Đông Y thái phương

Chửa ngoài tử cung khiến mẹ bầu lo lắng không biết mang thai ngoài tử cung có giữ được không? Ngay sau đây, chuyên gia của An Thái Phương sẽ giải đáp thắc mắc này giúp chị em.

Mong mỏi đậu thai và kỳ vọng sẽ sinh con khỏe mạnh, không một bà mẹ nào mong muốn có điều bất trắc xảy ra với bé yêu. Tuy nhiên khi được chẩn đoán mang thai tử cung nhiều chị em lo lắng không biết có giữ thai được không?

Đáng tiếc là rất khó giữ lại thai nhi trong trường hợp này vì có thể gây nguy hiểm cho mẹ. Bên cạnh đó thai nhi cũng không thể phát triển bình thường được.

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Hình ảnh mang thai bình thường và mang thai ngoài tử cung
Hình ảnh mang thai bình thường và mang thai ngoài tử cung

Đây là tình trạng trứng được thụ tinh thành công nhưng làm tổ ở ngoài tử cung (dạ con).

Thường gặp nhất là phôi thai phát triển ở ống dẫn trứng. Hy hữu có trường hợp thai phát triển ở ổ bụng. Vì một lý do nào đó, trong quá trình đáng nhẽ hợp tử về tử cung làm tổ nhưng bị ách tắc lại, phát triển ở vị trí ngoài tử cung dẫn tới mang thai ngoài tử cung hay còn gọi chửa ngoài dạ con.

Mang thai ngoài tử cung có giữ được không?

Mang thai ngoài tử cung bắt buộc mẹ bầu phải xử lý, không thể giữ lại.

Tử cung là nơi duy nhất để bào thai phát triển khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Nếu thai phát triển ở vị trí khác ngoài tử cung nghĩa là thai không được cung cấp đủ dinh dưỡng để phát triển, không có không gian để tăng trưởng.

Nếu thai làm tổ ở vòi trứng, có thể khiến vòi trứng giãn căng, nứt vỡ dẫn tới chảy máu trong ồ ạt, đe dọa tính mạng của bà bầu.

Vòi trứng và các bộ phận quanh tử cung bị sẹo có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai lần kế tiếp.

Vì khối thai ngày càng to lên có thể vỡ bất cứ lúc nào nên bà bầu băn khoăn hỏi mang thai ngoài tử cung có giữ được không, đáng tiếc câu trả lời là KHÔNG THỂ.

Mẹ bầu không nên quá buồn rầu, vì đây là trường hợp không ai mong muốn. Bạn cần bảo toàn tính mạng của mình để tiếp tục mang thai, sinh nở.

Cách xử lý khi mang thai ngoài tử cung

Dựa vào tình trạng khối thai, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra cách xử lý phù hợp: để thai tự tiêu hoặc Tiêm phẫu thuật lấy thai.

Tiêm thuốc để thai tự tiêu biến:

Tiêm thuốc Methotrexate vào bắp hoặc trực tiếp khối thai để thai tự tiêu. Phương pháp này chỉ áp dụng nếu khối thai có kích thước dưới 3 cm, chưa có tim thai.
 

Theo dõi sau tiêm 3-4 tuần xem thai còn phát triển hay không. Nếu thai vẫn phát triển cần phẫu thuật lấy thai gấp.

Mổ nội soi:

Đây là phương pháp điều trị mang thai ngoài tử cung hiện đại nhất hiện nay.  Phương này này ít để lại sẹo hay gây dính vùng bụng sau mổ. Chỉ phù hợp thực hiện với mẹ bầu mang thai ngoài tử cung chưa nghiêm trọng.

Mổ phanh:

Nếu khối thai có kích thước lớn, đã vỡ, tình trạng chảy máu nhiều bắt buộc phải mổ phanh để cầm máu, vệ sinh ổ bụng, tránh mất nhiều máu cho thai phụ.
 

Những trường hợp này, khả năng cao mẹ bầu phải 1 bên vòi trứng. Do đó, giảm khả năng thụ thai ở lần kế tiếp. Vì vậy, nếu có dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, chị em cần nhanh chóng xử lý trước khi quá muộn.



Mang thai ngoài tử cung cần xử lý càng sớm càng tốt trước khi khối thai vỡ, chảy máu ồ ạt

Trong quá trình đó, bác sĩ sẽ phải cắt vòi trứng bên có thai làm tổ nên mẹ bầu chỉ còn lại một vòi trứng. Điều này sẽ làm giảm tỷ lệ thụ thai trong lần tiếp theo của mẹ.

Phòng tránh mang thai ngoài tử cung cho phụ nữ

Sinh con trong độ tuổi sinh đẻ

Phụ nữ lớn tuổi mang thai có nguy cơ cao mang thai ngoài tử cung.

Hiện tượng này gia tăng ở thai phụ trên 35 tuổi. Càng lớn tuổi, chất lượng trứng của người phụ nữ giảm sút nghiêm trọng, khiến quá trình thụ thai có nhiều nguy cơ tai biến sản khoa.

Tiền sử mang thai ngoài tử cung

Mẹ bầu có tiền sử mang thai ngoài tử cung có khả năng mang thai ngoài tử cung ở lần kế tiếp cao nhiều lần. Do đó chị em phải chủ động quản lý thai kỳ, lưu ý dấu hiệu mang thai sớm để khám thai phát hiện mang thai ngoài tử cung.

Điều trị viêm nhiễm vùng kín

  • Phụ nữ bị viêm nhiễm vùng kín, mắc bệnh lây qua đường tình dục, viêm vùng chậu, dị tật tử cung, các vấn đề liên quan đến ống dẫn trứng nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung.
  • Khi bị bệnh phụ khoa, chị em không nên chủ quan, cần thăm khám chuyên khoa và điều trị triệt để.
  • Định kỳ khám phụ khoa 6 tháng/lần. Vệ sinh vùng kín hàng ngày.

Quan hệ tình dục chung thủy để tránh mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Có kế hoạch mang thai và sinh con, tránh nạo hút phá thai.

Sau khi được giải đáp thắc mắc mang thai ngoài tử cung có giữ được không, mẹ bầu cần nhanh chóng xử lý khối thai. Bạn sẽ sớm có tin vui trở lại nếu biết cách chủ động an thai, dưỡng thai hiệu quả.

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU