Đông Y thái phương
Sốt khi mang thai 3 tháng đầu rất dễ ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Đặc biệt, khi sốt các bạn không được tự ý dùng thuốc vì rất có thể tác động không tốt đến sức khỏe mẹ và bé, nếu bị sốt hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn an toàn.
 

Mang thai 3 tháng đầu bị sốt ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?

 
Hắt hơi, sổ mũi và sốt là chuyện thường ngày đối với người bình thường, nhưng khi có bầu thì những cơn sốt có ảnh hưởng khá lớn đến em bé trong bụng. Nếu bị sốt nặng trong ba 3 tháng đầu mang thai có thể sẽ khiến bé mắc những khuyết tật không đáng có hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.
 
 
Kết quả các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nếu bạn bị sốt trong khoảng 3 tháng trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây nguy cơ dị tật ống thần kinh, nứt đốt sống, bệnh tim bẩm sinh, thậm chí có thể gây lưu thai, sảy thai hoặc sinh non tùy vào tuổi thai nhi và tình trạng sốt của mẹ.
 
Vì vậy, khi các mẹ bị sốt trong giai đoạn đầu thai kỳ thì nên thận trọng, bởi đây là thời điểm thai nhi đang hình thành các cơ quan và rất mẫn cảm với sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể mẹ. Các cơn sốt vào giai đoạn sau tam cá nguyệt thứ nhất sẽ ít nguy hiểm hơn với bé.
 

Cách phòng tránh bị sốt khi mang thai

 
– Để phòng ngừa các triệu chứng sốt khi mới mang thai thì trước khi quyết định có con, các mẹ nên tiêm phòng cảm cúm để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh. Ngoài ra, khi mang thai, các mẹ nên thường xuyên ăn gừng, tỏi để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
 
– Nên giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi, trời trở lạnh, hạn chế đi mưa khi mang thai. Khi ngủ, mẹ nên để phòng thoáng đãng, không để máy lạnh hoặc quạt quá lạnh.
 
– Nên đi khám thai định kỳ để theo dõi tình hình sức khoẻ của mẹ cũng như của thai nhi để kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường.
 

 Nên làm gì khi bà bầu bị sốt ?

 
– Trước tiên, mẹ nên hạ nhiệt cho cơ thể mình bằng cách nới lỏng, cởi bỏ bớt quần áo, mặc quần áo thoải mái; dùng khăn ấm chườm vào các nơi như nách, bẹn, trán, nếp gấp của tay, chân… cho đến khi nhiệt độ cơ thể về mức thông thường; mở các cửa sổ trong phòng cho thông thoáng; và nên tăng cường uống nước ấm,…
 
– Với các triệu chứng sổ mũi, mẹ nên xì mũi thật sạch rồi dùng nước muối sinh lý rửa thường xuyên để giảm bớt triệu chứng.
 
– Tránh sử dụng các biện pháp dân gian truyền miệng chưa qua kiểm nghiệm khoa học bởi chúng có thể gây nguy hại cho cả 2 mẹ con.
 
– Mẹ có thể sử dụng thuốc xịt mũi có chứa kháng thể histamin, sau khi sử dụng 2, 3 ngày giúp mẹ dễ thở và hạ sốt nhanh hơn.
 
 

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU