Đông Y thái phương
Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu là biểu hiện bình thường hay gặp ở các mẹ bầu, bởi lúc này thai nhi đang tìm cách bám vào tử cung nên có thể sẽ làm mẹ bị đau lâm ran phần bụng. Tuy nhiên, khi bị đau một cách quằn quại cùng với những triệu chứng bất thường, mẹ bầu nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
 
Với những ai lần đầu làm mẹ, hiện tượng đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu có thể làm bạn trở nên lo lắng bất an vì cho rằng đây là dấu hiệu nguy hiểm với thai nhi. Thực tế, hiện tượng đau bụng khi mang thai có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào việc mẹ đau như thế nào cũng như các dấu hiệu khác đi kèm.
 
Vì vậy, nếu rơi vào tình trạng này trước tiên bầu không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến em bé. Hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân của hiện tượng này để yên tâm hơn cũng như có hướng điều trị sớm nếu chẳng may gặp sự cố nào đó.
 

 
Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu khá nguy hiểm

Đau bụng khi mang thai với các trường hợp thông thường

  • Đầy bụng, khó tiêu: Khi mang thai, áp lực từ tử cung cản trở phần nào hoạt động của dạ dày. Ngoài ra, sự thay đổi hormone khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân mẹ bầu dễ bị đầy hơi, khó tiêu.
  • Táo bón: Táo bón cũng là triệu chứng phổ biến trong thời kỳ mang thai và có liên quan đến đau bụng. Điều này cũng là do các hormone tiết ra khi mang thai làm chậm hệ thống tiêu hóa của bạn. Quá trình tiêu hóa chậm và tử cung đang phát triển cùng tạo ra áp lực lên trực tràng.
  • Đau dây chằng: Đôi khi phụ nữ trải qua một cơn đau nhói hoặc đau âm ỉ dài trên một hoặc cả hai bên của bụng. Cơn đau này thường gặp ở bẹn hoặc vùng bụng dưới, thường xuất hiện từ tam cá nguyệt thứ hai. Cơn đau xảy ra khi các dây chằng hỗ trợ tử cung căng và mở rộng để giúp tử cung phát triển, thường xuất hiện với động tác đột ngột như khi bạn ho hoặc đứng lên khỏi ghế.
  • Cơn gò chuyển dạ Braxton Hicks thường xuất hiện vào giữa thời kỳ mang thai nhưng trước tuần thai thứ 37. Đây là khi tử cung bắt đầu siết chặt và co thắt. Nếu những cơn co kèm theo đau lưng dưới hoặc trở nên thường xuyên khoảng trên 4 lần một giờ, bạn nên gọi cho bác sĩ. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu các cơn co thắt xảy ra đều đặn và được đi kèm với dấu hiệu chuyển dạ sớm.

Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu với các trường hợp nguy hiểm

Thai ngoài tử cung

Thường xảy ta từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 10 của thai kỳ, thai ngoài tử cung là trường hợp thai nhi nằm ở những vị trí khác bên ngoài tử cung. Triệu chứng ban đầu của hiện tượng này thường không rõ ràng và dễ gây nhầm lần cho mẹ bầu. Các cơn đau bụng dồn dập, quặn thắt, xuất huyết âm đạo bất thường có màu sẫm và loãng là những dấu hiệu của thai ngoài tử cung.
 

Dọa sảy thai sớm

Khi mẹ bầu bị đau bụng, đau lưng, ra những mảng huyết dày sẫm màu rất có thể đây là những cảnh báo dọa sảy thai sớm. Nếu tình trạng này không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến sảy thai thật, mẹ bầu cần hết sức lưu ý.
 


Đau bụng khi mang thai tháng đầu có thể là dọa sảy thai sớm

Đau bụng khi mang thai kèm khối u

Phụ nữ có tiền sử mắc khối u buồng trứng, u xơ tử cung khi có thai thường xuất hiện chứng đảo ngược cuống u nang buồng trứng hoặc đảo ngược u cơ dưới tử cung, dẫn đến cơn đau quặn một phần bụng dưới. Cơn đau có thể dữ dội hay tự giảm dần.
 

Viêm ruột thừa khi mang thai

Hiện tượng này có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy rất ít nhưng không phải không có, mẹ bầu cần lưu ý bởi nếu không cứu chữa kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến mẹ và thai nhi. Biểu hiện bị đau ruột thừa là người mẹ có cảm giác bị đau thắt 1/3 vùng bụng, đau âm ỉ kéo dài.
 

Bị ký sinh trùng đường ruột khi mang thai

Loại ký sinh trùng thường gặp là giun đũa, khi mang thai nếu mắc bệnh này mẹ bầu sẽ bị đau ê ẩm phần bụng quanh rốn. Nếu giun đã chui vào ống mật hoặc ruột thừa sẽ càng làm cho bụng đau dữ dội hơn.
 

Tiền sản giật

Tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và thai nhi, khi tình trạng trở nên nghiêm trọng mẹ bầu bị đau căng vùng bụng trên, cơn đau liên tục kéo dài kèm theo cảm giác buồn nôn. Lúc này, người mẹ cần được đưa đến bệnh viện để kịp thời điều trị.
 

Mang thai 3 tháng đầu cần ăn những gì?

Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng 0,9 kg tới 2,3 kg. Riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù mẹ kém ăn nhưng cũng phải chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là những protein chất lượng cao dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu…
 
Thai phụ cần lưu ý ăn đủ bữa trong ngày: 3 bữa chính + 3 bữa phụ.
 
Sau 3 tháng đầu thai kỳ người mẹ mới hết buồn nôn, ăn ngon miệng, thèm ăn vặt. Đây là giai đoạn mẹ dễ dàng tăng tốc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Vì thế cơ thể mẹ cần thêm năng lượng, song không phải chỉ ăn nhiều hơn về số lượng, mà nên chú trọng những chất dinh dưỡng cần thiết như:
 
Chất đạm (protein): Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Thai phụ cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày (tương đương 50-100 gr thịt cá tùy loại, 100-180 gr đậu hũ, hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).
 
Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.
 


Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu cần có chế độ ăn hợp lý
 
Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.
 
Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim…
 
Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay, đi vớ và cũng không nên phơi nắng sau cửa kính.
 
Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…

Khi bị các triệu chứng trên các bạn nên sử dụng củ gai tươi để chữa trị và hỗ trợ an thai hoặc có thể gọi điện cho chúng tôi qua 
Hotline:  093.214.8398 - 0163.249.6789 để được tư vấn

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU