Đông Y thái phương

Tại sao phụ nữ mang thai bị nhau tiền đạo?

Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, người ta thấy thường gặp nhau tiền đạo ở những người:
- Sinh nhiều lần.
- Nạo thai, sẩy thai nhiều lần.
- Viêm nhiễm tử cung trước đó.
- Có nhau tiền đạo lần mang thai trước.
- Tuy nhiên, ở những người có thai lần đầu vẫn có thể bị nhau tiền đạo.

Xem ngay: Trà thảo dược củ gai an thai giúp an thai, dưỡng thai hiệu quả

Những dấu hiệu mẹ bầu bị nhau tiền đạo

Xuất huyết âm đạo là triệu chứng chính, thường trong 3 tháng cuối của thai kỳ, với đặc tính là xảy ra một cách đột ngột, không nguyên nhân, không triệu chứng báo trước, không kèm theo đau bụng, máu chảy ra đỏ tươi sau khi ra ngoài có đông thành cục máu. Lượng máu thường ít trong lần đầu, ngưng tự nhiên nhưng sau đó lại tái phát nhiều lần và ở những lần sau khuynh hướng máu mất càng ngày càng nhiều hơn. Trong một số trường hợp đặc biệt, bánh nhau bám gần lỗ trong cổ tử cung không chảy máu cho mãi đến khi nào có dấu hiệu chuyển dạ mới chảy máu từ ít đến ồ ạt.
 
Nguồn gốc máu chảy trong nhau tiền đạo là máu của người mẹ, từ những xoang tĩnh mạch (hồ máu) ở bánh nhau. Có nhiều cơ chế gây chảy máu trong nhau tiền đạo:
 
+ Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, đoạn dưới của tử cung được thành lập và ngày càng dãn dài ra. Nhưng nhau không phát triển theo kịp do đó bị bong ra một phần làm hở các hồ máu gây chảy máu. Chảy máu càng tăng thêm bởi sự kém co rút của các sợi cơ tử cung ở đoạn dưới và sự ép siết các mạch máu đã bị xé rách kém.
 
+ Các cơn co tử cung làm cho màng ối bị căng ra, lôi kéo bánh nhau làm nhau bong một phần gây chảy máu.
 
+ Ở các hình thái nhau tiền đạo trung tâm (hoàn toàn hay không hoàn toàn), khi cổ tử cung mở cũng sẽ làm nhau tróc ra.
 
- Thể trạng chung vẫn tốt trừ trường hợp mất máu quá nhiều.
 
- Siêu âm: là phương pháp hữu hiệu, chính xác và vô hại cho cả mẹ lẫn con đang được sử dụng để giúp xác định vị trí nhau bám.
 

Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi

- Mẹ: 
 
+ Xuất huyết âm đạo: có thể rất nặng gây choáng mất máu và tử vong ở mẹ (tại Việt Nam tỷ lệ tử vong mẹ khoảng 1,16%).
 
+ Rối loạn đông máu: có thể xảy ra nhưng ít gặp ở nhau tiền đạo, ngay cả khi nhau bong theo diện rộng. Có thể phỏng đoán rằng Thromboplastin – yếu tố thúc đẩy đông máu nội mạch – trong nhau tiền đạo đã được thoát ra ngoài kênh cổ tử cung chứ không đi vào tuần hoàn mẹ.
 
- Con:
 
+ Thai dễ bị suy do thiếu máu.
 
+ Sinh non tháng: vì khả năng phải chấm dứt thai kỳ nếu tình trạng xuất huyết âm đạo trầm trọng xảy ra trước khi thai trưởng thành để cứu mẹ nên non tháng là một lý do chính làm tỷ lệ tử vong của con còn khá cao. Tỷ lệ tử vong của con trong nhau tiền đạo kể cả non tháng và đủ tháng là 30 – 40%.

Mẹ Bầu Nhau Tiền Đạo - Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Tư Vấn 

dang-ky-ngay     

 hotline      

Link mua hàng: Tại Đây
 

Cần phải làm gì khi bị nhau tiền đạo?

Những sản phụ có nhau tiền đạo thường phải được theo dõi sát, được hẹn nhập viện sớm trước khi có chuyển dạ và có khả năng phải mổ cấp cứu để cứu mẹ và con.
 
Hướng xử trí tuỳ thuộc vào tuổi thai, mức độ chảy máu nhiều hay ít, đã có chuyển dạ hay chưa.
 
* Nếu siêu âm xác định vị trí bánh nhau vào 3 tháng cuối của thai kỳ khi mà đoạn dưới tử cung phát hiện nhau tiền đạo và chưa có triệu chứng xuất huyết âm đạo thì đây là một dấu hiệu báo động vì vậy nên đi khám thai định kỳ, hạn chế công việc nặng, tránh giao hợp, và nhất là khi có xuất huyết âm đạo phải nhanh chóng đi tới bệnh viện có chuyên khoa Sản gần nhất để được khám và điều trị.
 
* Nếu ra máu âm đạo nhiều ≥ 300g: Phải chấm dứt thai kỳ ở mọi tuổi thai bằng phương pháp nào nhanh nhất (ưu tiên cứu mẹ trước).
 
* Nếu thai dưới 8 tháng, trọng lượng thai ước lượng < 2000g, ra máu ít: Mục đích xử trí trong trường hợp này là cố gắng kéo dài thêm thai kỳ với những điều kiện an toàn cho cả mẹ lẫn thai.
 
Bác sĩ sẽ không khám âm đạo để tránh làm ra máu nhiều hơn. Sản phụ được giữ lại bệnh viện cho nằm nghỉ tại giường để theo dõi và dùng siêu âm để xác định chẩn đoán, phân loại nhau tiền đạo, mức độ trưởng thành của thai. Nếu cần thiết, sản phụ sẽ được truyền trả máu mất (khi Hct < 25%). Có thể được cho thêm thuốc giảm co (như Spasfon, Salbutamol).
 
* Nếu thai gần ngày sanh, trọng lượng thai ước lượng > 2500g, đã có chuyển dạ hoặc đang ra máu:
 
Bác sĩ có thể thăm âm đạo để xác định chẩn đoán và có hướng xử trí thích hợp trong trường hợp thật cần thiết trong điều kiện vô khuẩn của phòng mổ và đã chuẩn bị sẵn sàng để có thể phải truyền máu và mổ lấy thai.
 
- Nếu là nhau tiền đạo bán trung tâm hoặc nhau tiền đạo trung tâm hoàn toàn phải mổ lấy thai vì chảy máu nhiều.
 
- Nếu là nhau bám thấp hoặc nhau bám bên, bám mép, ra máu ít, đa số những trường hợp này bác sĩ có thể cho sanh ngã âm đạo sau khi xé rộng màng ối để giúp giảm bớt sự co kéo màng ối gây bong nhau thêm và ngôi thai chúc xuống đè vào bánh nhau làm bớt chảy máu.
 
Biện pháp cụ thể tuỳ thuộc vào mức độ xoá mở cổ tử cung và mức độ chảy máu:
 
+ Nếu cổ tử cung đã mở 6 – 7cm, đầu xuống thấp, ra máu ít và không có bất xứng đầu chậu hoặc không có nguyên nhân gây đẻ khó khác có thể sản phụ được theo dõi sinh ngã âm đạo.
 
+ Nếu cổ tử cung chưa thuận lợi, tiên lượng cuộc chuyển dạ còn kéo dài lâu mà sản phụ đang ra máu nhiều thì bác sĩ sẽ phải quyết định mổ lấy thai sớm để tránh những nguy hiểm cho mẹ và thai.
TẶNG SÁCH THAI GIÁO CỰC HAY MẸ BẦU KHÔNG THỂ BỎ QUA

"Những bí kíp vàng để có thai kỳ khỏe mạnh" 



Bạn sẽ được:

Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần thai
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng mang thai
Những mẹo nhỏ cực hữu ích mẹ bầu nào cũng phải có... và rất nhiều thông tin thai kỳ bổ ích khác

 

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU