Bà bầu luôn mong muốn em bé trong bụng phát triển khỏe mạnh, thuận lợi. Do đó thai chậm phát triển là nỗi lo thường trực của chị em. Hãy cùng tìm hiểu làm sao để nhận biết thai chậm phát triển và có chữa trị được không?
Thai chậm phát triển (IUGR) còn có 1 số tên gọi khác như: nhỏ hơn so với tuổi thai (SGA), thai suy dinh dưỡng, suy nhau thai, thai nhẹ cân.
Đây là hiện tượng thai nhi kém phát triển nên cân nặng, chiều dài của thai nhỏ hơn so với tuổi thai.
Thai nhi phải đạt kích thước, cân nặng tương ứng với tuổi thai mới đảm bảo sức khỏe
Bên cạnh đó, sự phát triển ổn định của thai nhi còn tương đương với sự thay đổi kích thước bụng bầu, đặc biệt là chỉ số độ cao tử cung.
Thai 12 tuần, tử cung của mẹ cao đến phần xương mu. Thai 20 tuần, đáy tử cung chạm đến vùng rốn của mẹ bầu.
>> Xem thêm: Mang thai ngoài tử cung có giữ được không?
Làm sao nhận biết thai chậm phát triển?
Dựa vào biện pháp siêu âm và 1 số chỉ số quan trọng trong siêu âm thai nhi, giúp bác sĩ có những chẩn đoán mức độ thai chậm phát triển.
Siêu âm thai
Mẹ bầu cần tuân thủ lịch khám thai đều đặn. Thông qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ sẽ đối chiếu các số đo, kích thước của thai nhi với Bảng cân nặng, kích thước chuẩn của thai nhi qua từng tuần thai, từ đó đánh giá mức độ thai chậm phát triển.
Siêu âm thai định kỳ giúp phát hiện sớm 1 số bất thường của thai nhi
Mặc dù chưa có công thức tính chính xác cân nặng thai nhi, các bác sĩ chỉ ước đoán trọng lượng thai trong khoảng cộng trừ 10% giá trị trung bình (Theo bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần).
Đường kính lưỡng đỉnh: 70% trường hợp thai chậm phát triển có đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn so với tuổi thai
Chu vi vòng bụng: Đây là 1 thông số đáng tin cậy để dự đoán thai chậm phát triển. Nếu trong 15 ngày, tốc độ tăng của chu vi bụng dưới 10 mm có thể chẩn đoán thai chậm phát triển.
Tình trạng thiểu ối: 90%btrường hợp thai chậm phát triển do thiểu ối. Thiểu ối là nước ối ít hơn mức sinh lý bình thường, (nhỏ hơn 5cm) và màng ối còn nguyên vẹn. Thai bị thiểu ối tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị dị tật, sảy thai.
Chỉ số Doppler động mạch tử cung bất thường: Thường là trường hợp mẹ bầu có bệnh lý về hệ tuần hoàn, có nguy cơ cao bị tiền sản giật, huyết áp cao. Những trường hợp này thai chậm phát triển trong tử cung và có khả năng thai chết lưu rất cao.
Vẫn có trường hợp mẹ bầu có thai chậm phát triển sinh con chào đời. Tuy nhiên, không thuộc diện thai ngôi ngược, nhau thai bám thấp, thiểu ối hoặc suy thai. Bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ bắt con ngay khi có thể. Những trường hợp sinh non này cũng đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe của trẻ sau khi chào đời.
Thai chậm phát triển mức độ nặng, nguyên nhân do bất thường nhiễm sắc thể hoặc thai có đa dị tật được khuyến cáo đình chỉ thai nghén.
Đây là trường hợp xấu nhất, không gia đình nào mong muốn, nhưng bạn cần bĩnh tĩnh và suy nghĩ tích cực để lần mang thai tiếp theo khỏe mạnh, ổn định hơn.
>> Xem thêm: Hiện tượng tụ dịch cạnh túi thai có nguy hiểm không?
Phòng ngừa thai chậm phát triển như thế nào?
Khám thai đều đặn
Mẹ bầu phải khám thai định kỳ thường xuyên, đặc biệt là các mốc khám thai quan trọng để kịp thời phát hiện những bất thường ở thai nhi.
Mẹ bầu thường xuyên đối chiếu các chỉ số siêu âm cá nhân với Bảng cân nặng thai nhi chuẩn
Chế độ ăn cho mẹ bầu có thai chậm phát triển
Chế độ dinh dưỡng đảm bảo, cân bằng theo từng giai đoạn của thai kỳ có ảnh hưởng quan trọng đến sư phát triển của thai nhi.
Bà bầu cần ăn đủ 4 nhóm chất: đạm, béo, xơ, vitamin và khoáng chất. Bạn nên ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn đủ, ăn đúng các dưỡng chất thay vì ăn nhiều.
Hàng ngày, chị em cần cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể 2-3 lít nước để đảm bảo lượng ối cần thiết cho thai.
Tốt nhất, ngay từ đầu thai kỳ, chị em nên sử dụng các sản phẩm an thai, dưỡng thai như món ăn an thai, trà thảo dược củ gai an thai để giúp mẹ và bé khỏe mạnh, an toàn, sinh nở thuận lợi.
Chế độ nghỉ ngơi
Mẹ bầu cần giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng tâm lý. Sự vui vẻ, lạc quan của mẹ giúp thai nhi phát triển thuận lợi hơn.
Ngoài ra, bà bầu lưu ý về chế độ nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, hạn chế công việc phải đi lại, vận động nhiều.
Điều trị bệnh mãn tính trước khi mang thai
Nếu mẹ bầu mắc bệnh mãn tính, cần điều trị triệt để khỏi bệnh trước khi mang thai. Đặc biệt, bà bầu từng có tiền sử mang thai chậm phát triển, khi mang bầu lần 2 phải thận trọng thăm khám thai kỳ.
Tiêm phòng trước khi mang thai
Thai chậm phát triển có nguyên nhân do bất thường nhiễm sắc thể dẫn tới hội chứng Down, hội chứng Turner hoặc thai nhiễm vi-rút Rubella, nhiễm khuẩn Toxoplasma… Trước khi có ý định mang thai 3-4 tháng, chị em nên tiêm phòng vắc-xin để phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.
Thai chậm phát triển là nỗi lo thường trực của mẹ bầu, do đó lập kế hoạch trước khi mang thai là điều cần thiết. Chủ động mang thai, giúp chị em hạn chế những nguy cơ tai biến sản khoa, đảm bảo sức khỏe an toàn cho mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ.
GỌI NGAY HOTLINE: 033 249 6789 ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN
XIN LƯU Ý: Hiệu quả sử dụng các sản phẩm của Đông Y Thái Phương phụ thuộc vào cơ địa của từng người.
Copyright © 2015 Bản quyền thuộc về Đông Y Thái Phương