Đông Y thái phương
Nhiễm bệnh Rubella khi mang thai luôn là mối lo của các thai phụ. Họ càng phân vân hơn khi lời khuyên từ các nhà chuyên môn trái ngược nhau. Vì sao có tình trạng này? Những thông tin dưới đây sẽ giúp phụ nữ mang thai hiểu thêm về vấn đề này.

Bệnh Rubella

Rubella là một bệnh sốt phát ban lành tính do siêu vi trùng gây ra, ảnh hưởng tới da và các hạch bạch huyết.
 
Rubella có thể truyền từ mẹ sang thai nhi qua đường máu. Mặc dù đây chỉ là một bệnh nhẹ đối với trẻ em, song nó lại là hiểm họa đối với phụ nữ mang thai, đe dọa gây ra hội chứng rubella bẩm sinh ở bào thai đang phát triển.
 
Khi người phụ nữ bị nhiễm vi rút rubella trong giai đoạn đầu trong 3 tháng đầu của quá trình mang thai, có tới 90% số trường hợp người mẹ có thể truyền virus sang thai nhi. Hậu quả thai nhi bị chết hoặc có thể gây hội chứng rubella bẩm sinh. Nếu như ở trẻ nhỏ nhiễm rubella chỉ biểu hiện nhẹ, thì ở trẻ sơ sinh mắc hội chứng rubella bẩm sinh sẽ phải gánh chịu những dị tật nặng nề. Ngoài điếc là dị tật thường gặp, hội chứng rubella bẩm sinh còn có dị tật ở mắt, tim và não. Ước tính hàng năm trên thế giới có 700.000 trẻ em bị chết vì hội chứng rubella bẩm sinh.

 



Con đường lây lan bệnh Rubella:

 
- Bệnh rubella lây truyền bởi các giọt nước bọt trong không khí khi người mang mầm bệnh hắt hơi hoặc ho.
 
- Trẻ mắc hội chứng rubella bẩm sinh (CRS) sẽ đào thải nhiều virus trong dịch tiết hầu họng, trong nước tiểu trong vòng 1 năm hoặc lâu hơn, và truyền bệnh cho người chưa được tiêm phòng.
 
- Trong điều kiện sống khép kín, như trại lính, thì tất cả những người cảm nhiễm đều có thể bị nhiễm virus rubella.
 
- Người bị nhiễm vi rút có khả năng lây truyền cao nhất trong thời kỳ phát ban. Tuy nhiên vi rút có thể lây truyền trước và sau phát ban 7 ngày.
 

Thời gian ủ bệnh và phát bệnh:

 
- Giai đoạn ủ bệnh rubella là từ 14 đến 23 ngày, trung bình là 16-18 ngày.
 
- Tình trạng phát ban rubella thường kéo dài 3 ngày. Tuy nhiên, các hạch bạch huyết có thể tiếp tục sưng trong vòng 1 tuần hoặc lâu hơn, và hiện tượng đau khớp có thể kéo dài hơn nửa tháng. Trẻ bị rubella sẽ bình phục trong 1 tuần, nhưng người lớn thì có thể lâu hơn.
 

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh Rubella:

 
Tình trạng lây nhiễm rubella thường bắt đầu bằng:
 
- Sốt nhẹ trong 1-2 ngày (khoảng 37,2 tới 37,8 độ C)
 
- Các hạch bạch huyết ở gáy và sau tai sưng và đau khi chạm vào.
 
Sang đến ngày thứ 2 hoặc 3, hiện tượng phát ban bắt đầu xuất hiện trên mặt và dọc thân. Khi lan xuống phần dưới cơ thể, nó thường biến mất trên mặt. Các nốt mẩn thường là dấu hiệu đầu tiên mà cha mẹ có thể nhận biết.
 
Phát ban rubella trông giống như nhiều loại phát ban do virus khác. Nốt mẩn có màu hồng hoặc đỏ, xuất hiện thành từng mảng, có thể kèm theo ngứa trong vòng 3 ngày. Khi hết phát ban, vùng da bị ảnh hưởng sẽ bong ra.

Những triệu chứng khác của rubella (thường phổ biến ở thanh thiếu niên và người lớn) có thể là:
 
- Đau đầu.
 
- Ăn mất ngon.
 
- Viêm màng kết nhẹ.
 
- Sổ mũi và nghẹt mũi.
 
- Hạch bạch huyết sưng ở nhiều phần khác nhau trên cơ thể.
 
- Đau và sưng khớp (đặc biệt ở thiếu nữ).
 
- Đau tinh hoàn ở người trẻ tuổi đôi khi được thông báo.
 
Tuy nhiên, nhiều người bị rubella lại không có hoặc có ít triệu chứng bệnh.
 
Khi rubella xảy ra ở phụ nữ mang thai, nó có thể gây ra hội chứng rubella bẩm sinh cực kỳ nguy hiểm đối với bào thai. Trẻ bị nhiễm virus rubella trước khi chào đời dễ bị chậm phát triển cả về thể lực và trí tuệ, bị dị tật ở tim và mắt, bị điếc và gặp nhiều sự cố ở gan, lá lách, tuỷ xương.

Bệnh Rubella khi mang thai


Tuy bệnh Rubella là một bệnh lây nhiễm KHÔNG NGUY CẤP (không gây nên biến chứng nguy hiểm, không gây chết người) như bệnh sởi (thuờng gây những biến chứng trầm trọng: viêm phổi, viêm phế quản, viêm não, viêm cơ tim, viêm tai giữa, rối loạn tiêu hóa…) nhưng lại khá NGHIÊM TRỌNG do có khả năng gây nên những dị tật bẩm sinh nặng nề ở bào thai. Một thai phụ mắc bệnh Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ dễ bị những tai biến như sẩy thai, thai chết trong tử cung hoặc gây nên những dị dạng cho thai nhi sau khi sinh như: các khuyết tật về tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ…

 



Cách thức lây truyền bệnh rubella

 
Bệnh hiện diện khắp nơi trên thế giới, hay xảy ra vào mùa đông và mùa xuân. Ổ chứa virut gây bệnh Rubella duy nhất là người và người đang mắc bệnh là nguồn truyền nhiễm duy nhất. Khi người bệnh ho, hắt hơi và khạc nhổ có thể làm bắn các giọt chứa virut ra ngoài môi trường, nếu những người xung quanh hít phải virut có thể bị lây bệnh. Trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh sẽ đào thải nhiều virut trong dịch tiết hầu họng, trong nước tiểu và đó là nguồn truyền nhiễm cho người tiếp xúc. Tất cả mọi người chưa có miễn dịch với virut Rubella đều có thể bị mắc bệnh. Tùy thuộc nồng độ kháng thể mẹ truyền qua rau thai mà trẻ sơ sinh có kháng thể của mẹ được bảo vệ khoảng 6 – 9 tháng. Kháng thể IgM và IgG xuất hiện 2 – 4 ngày sau khi xuất hiện ban, đạt nồng độ cực đại sau 2 tuần. IgM giảm dần, trở về âm tính sau 1 – 2 tháng nhưng cũng có thể kéo dài ở khoảng 3 – 5% số bệnh nhân, trong khi IgG thì tồn tại suốt đời.
 
Thời gian 12 tuần đầu thai kỳ là thời gian nguy hiểm nhất khi nhiễm Rubella ở người mẹ, virut Rubella từ máu của mẹ chuyển qua rau thai vào thai nhi trong giai đoạn khởi phát và toàn phát của bệnh. Virut này có khả năng phá hủy hay làm chậm sự phát triển của phôi thai và đây là nguyên nhân gây ra những dị tật thai nhi. Tùy vào thời điểm nhiễm bệnh, tỷ lệ con bị hội chứng Rubella bẩm sinh rất thay đổi: 80% khi thai dưới 12 tuần, 54% khi thai được 13 – 14 tuần, 35% ở tuổi thai 13 – 16 tuần, 10% khi thai 16 tuần và sau 20 tuần thì tỷ lệ này không đáng kể.
 
 Trong trường hợp mẹ nhiễm Rubella trước tuần thứ 18, sự lây truyền từ mẹ sang thai nhi có thể được khẳng định hoặc loại trừ bằng cách định lượng IgM máu cuống rốn sau tuần lễ thứ 22. Nếu IgM dương tính sẽ khẳng định trẻ nhiễm Rubella với độ chính xác 94%, nếu IgM âm tính sẽ loại trừ trẻ nhiễm Rubella với độ chính xác 82%.
 

Các giai đoạn phát triển của bênh Rubella

 
Thời kỳ ủ bệnh: 16 – 18 ngày, có thể dao động từ 14 – 23 ngày, thường là 10 ngày kể từ khi tiếp xúc đến lúc sốt. Thời gian này người bệnh đã bị nhiễm virut nhưng chưa có biểu hiện bệnh.
 
Thời kỳ khởi phát của Rubella
 
Trước khi phát ban 1 – 7 ngày; mệt mỏi, đau đầu, sốt, viêm kết mạc nhẹ và sưng hạch; triệu chứng về hô hấp rất nhẹ hoặc không có; ở trẻ em, phát ban có thể là biểu hiện đầu tiên của bệnh.
 
  Thời kỳ toàn phát của Rubella
 
Nổi ban với 3 đặc điểm: ban bắt đầu mọc ở trán, mặt và lan xuống lưng và các chi; ban dạng dát sẩn nhỏ, màu sáng hơn so với ban sởi nhưng có thể kết hợp thành quầng đỏ, rộng; ban tồn tại từ 1 – 5 ngày, nhưng hay gặp nhất là 3 ngày (cho nên còn gọi Rubella là sởi 3 ngày).
Sưng và đau các khớp cổ tay, khớp gối, ngón tay và rõ nhất trong giai đoạn phát ban.
Đôi khi có biểu hiện đau tinh hoàn ở người trẻ tuổi.
Thời kỳ lui bệnh của Rubella
 
Các triệu chứng bệnh kéo dài 3 – 4 ngày rồi tự hết. Riêng triệu chứng đau các khớp có thể kéo dài từ 1 – 14 ngày sau khi các biểu hiện khác của Rubella mất đi. Một năm sau có thể tái phát lại; thời kì có thể lây bệnh cho người khác là khoảng 1 tuần trước và ít nhất 4 ngày sau khi phát ban, nếu trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh có thể đào thải vi rút qua phân cho đến 30 tháng tuổi.

Điều trị bệnh Rubella


Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu chủ yếu là nghỉ ngơi, uống nhiều nước và đảm bảo dinh dưỡng, hạ sốt, giảm đau điều trị các triệu chứng khác (nếu cần thiết).
 

Cách tiêm phòng bệnh Rubella hiệu quả nhất cho bà mẹ và trẻ nhỏ

 
Phòng bệnh Rubeela đối với trẻ em: tiêm phòng vaccin một mũi sau 15 tháng tuổi, tiêm mũi 2 cách mũi một khoảng 6 – 10 tháng hoặc tiêm vào lúc trẻ được 4 – 6 tuổi.
 
Phòng bệnh Rubella đối với các bà mẹ: có thể làm xét nghiệm huyết thanh, nếu đã có miễn dịch thì không cần tiêm vaccin. Nếu chưa có miễn dịch thì nên tiêm vaccin, nhất là phụ nữ trong lứa tuổi mang thai.
 
                + Khi chưa có thai: sau những mũi tiêm đầu lúc còn trẻ, trước khi có ý định mang thai, tốt nhất nên tiêm nhắc lại một mũi. Thời điểm tiêm phòng ít nhất là 1 tháng, tốt nhất trước khi dự kiến có thai khoảng 3 – 4 tháng, đây là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa hội chứng Rubella bẩm sinh.
 
                + Khi đã mang thai: chống chỉ định tiêm vaccin ngừa Rubella, vì đây là loại vaccin sống giảm độc lực có khả năng truyền bệnh cho thai nhi.
 
                + Vệ sinh phòng ở của người bệnh: lau sàn, bàn ghế, giường, tủ… bằng nước javel hoặc cloramin B sau đó lau lại bằng nước sạch. Các đồ vật nhỏ có thể phơi nắng.
 
                + Trong trường hợp chưa tiêm phòng Rubella trước khi mang thai chú ý nên cách ly với người mắc Rubella, nhất là trong 16 tuần đầu của thai kỳ. Đảm bảo các thành viên trong gia đình đã có miễn dịch với Rubella. Nên tránh tiếp xúc với đồng nghiệp có dấu hiệu nghi nhiễm Rubella. Nếu phải đi công tác hoặc du lịch, nên hoãn chuyến đi tới những địa điểm đang có dịch Rubella. Nếu chẳng may tiếp xúc với người mắc Rubella, nên đi khám ngay lập tức tại chuyên khoa truyền nhiễm và chuyên khoa phụ sản. Ngoài ra nên tăng cường giữ sức khỏe chung bằng cách ăn uống đủ dinh dưỡng, mặc ấm và sống trong môi trường an toàn, lành mạnh.

 

Nhiễm Rubella khi mang thai: bỏ thai hay giữ?

 
Có bác sĩ khuyên nên bỏ thai khi bị nhiễm Rubella nhưng cũng có bác sĩ khuyên nên giữ thai. Bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Phòng khám Quốc tế Victorian cho rằng, lý do có sự trái ngược này vì tùy thuộc vào thời kì thai phụ nhiễm Rubella và thiếu sự cập nhật thông tin giữa bác sĩ với chuyên ngành.
 
Thai bị ảnh hưởng hay không tùy thuộc vào thời điểm nhiễm rubella. Dựa theo Hướng dẫn thực hành lâm sàng của Hội sản phụ khoa Canada về Rubella và thai kỳ, cho thấy: nếu nhiễm Rubella ở thời kỳ thai dưới 11 tuần tuổi: nguy cơ chiếm 90 %; thai 11- 12 tuần: nguy cơ chiếm 33%; thai từ 13-14 tuần tuổi: nguy cơ chiếm 11%; thai 15-16 tuần: nguy cơ chiếm 24%; thai trên 16 tuần: hầu như chưa ghi nhận có tình trạng nào bị ảnh hưởng từ Rubella.
 
Y văn thế giới cũng ghi nhận nhiều trường hợp sau khi tiêm ngừa Rubella mới phát hiện có thai. Theo khuyến cáo của thế giới, sau tiêm ngừa rubella ít nhất 1 tháng mới nên có thai. Tuy nhiên, đó là những nguy cơ từ lý thuyết. Y văn thế giới cũng thừa nhận sau khi hồi cứu những trường hợp tiêm ngừa xong mới phát hiện có thai, những đứa trẻ sinh ra đều không bị ảnh hưởng từ vacxin ngừa trên. Vì vậy, các nhà sản phụ khoa thường khuyến cáo theo dõi thai đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không bỏ thai.
 
Cuối cùng, chuyên gia sản phụ khoa cho rằng, khi có kết quả cho thấy bị nhiễm Rubella trong thai kỳ, thai phụ nên bình tĩnh để nghe tham vấn từ các nhà chuyên môn có hiểu biết và kinh nghiệm đầy đủ rồi mới quyết định. Bên cạnh đó, các bác sĩ đảm nhận tư vấn cũng cần cập nhập thông tin liên tục, khi tư vấn không nên phân tích nửa vời khiến bệnh nhân có quyết định lệch lạc.


   Dị ứng khi mang thai có nguy hiểm không?
 
Giải Đáp Băn Khoăn Của Mẹ Bầu Khi Bị Ra Dịch Trong Thai Kì



  Các bài viết cực kì hữu ích trong quá trình mang thai

  Bài viết được quan tâm : dấu hiệu sinh non
ĐÔNG Y THÁI PHƯƠNG CHÚC MẸ BẦU CÓ MỘT THAI KÌ KHỎE MẠNH NHƯ MONG MUỐN!!

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU