Đông Y thái phương
Tiêm phòng trước khi mang thai là việc vô cùng quan trọng đối với những người có kế hoạch chuẩn bị mang bầu. Chủng ngừa trước khi mang thai có ý nghĩa vô cùng quan trọng để đảm bảo cho mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

1.Thời điểm tiêm phòng

 
Nếu đang trong độ tuổi sinh sản, sắp kết hôn hay đã lên kế hoạch về chuyện có em bé trong tương lai gần thì bạn đừng ngần ngại việc tiêm phòng trước khi mang thai.
 
Thời điểm tiêm phòng lý tưởng là trước 3-6 tháng thụ thai. Bạn có thể đến các điểm tiêm phòng dịch vụ tại xã, phường hoặc bệnh viện địa phương để đăng ký chủng ngừa theo nhu cầu

2.Tại sao phải tiêm phòng trước khi mang thai 

tiêm phòng trước khi mang thai
 
 
Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Nguy cơ nhiễm bệnh của bạn cũng vì vậy mà tăng lên. Một số bệnh chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu thông thường. Tuy nhiên, số khác lại có thể gây những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bạn và bé cưng trong bụng. Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi những nguy hiểm không đáng có này. Ngoài ra, một số loại vắc-xin còn có khả năng giúp bé con tăng sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
 
Tiêm phòng trước khi mang thai không chỉ đảm bảo sức khỏe cho mẹ mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé ngay từ khi nằm trong bụng mẹ
 
Vắc-xin có thể được chế tạo từ virut sống, virut chết hoặc từ những độc tố của vi khuẩn đã được giảm động lực. Phụ nữ mang thai không nên tiêm vắc-xin được chế tạo từ virut còn sống vì những nguy cơ dù nhỏ này cũng có thể gây hại cho thai nhi. Vì vậy, nếu đang mong muốn có em bé, bạn nên tiêm phòng ngay từ bây giờ!

3.Các loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai 


Tiêm phòng Rubella:

90% các trường hợp nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Virut Rubella gây ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của thai nhi, thậm chí có thể để lại di chứng khi bé được sinh ra.
Rubella là tên một loại virus có khả năng lây truyền mạnh qua đường hô hấp, bệnh rất dễ phát triển và lan rộng vào mùa đông và mùa xuân, virut này có thể hiện diện phát triển ở khắp nơi trên thế giới với thời gian ủ bệnh trong cơ thể từ 12-23 ngày khiến chúng ta rất khó nhận biết chúng.
 
Trong khoảng 12 tuần đầu tiên của thai kì là thời điểm nhạy cảm nguy hiểm nhất nếu người mẹ bị nhiễm virut Rubella, vì virut này có thể dễ dàng đi qua máu người mẹ để vào thai nhi trong giai đoạn khởi phát và toàn phát của bệnh, rồi phá hủy hoặc làm chậm sự phát triển của phôi thai, từ đó gây ra việc thai chết lưu hoặc hội chứng Rubella bẩm sinh (gây ra các khuyết tật ở não, tim, tai, mắt).

Lí do phải tiêm phòng Rubella trước khi mang thai: Thai nhi có nguy cơ mắc dị tật càng cao nếu bị nhiễm Rubella càng sớm, cụ thể:
  • Mẹ bị nhiễm Rubella khi thai nhi nhỏ hơn 12 tuần tuổi thì 90% thai nhi phát triển sẽ bị dị tật.
  • Khi mang thai 13-14 tuần, người mẹ nhiễm virut Rubella thì 30-40% thai nhi phát triển sẽ bị dị tật.
  • Mang thai được 15-16 tuần, người mẹ nhiễm Rubella thì 20% thai nhi phát triển sẽ bị dị tật.
  • Thai nhi được 16-20 tuần tuổi, nếu mẹ nhiễm Rubella thì 10% thai nhi sẽ bị dị tật.
  • Thai nhi trên 20 tuần tuổi dù mẹ nhiễm Rubella thì tỉ lệ thai nhi bị dị tật cực kì thấp (dưới 1 %).
  • Nếu người mẹ nhiễm virut Rubella trước tuần thứ 18 của thai kì, bác sĩ sẽ cho định lượng IgM máu cuống rốn sau tuần thứ 22 để khẳng định hoặc loại bỏ tình huống virut Rubella bị mẹ truyền sang thai nhi
Nếu IgM dương tính thì 94% trẻ bị nhiễm Rubella.
 
tiêm phòng trước khi mang thai
 
Nếu IgM âm tính thì trẻ hầu như không thể bị lây nhiễm Rubella từ mẹ sang.
 
Chính vì thế, trước khi muốn có con, các bạn nên tiêm phòng vắc xin Rubella 3 tháng trước khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển toàn diện của con.
Nhiều gia đình đã rất ân hận khi bỏ qua việc tiêm phòng trước khi mang thai và cuối cùng khi mẹ bầu bị nhiễm vi-rút Rubella đã đau khổ quyết định bỏ thai.
 
Thai phụ bị Rubella (sởi Đức) trong 3 tháng đầu hoặc cuối thai kỳ sẽ gặp nhiều biến chứng khi sinh nở như sinh non, thai lưu hoặc trẻ sinh ra đối mặt với nguy cơ mắc Hội chứng Rubella bẩm sinh với các khuyết tật về ống thần kinh, dị tật tim, mù mắt…
 
Chị em có thể lựa chọn tiêm mũi kết hợp Sởi-Quai bị-Rubella hoặc tiêm mũi đơn Rubella một liều duy nhất trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.
 
Tiêm phòng Thủy đậu: 

Đã từng bị thủy đậu hay may mắn thoát khỏi căn bệnh này khi còn nhỏ không có nghĩa bạn hoàn toàn miễn dịch. Thậm chí, nếu đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ, bạn cũng nên tiêm phòng thêm một mũi tăng cường. Giống như MMR, bạn cũng nên tiêm ngừa thủy đậu trước khi mang thai ít nhất khoảng 1 tháng.
Thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là bệnh do vi-rút VRV-Varicella zoster vi-rút gây ra với các triệu chứng như người mệt mỏi, sốt, khắp người nổi các bọng nước cỡ 2-5mm.

 
tiêm phòng trước khi mang thai


 
Thai phụ mắc thủy đậu trong thai kỳ có thể đối mặt với nhiều nguy cơ:
- Thai < 13 tuần tuổi, khả năng mắc Hội chứng thủy đậu bẩm sinh, dị tật bẩm sinh chiếm 2 - 4%.
- Thai < 20 tuần, hầu như không ảnh hưởng đến thai nhi.
- Gần ngày sinh, thai phụ mắc thủy đậu thì khả
năng lây bệnh cho con là rất cao do bé mắc thủy đậu lan tỏa vì mẹ chưa tạo được kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Trẻ sinh ra đối mặt với nguy cơ viêm phổi, dị tật các chi, đục thủy tinh thể…

 
Nhiều trường hợp, chị em cho rằng mình đã từng mắc thủy đậu lúc bé nên coi thường không chủng ngừa. Để chắc chắn, trước khi mang thai, bạn nên kiểm tra xem cơ thể đã có kháng nguyên chống lại bệnh thủy đậu hay chưa và tiêm phòng cần thiết.
 
Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung: Nếu dưới 26 tuổi, bạn nên xem xét đến việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Vắc-xin này bao gồm 3 mũi tiêm, kéo dài trong 6 tháng và không thể tiếp tục nếu như bạn mang thai. Vì vậy, bạn nên tính toán thời gian phù hợp nếu muốn hoàn thành việc phòng ngừa này trước khi bầu.Tiêm phòng thủy đậu muộn nhất là 1 tháng trước khi mang bầu.
Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu bị mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé, vì thế cần tiêm vắc xin thủy đậu trước khi mang thai ít nhất 1 tháng để phòng bệnh thủy đậu hiệu quả nhất, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong suốt thời kì mang thai và khi con chào đời. Theo các thống kê cho thấy, tỉ lệ phụ nữ mang thai bị tử vong do thủy đậu cao nhất trong số các trường hợp bình thường khác mắc bệnh thủy đậu. Nguy cơ mắc thủy đậu ở thai nhi như sau:
 
Trong 3 tháng đầu tiên mang thai, nhất là vào tuần thứ 8-12 trong thời kì mang thai, tỉ lệ thai nhi nhiễm hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0,4% với biểu hiện bên ngoài là sẹo ở da, tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển tinh thần, nghiêm trọng nhất là có thể dẫn tới sảy thai hoặc thai chết lưu.
  • Trong 3 tháng giữa, nhất là khi thai nhi được 13-20 tuần tuổi, tỉ lệ thai nhi nhiễm hội chứng thủy đậu bẩm sinh lên tới 2 %.
  • Từ tuần thứ 20 của thai kì trở đi, hầu như thai nhi không bị ảnh hưởng bởi bệnh thủy đâu.
  • Nếu trước khi sinh 5 ngày và sau sinh 2 ngày, người mẹ bị nhiễm bệnh thủy đậu thì bé sơ sinh dễ bị nhiễm bệnh thủy đậu lan tỏa do mẹ chưa có đủ thời gian để tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Vì thế tỉ lệ trẻ sơ sinh nhiễm thủy đậu bị tử vong tăng lên đến 25-30%.
Viêm gan siêu vi B:

Viêm gan siêu vi B có thể lây truyền thông qua máu và dịch cơ thể. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng mắc bệnh này mà không hề hay biết. Không chỉ bạn mà anh xã cũng nên tiêm phòng viêm gan siêu vi B nhé! Vắc-xin phòng ngừa gồm 3 mũi và tiêm phòng trong vòng 4 tháng. Khác với vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung, nếu không hoàn thành 3 mũi viêm gan siêu vi B trước khi mang thai, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục tiêm phòng khi mang thai.
Viêm gan siêu vi B là do virut gây ra, chúng dễ dàng lây truyền qua đường máu và dịch cơ thể, vì thế khi mang thai bà mẹ nhiễm virut viêm gan B dễ dàng lây virut sang cho thai nhi hoặc lây cho trẻ sơ sinh trong quá trình sinh nở. Theo nhiều thống kê cho thấy, các mẹ bầu vị nhiễm viêm gan siêu vi B trong 3 tháng giữa của chu kỳ mang thai nguy cơ lây truyền cho con là 10%-20%, là tiền đề gây ra các bệnh về gan như suy gan, xơ gan, ung thư gan. Tỷ lệ này sẽ tăng lên 90% nếu mẹ nhiễm bệnh trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
 
tiêm phòng trước khi mang thai
 
Phụ nữ chuẩn bị mang thai muốn tiêm phòng viêm gan siêu vi B nên xét nghiệm huyết thanh học của cả 2 vợ chồng trước khi tiêm để có thêm dữ liệu và có thể tiêm phòng đối với cả bố và mẹ để đảm bảo an toàn cho sự phát triển toàn diện của bé sau này và phòng tránh nguy cơ bé bị mắc bệnh viêm gan siêu vi B bẩm sinh nhé.
 
Bệnh lây truyền qua đường máu và dịch cơ thể trong đó truyền từ mẹ sang con.

Để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân bạn và con yêu sau này, chị em phụ nữ cần chủ động chích ngừa viêm gan B càng sớm càng tốt.

 
Người lớn khi tiêm phòng viêm gan B sẽ tiêm 3 mũi theo trình tự 1-2-3, tức là sau khi tiêm mũi 1, 2 tháng sau bạn đi tiêm mũi 2. Và 1 tháng tiếp theo bạn tiêm mũi 3 là mũi cuối cùng. Hiệu quả bảo vệ khi tiêm phòng viêm gan B có tác dụng trong khoảng 12 năm.

Tiêm phòng cúm trước khi mang thai

Cảm cúm là căn bệnh khá phổ biến mà bất kỳ người nào cũng có thể gặp phải đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa, thay đổi thất thường như ở Việt Nam. Trong quá trình mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu mẹ bầu mắc phải những cơn cúm kéo dài sẽ dẫn đến khả năng thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Để phòng tránh rủi ro, chị em cần tiêm phòng cúm trước khi mang thai.

Việc chích ngừa cúm ở phụ nữ đang mang thai không những an toàn mà còn có lợi về nhiều mặt. Nó giúp ngừa cúm và các biến chứng nặng của cúm ở bà mẹ mang thai. Nó giúp ngừa những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình mang thai như sảy thai, sanh non hay con sanh nhẹ cân. Và nó cũng giúp ngừa được cúm ở bé nhũ nhi, đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời của bé, trước khi bé được tiêm mũi cúm đầu tiên lúc 6 tháng tuổi, bởi vì kháng thể bà mẹ tạo ra sau khi chích cúm sẽ được truyền cho bé qua nhau thai. Một số nghiên cứu cho thấy đứa bé sanh ra từ bà mẹ có chích ngừa cúm trong thai kỳ sẽ giảm nguy cơ bị cúm và nhập viện do cúm trong mùa cúm đầu tiên của chúng. Vaccine cúm dạng chích (vaccine chết) đã được sử dụng cho hàng triệu phụ nữ mang thai qua nhiều năm mà chưa ghi nhận gây hại gì cho bà mẹ mang thai và đứa con. Ở phụ nữ đang mang thai, không sử dụng các vaccine sống như sởi, quai bị, rubella, trái rạ hay vaccine cúm dạng xịt mũi. Hiện nay ở Việt Nam hầu như chỉ có loại vaccine cúm dạng chích chứ chưa thấy sử dụng vaccine cúm dạng xịt mũi.

Tuy nhiên, nếu lỡ mang thai mà chưa kịp tiêm phòng cúm, bạn vẫn có thể tiêm ngừa trong thai kỳ của mình. Vắc-xin phòng ngừa cúm được chế tạo từ những virut đã chết nên rất an toàn với mẹ bầu. Bạn có thể yên tâm.

Chính vì vậy, chị em cần tiêm phòng cúm trước khi có ý định mang  thai nhằm đảm bảo bào thai có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện.
Cảm cúm với các triệu chứng sốt, hắt hơi, sổ mũi là căn bệnh phổ biến thường gặp dù bạn là ai, sống ở đâu hay mùa nào. Bệnh dễ chữa, dễ khỏi nếu bạn điều trị đúng thuốc, giữ vệ sinh trong thời gian lây bệnh.
 
Mũi tiêm phòng cúm có điểm đặc biệt là bạn có thể có thai ngay sau khi tiêm và thậm chí là tiêm được trong thai kỳ nếu như mẹ bầu mang thai trong mùa cúm diễn ra cao điểm.
 
Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung:

Nếu dưới 26 tuổi, bạn nên xem xét đến việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Vắc-xin này bao gồm 3 mũi tiêm, kéo dài trong 6 tháng và không thể tiếp tục nếu như bạn mang thai. Vì vậy, bạn nên tính toán thời gian phù hợp nếu muốn hoàn thành việc phòng ngừa này trước khi bầu.

 
Chị em phụ nữ trong độ tuổi 11-26 tuổi, chưa quan hệ tình dục rất nên chủng ngừa HPV trước khi kết hôn và có ý định mang thai.
tiêm phòng trước khi mang thai
 
Mũi tiêm HPV thực hiện 3 mũi:
  • Mũi 1: nữ giới trong độ tuổi từ 11 và 26.
  • Mũi 2: 1-2 tháng sau khi tiêm mũi 1.
  • Mũi 3: 6 tháng sau khi tiêm mũi 1.
Chủng ngừa HPV đem lại lợi ích cho chính chị em phụ nữ nhằm hạn chế sự lây nhiễm một số bệnh lây qua đường tình dục, đảm bảo an toàn sức khỏe sinh sản và thiên chức làm mẹ cho bạn gái. Đồng thời, có tác dụng đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm các bệnh có nguy cơ lây lan qua đường sinh dục trong quá trình sinh nở sau này.
 
 Tiêm phòng sởi:

Nếu mắc bệnh sởi khi mang thai, nguy cơ dị dạng thai nhi cũng rất cao. Ngoài ra, bị sởi khi mang thai có thể gây động thai hoặc sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu

 
 Quai bị:

Virut quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai chết lưu. Đặc biệt, nếu mẹ bầu bị nhiễm quai bị trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba của thai kỳ.

 
Hiên nay, bạn có thể chủ động phòng ngừa sởi, quai bị và Rubella chỉ với một mũi vắc-xin 3 trong 1 (MMR). MMR rất hiệu quả và an toàn, có thể giảm từ 90-95% nguy cơ nhiễm bệnh. Một số người có thể đã tiêm phòng MMR khi còn nhỏ và có khả năng miễn dịch với “bộ ba” này. Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn cả. Cho dù đã được tiêm phòng từ trước, bạn vẫn nên xét nghiệm lại. Nên tiêm phòng MMR một tháng trước khi cố gắng thụ thai.
 
Virus viêm gan A

Không gây bệnh viêm gan mạn tính nhưng trong giai đoạn cấp tính có tỷ lệ tử vong cao hơn. Bệnh này không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi nhưng nguy hiểm cho bà mẹ nên cũng cần tiêm trước khi mang thai.
 
Tiêm phòng uốn ván:

Bệnh có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Phụ nữ trong tuổi có khả năng sinh sản nên được tiêm văcxin ngừa uốn ván trước khi có thai hoặc vào tuần 27-36 của thai kỳ.
Bệnh uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính do trực khuẩn uốn ván gây ra và có nguy cơ tử vong cao.
 
Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản  (15 - 45 tuổi), chị em cần chủng ngừa uốn ván theo quy định
  • Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai hoặc chị em sống trong vùng nguy cơ có dịch.
  • Mũi 2: Ít nhất 4 tuần sau khi tiêm mũi 1.
  • Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau khi tiêm mũi 2.
  • Mũi 4: Ít nhất một năm sau khi tiêm mũi 3.
  • Mũi 5: Ít nhất một năm sau khi tiêm mũi 4.
Sau khi tiêm đủ 5 mũi phòng uốn ván, chị em có thể phòng bệnh uốn ván trong suốt thời kỳ sinh sản.
 
Tuy nhiên, tại Việt Nam rất ít trường hợp phụ nữ chủ động chủng ngừa đủ 5 mũi uốn ván và thường chỉ tiến hành tiêm phòng khi đã mang thai. Các đối tượng này cần tiêm mũi 1 càng sớm càng tốt khi biết mình mang thai và tiêm mũi 2 sau khi tiêm mũi 1 ít nhất 1 tháng để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.

Tiêm phòng trước khi mang thai là rất cần thiết để an toàn cho cả mẹ và con, tùy theo điều kiện mà bạn có thể lựa chọn cho mình những loại vắc xin phù hợp, tuy nhiên bạn cần tiêm đủ các loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai như đã nêu ở trên để có thể yên tâm đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và sự an toàn, sự phát triển toàn diện của bé sau này nhé. Bên cạnh đó, bạn có thể tiêm bổ sung  một số mũi tiêm ngăn ngừa các bệnh khác như viêm gan siêu vi A, cúm, thương hàn, phổi, quai bị…. để có một kỳ mang thai khỏe mạnh, an toàn nhé.

Vacxin Phòng bệnh Pakingson:
 
Đây là bệnh thoái hóa não do não và thần kinh trung ương não làm việc quá sức gây suy kiệt và già yếu gây thoái hóa và kết quả là bệnh hay quên dẫn đến nặng hơn là pakingson. Bệnh này nên phòng khi còn trẻ, bắt đầu tử độ tuổi 35 trở lên là bắt đầu của bệnh, hoặc có trường hợp bị sớm hơn, chỉ cần theo dõi thấy đầu óc mất tập trung, hay buồn ngủ và mệt mỏi khi làm việc quá sức hoặc hay quên là bắt đầu biểu hiện của bệnh.
 
Lợi ích của việc phòn bệnh là giúp đầu óc chúng ta thông minh sáng suốt, làm việc hiệu quả nhanh nhẹn hơn, kéo dài được tuổi thọ của bộ não, ngoài ngừa được bệnh pakingson còn ngừa được bệnh tai biến do mạch máu não vỡ ra gây xuất huyết não. Tác dụng của loại sản phẩm dự phòng này rất hay ngoài ra còn bảo vệ cả mạch máu chống suy giãn tĩnh mạch và cơ tim hoạt động bơm máu hiệu quả hơn, không khó thở hay mệt xanh mặt khi vận động nhiều.
 
Loại này định ký 1 năm bổ sung một lần, có giải pháp miễn phí rất đặc biệt, phải được các chuyên gia của bệnh viện thông minh hướng dẫn. Các bạn nên phòng sớm sẽ đỡ tốn chi phí hơn khi đã có bệnh sẽ chữa lâu hơn.

Vacxin phòng bệnh suy thận:
 
Đây là loại thực phẩm bổ sung được chiếc xuất từ nhiều loại thảo dược giúp phòng và hỗ trợ điều trị rất tốt bệnh suy thận này. Loại này bổ sung cùng bữa ăn nên được gọi là thực phẩm bổ sung vì thận có nhiệm vụ lọc các chất chúng ta ăn vào đồng thời thận chỉ hấp thu được khi đi cùng thức ăn do đó các nhà khoa học đã nghiên cức đưa vào cơ thể bằng con đường thực quản và bao tử không tiêm trực tiếp như các loại vacxin khác như hiện nay.

Khi đi cùng thức ăn thận sẽ nhận sản phẩm này mà giúp người khỏe sẽ khỏe hơn, người yếu dần sẽ hết bệnh, còn bệnh nặng thì từ từ hồi phục. Tránh tình trạng suy thận quá mức dẫn đến chạy thận.

 

4.Một số lưu ý cho chị em trước khi tiêm phòng

 
MMR, vắc-xin ngừa sởi, quai bị và rubella, được khuyến cáo là loại vắc-xin không nên tiêm phòng trước khi mang thai. Về lý thuyết, vắc-xin MMR có thể làm mẹ bầu nhiễm Rubella và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh như chậm phát triển thần kinh, bị dị tật ở mắt, tai… Tuy nhiên, không ít trường hợp mẹ tiêm ngừa MMR trong khi mang thai, bé cưng sinh ra vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Vì vậy, nếu lỡ tiêm phòng MMR trong tam cá nguyệt đầu tiên, nguy cơ dị tật có thể rất thấp. Xét nghiệm ở tuần thứ 18 của thai kỳ có thể giúp bạn xác định nguy cơ này.
 
tiêm phòng trước khi mang thai
 
Ngoài ra, bắt đầu từ giữa năm 2014, Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm phòng sởi và Rubella (MR). Nếu cơ thể đã miễn dịch với quai bị, bạn có thể lựa chọn tiêm phòng MR trước khi mang thai.
 
Nhiều chị em băn khoăn, lo lắng về độ an toàn của việc chủng ngừa trước khi mang thai cho chính bản thân và sức khỏe của em bé sau này. Tuy nhiên, khoa học đã phân loại các loại vắc-xin dành cho phụ nữ mang thai thành 3 nhóm:
 
- Vắc-xin an toàn cho thai nhi: Uốn ván, Viêm gan B, Cúm được bào chế từ các loại vi-rút đã bất hoạt. Đây là các vắc- xin không gây ảnh hưởng cho thai nhi, đồng thời có tác dụng bảo vệ bé sau khi sinh nhờ kháng thể mẹ truyền cho con qua nhau thai.
- Vắc-xin không dùng cho phụ nữ mang thai: Bại liệt dạng uống, Ho gà, Bạch hầu, Sởi, Quai bị, Lao (BCG), Thương hàn.
- Vắc-xin có thể sử dụng trong 1 số trường hợp đặc biệt: Bệnh dại, bệnh tả.
 
Vì vậy, chị em cần có kế hoạch chủ động về thời gian mang thai, có hiểu biết đúng đắn và lựa chọn chủng ngừa trước khi mang thai.
 
Trong thời gian tiêm phòng, cần có kế hoạch tránh thai hợp lý. Nếu ngay khi tiêm phòng đã thụ thai cần hỏi xin ý kiến của chuyên gia.
 
Không tiêm phòng khi có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi và các dấu hiệu bất thường khác 
 
Phụ nữ có các bệnh mãn tính như tim, thận khi tiêm phòng cần tư vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
 
Theo dõi tình hình sức khỏe trước và sau khi tiêm phòng 12 - 24 giờ.
 

5.Tiêm phòng trước khi mang thai ở đâu?

 

Một số địa chỉ tiêm phòng trước khi mang thai cho mẹ bầu ở Hà Nội
 

– Trung tâm Y tế dự phòng
  • 50C Hàng Bài. ĐT: 04. 38229263
  • 70 Nguyễn Chí Thanh. ĐT. 04. 37730268
  • Viện vệ sinh dịch tễ (131 Phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
  • Đường Nguyễn Viết Xuân (Hà Đông)
     
– Trung tâm tiêm phòng
  • Địa chỉ: số 35 Trần Bình – Mai Dịch – Cầu Giấy (Đối diện Viện 198). ĐT: 04-3768.5512
  • Một số địa chỉ tiêm phòng trước khi mang thai cho mẹ bầu ở Hồ Chí Minh:
     
– Các Trung tâm Y tế dự phòng tại các phường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
 
– Bệnh viện Đại học Y Dược
  • Địa chỉ: 221B Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận.
     
– Viện Pasteur
  • Địa chỉ: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3 ĐT: 08. 38230352
     
– Bệnh viện Từ Dũ
  • Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh ĐT: 08. 38391229

Tiêm phòng trước khi mang bầu là việc làm cần thiết để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Tùy tình trạng sức khỏe, bạn có thể lựa chọn những loại vắc-xin phù hợp cho mình. Ngoài những loại vắc-xin kể trên, bạn nên bổ sung thêm một số loại chủng ngừa khác như viêm gan A, Tdap ( vắc-xin ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván)… trong thai kỳ của mình.


Xem Thêm:
 










 

 

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU