Đông Y thái phương

Mong muốn được làm cha làm mẹ của các cặp vợ chồng hiếm muộn rất cao. Do đó khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm mặc dù có tỷ lệ thành công rất cao nhưng rất buồn cẫn còn nhiều trường hợp không thành công. Vậy những dấu hiệu chuyển phôi không thành công là như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu để biết rõ hơn nhé.

Những dấu hiệu chuyển phôi không thành công

Sau khi chuyển phôi vào tử cung người mẹ, khoảng từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 14, các dấu hiện thụ thai có thể xuất hiện và dễ dàng cảm nhận được, thậm chí trong một vài trường hợp, các dấu hiện đã có thể nhận thấy vào ngày thứ 5. Tuy nhiên nhiều mẹ chuyển phôi không thành công. Vậy dấu hiệu chuyển phôi không thành công như thế nào?

chuyển phôi không thành công gây áp  lực lớn lên người mẹ

Chuyển phôi không thành công gây áp  lực lớn lên người mẹ
  • Dễ thấy nhất là chảy nhiều máu vào ngay ngày thứ 2 - 3 sau chuyển phôi. Nhiều bà mẹ thường bị nhầm lẫn với dấu hiệu mang thai sớm (xuất hiện những giọt máu hồng ở quần lót) do đó không chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân.
  • Nhiều bà mẹ ra máu nhiều đây là dấu hiệu báo việc phôi thai không bám vào thành nội mạc tử cung (có thể là không phù hợp để bám) nên nhanh chóng bị tuột ra, tạo thành những cục máu nhỏ đỏ thẫm hoặc máu loãng (là phôi thai). 
  • Cũng có một số bà mẹ có phôi tương thích với nội mạc tử cung, nhưng do chế độ ngủ nghỉ, dinh dưỡng không hợp lý khiến lớp nội mạc tử cung không đủ dày, môi trường không tốt thì đến khoảng ngày thứ 10, phôi sẽ bị đẩy ra khiến mẹ bầu bị chảy nhiều máu hơn.
  • Ngoài ra, từ ngày thứ 7 - 10, mẹ đã có thể mua que thử thai về thử với nước tiểu. Nếu như đã đảm bảo tiến hành đúng quy trình nhưng que thử vẫn chỉ báo 1 vạch, chứng tỏ bạn đã bị chuyển phôi không thành công. Vậy đây là nguyên nhân chuyển phôi không thành công? 
>> Tìm hiểu thêm: Những dấu hiệu mang thai phổ biến bà bầu nên biết

Nguyên nhân chuyển phôi không thành công

Độ tuổi người mẹ cao

Độ tuổi quyết định rất nhiều đến sự thành bài của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Tuổi càng cao thì chất lượng trứng sẽ càng suy giảm. Theo thống kê thì phụ nữ trên 40 tuổi chỉ có 10% tỉ lệ chuyển phôi thành công, trong khi phụ nữ dưới 35 tuổi đạt khoảng 35%. 

Chuyển phôi không thành công nguyên nhân nhiều do người mẹ

Chuyển phôi không thành công nguyên nhân nhiều do người mẹ

Chất lượng trứng

Khi phân tích nguyên nhân thất bại trong chuyển phôi, nhiều kết quả cho ra nguyên nhân bắt nguồn từ chất lượng trứng. Trứng cung cấp phần lớn những cấu thành cần thiết cho quá trình thụ tinh và chuyển phôi. Chất lượng trứng sẽ suy giảm theo độ tuổi. Do đó, nếu trứng không đạt yêu cầu, độ tuổi lại cao thì chuyển phôi thất bại là điều tất yếu.

Chất lượng tinh trù​ng

Rất có khả năng trong tinh trùng có chứa nhiễm sắc thể (NST) dị thường mà tinh dịch đồ không phát hiện ra. Điều này có thể là do cơ thể nam giới đã tiếp xúc với hóa chất hay lạm dụng quá nhiều chất kích thích, đặc biệt là gần sát thời điểm lấy tinh trùng.

Chất lượng phôi

Mặc dù trứng và tinh trùng đủ tiêu chuẩn để sử dụng phục vụ quá trình thụ tinh trong ống nghiệm ở phòng Labo nhưng nếu khi phôi được đưa vào cơ thể mẹ mà ngừng phát triển (ngừng phân chia tế bào) sau 3 - 6 ngày thì chuyển phôi vẫn bị thất bại.

chuyển phôi có thành công hay không phụ thuộc vào dinh dưỡng của mẹ

Chuyển phôi có thành công hay không phụ thuộc vào dinh dưỡng của mẹ

Nguyên nhân xuất phát từ nội m​ạc tử cung

Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Southampton ở Anh đã sinh thiết niêm mạc tử cung của 43 phụ nữ thực hiện chuyển từ 3 - 10 phôi chất lượng tốt nhất vào tử cung nhưng thất bại và 72 phụ nữ sinh con thành công nhờ phương pháp IVF. Kết quả, các nhà nghiên cứu tìm thấy 1 cấu hình gen bất thường ở niêm mạc tử cung của 80% phụ nữ bị thất bại. Trong khi gen bất thường này lại không hề có ở những phụ nữ đã thành công khi chuyển phôi. 

Nghiên cứu này chỉ ra rằng rất có thể, nội mạc tử cung chính là 1 trong số các nguyên nhân dẫn đến thất bại.

Chế độ dinh dưỡng kh​ông hợp lý

Trong khi mọi thứ đều rất tốt nhưng chế độ ăn uống nghỉ ngơi trước và sau chuyển phôi không hợp lý cũng sẽ ảnh hưởng đến phôi khiến nhiều cặp vợ chồng bị thất bại.

Trước và sau chuyển phôi, cơ thể người mẹ thường rất yếu, cộng thêm những tâm lý hoang mang, hồi hộp khiến cho thành tử cung không đủ dày, phôi không thể bám vào làm tổ. Hoặc cũng có thể làm tử cung co bóp, ảnh hưởng đến sự di chuyển của phôi. 

>> XEM NGAY: Sau chuyển phôi nên ăn gì?
 
Như vậy các mẹ đã biết dấu hiệu chuyển phôi không thành công và nguyên nhân gây ra việc chuyển phôi không thành công. Từ những kiến thức này các cặp vợ chồng hãy rút ra kinh nghiệm để đảm bảo thu tinh trong ống nghiệm thành công. Có như vậy mới sớm có những thiên thần nhỏ đáng yêu nhé.
Chúc các gia đình sớm có “tin vui”

BS Khánh Hòa

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU