Đông Y thái phương
Nhau tiền đạo là hiện tượng nhau thai nằm ngay ngã ba cổ tử cung của người mẹ thay vì nằm ở trên thành tử cung. Nó làm cản ngay “đường ra” của em bé. Vậy trong trường hợp mẹ bầu bị nhau tiền đạo cần phải làm những gì và nó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cả mẹ và em bé chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ trong bài viết  dưới đây

1.Nhau tiền đạo là gì?

Nhau thai là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Thông thường, nhau thai sẽ bám vào mặt trước hoặc mặt sau đáy tử cung. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp nhau thai nằm thấp một cách bất thường, bánh nhau che một phần hoặc che kín toàn bộ cổ tử cung. Trường hợp này được gọi là nhau tiền đạo.

Tùy vị trí nhau thai hình thành, có thể chia thành những loại nhau tiền đạo sau:
– Nhau tiền đạo bám thấp: Phần lớn bánh nhau bám vào thân tử cung, chỉ có một đoạn nhỏ bám vào đoạn dưới tử cung. Nhau bám thấp thường chỉ gây chảy máu nhẹ, nhưng hầu hết sẽ làm vỡ ối sớm.
– Nhau tiền đạo bám bên: Bánh nhau bám vào đoạn dưới nhưng chưa tới cổ tử cung, gây chảy máu âm đạo nhẹ.
– Nhau tiền đạo bám mép: Bờ của bánh nhau sát mép cổ tử cung.
– Nhau tiền đạo bán trung tâm (nhau tiền đạo trung tâm không hoàn toàn) : Bánh nhau che kín một phần cổ tử cung. Khi tử cung mở hết  có thể sờ thấy múi nhau và màng ối.
– Nhau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: Bánh nhau che kín cổ tử cung, loại này thường gây chảy máu nhiều và rất nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu.


nhau tiền đạo

2. Nguyên nhân xuất hiện nhau tiền đạo

Không có một nguyên nhân rõ ràng trong các trường hợp hình thành nhau tiền đạo, nhưng khả năng xuất hiện nhau tiền đạo sẽ cao hơn nếu mẹ bầu nằm trong những trường hợp sau:

– Đã từng xuất hiện nhau tiền đạo trong lần mang thai trước.
– Đã từng sinh mổ.
– Đã thực hiện một số phẫu thuật khác như loại bỏ u xơ, u nang tử cung, nạo phá thai…
– Đã mang song thai hoặc đa thai
– Tiền sử hút thuốc lá
– Thai phụ càng lớn tuổi, nguy cơ thai tiền đạo càng cao
 

3.Ảnh hưởng của nhau tiền đạo đối với mẹ và em bé

 
Đối với Mẹ:

•             Chảy máu nhiều và khó kiểm soát.
•             Phải thay đổi kế hoạch sinh vì mổ lấy thai giờ đây trở thành lựa chọn duy nhất.
•             Sinh non và những rủi ro liên quan.
•             Trong trường hợp nặng, có thể cần phải cắt bỏ tử cung nếu nhau thai không chịu tách ra khỏi lớp niêm mạc tử cung.
•             Sốc do mất máu.

Đối với em bé:

•             Sinh non và những rủi ro liên quan.
•             Thiếu oxy với khả năng tổn thương não và tử vong.
•             Mất máu.


4. Cần phải làm gì khi đuợc chẩn đoán nhau thai tiền đạo?


Nếu có ra huyết âm đạo: Cần phải vào bệnh viện có khoa sản gần nhất để được điều trị.
Tùy theo mức độ ra huyết và sự trưởng thành của thai nhi mà bác sĩ sẽ quyết định chấm dứt thai kỳ hay dưỡng thai thêm.
Nếu được dưỡng thai thêm: thai phụ cần nằm nghỉ tuyệt đối tại giường, ăn uống bổ dưỡng.

Nếu không ra huyết âm đạo và thai nhi còn non tháng: nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, tránh đi chơi xa, không làm việc nặng, kiêng giao hợp.
Không ra huyết âm đạo và thai lớn hơn hoặc bằng 37 tuần: vào bệnh viện có khoa sản.

 

nhau tiền đạo



5.Nhau tiền đạo khi nào thì nên sinh thường hoặc sinh mổ


Một số bà bầu bị chảy máu rất ít, hoặc không bị chút nào cả cho dù có nhau tiền đạo. Tuy nhiên, họ có thể vẫn cần phải sinh mổ. Lý do là vì nhau thai có thể nằm sai vị trí, hoặc ngăn không cho đầu và cơ thể em bé xuống dần trong tử cung. Nếu sinh thường, điều này rất có khả năng gây ra các vấn đề làm cho quá trình chuyển dạ gặp khó khăn hay thất bại.

Trong trường hợp chảy máu nghiêm trọng:


•             Người mẹ sẽ cần phải nhập viện để được theo dõi chặt chẽ.

•             Người mẹ có thể cần được truyền máu để tăng lưu lượng máu trong cơ thể.

•             Có thể cần phải kiểm tra thành phần máu để đảm bảo người mẹ không có bất kỳ vấn đề gì về thời gian đông máu.

•             Có thể cần phải tiêm Anti-D nếu người mẹ có nhóm máu âm

•             Em bé sẽ cần được kiểm soát bằng cách sử dụng máy theo dõi tim thai (điện cực gắn vào da đầu) trong suốt quá trình chuyển dạ, hoặc bằng thiết bị đo CTG-Cardiotocograph.


Các phương pháp điều trị được thiết kế nhằm tối đa hóa thời gian em bé có thể tiếp tục ở trong tử cung, trong khi không làm ảnh hưởng đến sự an toàn của cả mẹ và bé. Nói chung, khi người mẹ có nhau tiền đạo thì việc mổ lấy thai thường được lên kế hoạch cho khoảng tuần thứ 37 của thai kỳ. Khi đó em bé sẽ đủ trưởng thành để có thể tự thở, bằng không, nếu sinh non, sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe.


Xem thêm bài viết được quan tâm: BẢNG CÂN NẶNG THAI NHI CHUẨN THEO TỪNG TUẦN


ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU