sinh mổ có một lượng chất lỏng và nhầy dư thừa trong phổi, và do vậy cần phải được hút ra để giúp bé bắt đầu thở. Tuy nhiên, đây thường không phải là vấn đề phải lo lắng về sau.
Sau đó nhân viên hộ sinh sẽ nhanh chóng bế bé đến để mẹ hoặc ba ôm bé vào lòng.


sinh mổ
 

3. Những điều cần lưu ý khi sinh mổ

Ống thông tiểu

Dù bác sĩ khuyến khích các mẹ nên ngồi dậy và vận động càng sớm càng tốt, nhưng đi lại có thể khó khăn hơn vì ống thông tiểu được đặt vào người cho đến hết ngày đầu sau khi mổ xong.

Vết mổ

Đối với một số mẹ bầu, vết mổ có thể tồn tại rất lâu, thậm chí sau nhiều năm. Tuy nhiên, với một số người khác, vết chỉ là một đường nâu mờ, và nếu không để ý kỹ bạn sẽ chẳng nhận ra được.
Vết mổ có thể lành sau 7 ngày. Do sẹo mổ cắt ngang qua dây thần kinh cảm giác, nên tùy từng cơ địa mổi người, cảm giác đau ở vết mổ có thể kéo dài lâu hơn, thậm chí có người vẫn cảm thấy đau sau 6 tháng.

Lần đầu đi vệ sinh sau sinh

Đi vệ sinh sau sinh có thể trở thành cơn “ác mộng” của nhiều người. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng và sợ hãi đâu, nhiều mẹ vẫn có thể “nhơn nhơn” ngay trong lần đầu đi vệ sinh sau khi sinh mổ. Biết đâu bạn cũng nằm trong số những người may mắn đó đấy.

Đi lại

Trong thời gian hậu sản, các bác sĩ khuyến khích bạn nên đi lại nhiều, để sản dịch có thể thoát ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, bạn không nên đi chơi xa vì sẽ rất mất sức

Trục trặc chuyện “chăn gối”

Nhiều phụ nữ cảm giác sợ hãi khi quan hệ sau sinh, nhất là sinh mổ. Thực tế, sinh mổ hầu như không tác động gì đến “cô bé”, và bạn có thể “yêu” chồng bình thường ngay khi không còn cảm giác đau.

Cảm giác run rẩy

Vài giờ sau khi mổ, thuốc mê sẽ hết tác dụng và nhiều phụ nữ không thể kiểm soát cơn rét run sinh lý.

Chảy máu

Cũng giống như sinh thường, sản phụ sau khi sinh mổ sẽ bị ra máu ở vùng kín trong vài ngày hoặc vài tuần sau đó.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức bạn cần biết khi chọn biện pháp sinh mổ. Chắc chắn nhiều mẹ sẽ rất sợ khi phải thực hiện lần vượt cạn này. Nhưng để mẹ tròn con vuông thì điều này hoàn toàn cần thiết.

Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi sinh mổ lần 2


ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU