Đông Y thái phương

Đau bụng trong thời kỳ mang thai có rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể đau bụng do sinh lý, do tâm lý, do rối loạn tiêu hóa cũng có thể đau bụng có liên quan đến nguy cơ thai sản.
 

Tuy nhiên người ta thấy rằng nếu mẹ bầu chỉ bị đau nhẹ, thoáng qua thì đây là hiện tượng bình thường trong thai kỳ không có gì đáng lo ngại. Hãy cùng Đông Y Thái Phương tìm hiểu ngay sau đây.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bà bầu bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 5

Dây chằng căng

 

Ở tháng thứ 5 thai nhi bắt đầu có sự phát triển rõ rệt. Lúc này các cơ bụng của mẹ cũng phải dãn ra để dành không gian cho em bé. Các khớp xương đồng thời cũng bị kéo căng dẫn đến hiện tượng đau lâm râm.
 

Khi chị em đột ngột thay đổi tư thế cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn nhưng chỉ kéo dài vài phút sau đó sẽ tự biến mất nên chị em không phải quá lo lắng.
 


Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5

Táo bón

 

Do tử cung phát triển làm ê buốt ruột non, giảm khả năng vận động, khiến táo bón diễn ra thường xuyên.
 

Đã từng sinh mổ, khoảng cách sinh ngắn

 

Nếu mẹ bầu đã từng sinh mổ trước đó và lần mang thai này cách lần sinh trước đây chưa được 2 năm thì khi thai nhi phát triển trong tháng thứ 5, tử cung phát triển có thể làm các đường khâu cũ bị căng gây ra hiện tượng đau bụng khi mang thai tháng thứ 5.
 

Bong nhau thai non 

 

Nếu như mẹ bị đau bụng nhẹ và thấy một chút máu tức là bong thai nhẹ, nếu đau nhiều tức bụng ra nhiều máu thì là bong thai nghiêm trọng.Trong quá trình mẹ vận đồng mạnh, mang vác đồ nặng… sẽ làm nhau thai bị bong tách khỏi lớp nội mạc thành tử cung. Lúc này mẹ thường bị xuất huyết âm đạo, mức độ tăng dần khi không được phát hiện kịp thời. Và nguy cơ sảy thai hoặc sinh non là không tránh khỏi.
 

Viêm tắc ruột, viêm ruột thừa, viêm tụy

 

Ngoài đau bụng còn có dấu hiệu sốt, chóng mặt, buồn nôn. Trường hợp rất hiếm gặp nhưng nếu có cần nhanh chóng đưa thai phụ đi cấp cứu để nhanh chóng làm phẫu thuật nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.
 

Trong các trường hợp mẹ cảm thấy đau nhiều, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội có kèm xuất huyết âm đạo, mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám thai.
 


Đau bụng khi mang thai

 

Biện pháp khắc phục khi đua bụng ở tháng thứ 5 

 
  • Bà bầu nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như sắt, canxi, protein, vitamin và nhiều khoáng chất để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và em bé.
  • Uống nhiều nước để tăng lượng nước ối và giúp cơ thể chống phù nề, rạn da… Bà bầu có thể lựa chọn những loại thực phẩm giúp tăng lượng nước ối là: nước dừa, dưa hấu, dưa vàng, cam, bưởi…
  • Tâm lý thoải mái, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng, thường xuyên, không nên làm các công việc nặng, quá sức khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Không nên nằm hoặc ngồi một tư thế quá lâu có thể làm tăng nguy cơ bị chuột rút.
  • Ngay khi có các cơn đau bụng xuất hiện, mẹ cần dừng các công việc đang làm lại để nghỉ ngơi ngay lập tức để mọi thứ được ổn định, các cơn đau sẽ qua đi nhanh chóng.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
  • Ngoài ra mẹ cũng cần vệ sinh vùng kín cẩn thận tránh nguy cơ viêm nhiễm hay mắc một số bệnh phụ khoa. Bởi đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến đau bụng ở tháng thứ 5 khi mang thai.
  • Mẹ không nên mặc quần áo chật, không nên đứng hay ngồi một chỗ quá lâu, hãy có một số bài tập nhẹ,

Khi các triệu chứng đau bụng không thuyên giảm mà ngày một nặng hơn hãy nhờ đến sự thăm khám kịp thời của bác sĩ. Chúc các mẹ có một thai kì khỏe mạnh.

>> Tham khảo thêm: Biện pháp giúp bà bầu an thai hiệu quả từ bài thuốc đông y củ gai

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU