Đông Y thái phương

Sốt khi mang thai là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở phụ nữ trong quá trình thai nghén. Bởi trong thời gian này cơ thể người mẹ có rất nhiều thay đổi mà chưa kịp thích nghi với môi trường bên xung quanh đặc biệt là ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Tặng Bộ Video Thai Giáo dành cho bà bầu trị giá 1.298.000 VNĐ

Thai giáo phát triển trí tuệ và cảm xúc cho con từ trong bụng mẹ
Yoga Bà Bầu - Mẹ khỏe, dáng đẹp, con thông minh
Bách khoa thai nghén - Chăm sóc mẹ và bé trong thai kỳ

** Link Đăng Ký: Tại đây **

1.  Nguyên nhân khiến bà bầu bị sốt khi mang thai

- Biểu hiện đầu tiên của bệnh là nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn so với mức bình thường và có thể đi kèm với một số triệu chứng khác như đã nêu ở trên.
Đây có thể là nguyên nhân do mẹ bầu bị các bệnh đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm virut đường tiêu hóa, nhiễm trùng ối, bệnh Listeria, nhiễm B19 parvovirus, đường máu là những nguyên nhân chủ yếu gây ra.
- Ảnh hưởng của bà bầu bị sốt trong quá trình mang thai sẽ tùy thuộc mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân gây ra sốt. Nếu ở mức độ nhẹ, tức là chỉ cao hơn mức bình thường khoảng 0,5 độ thì ít ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Tuy nhiên ở mức độ nặng hơn, từ 38 độ trở lên và tình trạng sốt kéo dài có có thể ảnh hưởng rất nguy hiểm đến em bé, gây ra một số trường hợp như: dọa sảy thai, đẻ non, nhiễm khuẩn huyết thai kì, để lại di tật cho bé…Điều này phụ thuộc rất lớn vào cơ địa của người mẹ.
- Hơn nữa, trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch hoặt động trở nên yếu hơn,hoặc cơ thể chưa kịp thích nghi với thời tiết, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến các triệu chứng như sốt. Nếu không được chữa trị kịp thời thì vô cùng nguy hiểm cho sự phát triển của em bé.
 
sốt khi mang thai
 

2. Điều trị bệnh sốt phụ nữ mang thai

 
Đối với phụ nữ mang thai nếu điều trị hoặc sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi ( kể cả thuốc đông y ). Nếu bạn có dấu hiệu sốt việc đầu tiên bạn cần làm là đo nhiệt độ cơ thể để xét mức độ nặng hay nhẹ. Nếu nhiệt độ vượt mức 38 độ tốt nhất là bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được điều trị và nhận sự tư vấn của bác sĩ.
Việc phòng tránh cũng hết sức quan trọng, về mùa đông thì bạn nên giữ cho cơ thể thật luôn luôn ấm, mùa hè bạn cần tránh ra nắng gắt đặc biệt vào thời gian giữa trưa, giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống và bổ sung dinh dưỡng một cách đầy đủ…
Và trên hết là cần đi khám thai định kì theo đúng quy định để phát hiện những bất thường và điều trị nếu có nêú đây là nguyên nhân, cách điều trị cho phụ nữ mang thai bị sốt, bà bầu bị sốt và cách phòng tránh hiệu quả.
Căn bệnh tưởng chừng như đơn giản, không quá nguy hiểm đối với người bình thường, nhưng lại mang đến những hệ lụy vô cùng lớn đối với các bà mẹ mang thai.
Hi vọng các bạn có thêm những hiểu biết và cách bảo vệ mình đối với bệnh sốt trong quá trình mang thai.

3. Bà bầu bị sốt ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé như thế nào?

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, sốt nhẹ có thể chưa gây ảnh hưởng gì đến thai nhi nhưng nếu sốt cao trên 39,5 độ C có thể làm tổn hại đến tính mạng của em bé trong bụng mẹ.
Theo kết quả nghiên cứu, phụ nữ mang thai bị sốt cao, tắm bồn nước nóng hay tắm hơi đều có nguy cơ cao gây ra dị tật ống thần kinh như nứt đốt sống ở thai nhi. Rủi ro này đáng lo ngại nhất khi bạn đang mang thai tuần thứ 4 đến tuần thứ 14. Tuy nhiên, trong giai đoạn thứ hai và thứ ba của thai kỳ, sốt cao không gây hại gì đến thai nhi, trừ khi bà bầu bị sốt bởi nhiễm trùng tử cung.
Các quá trình sinh lý diễn ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ, chẳng hạn như hoạt động chuyển hóa protein, được cho là nhạy cảm với nhiệt độ. Trong khi đó, toàn bộ quá trình phát triển của thai nhi phụ thuộc vào sự sắp xếp đúng trật tự của các protein vào đúng thời điểm. Nếu nhiệt độ cơ thể của bà bầu bị sốt tăng từ 37 độ C lên đến 39,5 độ C, nó có thể làm cho các protein đi sai lộ trình và làm cho mẹ bị sẩy thai.
Mẹ bầu có thể yên tâm rằng những cơn sốt nhẹ sẽ không có tác hại gì và có thể được điều trị bằng acetaminophen. Tuy nhiên, nếu bạn bị sốt cao hoặc kéo dài, tốt nhất nên gọi cho bác sĩ. Khi gần đến mùa cúm, tất cả phụ nữ mang thai cần tiêm phòng cúm để ngăn ngừa những cơn sốt liên quan đến cảm cúm khi mang thai.

 
sốt khi mang thai

 

4. Những điều cần kiêng kỵ khi bị sốt khi mang thai
 

- Mẹ bầu nên nghỉ ngơi trong môi trường thoáng mát, cởi bớt y phục, dùng khăn ướt lau mát khắp người, giúp tăng thải nhiệt qua da. Một số bà bầu bị sốt lại kèm cảm giác ớn lạnh, đôi khi lạnh run và muốn ủ ấm, do đó phải thuyết phục bệnh nhân và người nhà chịu lau mát.
- Mở các cửa cho thông thoáng mát, không khí mát mẻ sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng, nhưng cần tránh gió lùa không tốt cho sức khỏe của bà bầu do sức đề kháng yếu. Liên tục dùng nhiệt kế kiểm tra để kiểm soát được nhiệt độ của cơ thể bà bầu.
- Ăn uống đủ chất, nhiều dinh dưỡng, nên ăn lỏng, dễ tiêu hóa, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ. Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây để bù đắp lại phần mất nước.
- Không thể chủ quan việc bà bầu bị sốt . Trước và trong khi mang thai, cần có biện pháp ngăn ngừa một cách thích hợp nhất. Điều quan trọng nhất là khi trời thay đổi thời tiết, trở lạnh, nên mặc áo ấm và hạn chế đi mưa khi đang mang thai. Khi ngủ, để phòng thoáng đãng, không nên bật quạt quá lạnh và để thốc vào mặt. Kiểm tra thai thường xuyên để biết con có an toàn hay không. Thường xuyên ăn gừng, tỏi để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

5. Một số phương phát điều trị sốt khi mang thai hiệu quả

 
- Khoảng thời gian đầu khi có bầu là quãng thời gian vô cùng quan trọng đối với thai nhi, bởi vì đây là giai đoạn hình thành nên các cơ quan trên cơ thể của bé. Bất cứ những tác động từ hóa chất (thuốc) cũng có thể khiến cơ thể bé bị dị tật. Khi bắt đầu có những triệu chứng trên mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Một số loại thuốc điều trị những triệu chứng của cúm như Relenza, Taminflu co khả năng gây ra khuyết tật ở trẻ mới sinh. Thuốc chứa thành phần hạ sốt như Ibuprofen, Aspirin có thể khiến thai nhi bị chảy máu, rất nguy hiểm với phụ nữ có thai.
- Việc sử dụng những loại thảo dược, vị thuốc dân gian để điều trị cúm khi có thai cũng có thể gây nên những tác dụng phụ không đáng có, đặc biệt là khi những phương pháp chữa bệnh đó chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh.
- Bị sốt khi mang thai do cúm là một trong những biểu hiện của căn bệnh phổ biến này, nhất là đối với phụ nữ có thai. Hiện tại chưa có thuốc điều trị tận gốc cúm, chỉ làm thuyên giảm mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng do cúm gây nên. 
Tuy nhiên bà bầu bị sốt có thể sử dụng một số phương pháp chữa cúm dân gian như:
- Tỏi: Mẹ bầu có thể ăn sống trực tiếp cùng một chút mật ong hoặc nếu khó ăn quá mẹ có thể nướng tỏi lên sẽ dễ ăn hơn rất nhiều.
- Kinh giới, tía tô.: Ngoài những cách thường dùng đó là mẹ ăn cùng với cháo thì có thể làm theo cách như sau: Lá tía tô, kinh giới, hương nhu mỗi thứ một nắm, đem giã nát cùng với 1 ít nước lọc, sau đó để 1 lúc rồi vắt lấy nước uống. Nếu có thể mẹ bầu có thể ăn luôn bã thì càng tốt hoặc nếu nước khó uống quá có thể cho thêm một chút đường nữa cũng được.
- Xông hơi tại nhà: Các mẹ bầu cần chuẩn bị như sau: sả, lá bưởi, lá hương nhu, cúc tần, ngải cứu, lá tre, tía tô, kinh giới, …sửa sạch đun sôi và tự xông hơi tại nhà.Chú ý chỉ xông hơi ở nhiệt độ 37 độ. Xông xong dùng nước để tắm gội luôn.  Đây thực sự là bài thuốc hiệu quả , dễ làm và giá thành vô cùng rẻ lại rất đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé
 
 
 

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU