Đông Y thái phương

Dị ứng khi mang thai hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, ngứa, nổi mề đay lại khiến cho bà bầu vô cùng khó chịu và đây thực sự là nỗi ám ảnh đáng sợ khi mang thai. Vậy nguyên nhân khiến cho bà bầu bị mẩn ngứa và cách điều trị như thế nào cho hiệu quả mà không ảnh hưởng tới thai nhi? Hãy cùng Đông Y Thái Phương tìm hiểu ngay sau đây.

Có thể bạn quan tâm:

Nguyên nhân khiến bà bầu bị dị ​ứng

Dị ứng khi mang thai do bệnh mề đay, sẩn ngứa (PUPPP)

Một số phụ nữ mang thai có thể xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như phát ban màu đỏ, rất ngứa, nổi thành các mảng sẩn mề đay rộng trên bụng. Điều này được gọi là ngứa sẩn mề đay trong thai kỳ (PUPPP) hay là phát ban đa dạng.

PUPPP thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ hoặc có thể bắt đầu sớm hơn và đôi khi là trong hai tuần đầu tiên sau khi sinh con. Tình trạng dị ứng khi mang thai này phổ biến hơn ở phụ nữ mang thai song sinh và con so.

Các nốt phát ban có thể khiến các thai phụ ngứa ran, bắt đầu từ vùng bụng và xung quanh vùng da bị rạn (nếu có). Nó có thể lan rộng sang đùi, mông, lưng, và hiếm gặp hơn là ở tay và chân. Cổ, mặt, bàn tay, bàn chân thường không bị.

Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc mỡ để bạn bôi tại chỗ giúp cơn ngứa dịu đi, hoặc thuốc kháng histamin. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn có thể phải uống một đợt steroid.

Tuy nhiên, một điều may mắn là PUPPP không gây nguy hiểm cho bạn hoặc em bé. Nó thường biến mất trong vòng một vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh. Hơn nữa, bệnh hiếm khi tái lại trong lần mang thai tiếp theo.

Dị ứng khi mang thai do phát ban tha​i kỳ (hay sẩn ngứa trong thai kỳ)

Tình trạng này tương đối hiếm, đôi khi được gọi là phát ban thai kỳ, và có triệu chứng đặc trưng là cơ thể xuất hiện nhiều ban nhỏ, lúc đầu trông giống như các vết bọ cắn, sau đó do gãi mà lây lan ra.
Dị ứng khi mang thai do phát ban

Mẩn ngứa khi mang thai thường bắt đầu vào cuối tam cá nguyệt thứ hai hoặc đầu tam cá nguyệt thứ ba. Các mẩn nổi có thể rất ngứa và khó chịu, thường xuất hiện trên chân, tay hoặc thân trên của bạn. Bạn sẽ cần đi khám bác sĩ để được kê thuốc bôi và thuốc kháng histamine phù hợp. Trong một số trường hợp, thai phụ có thể cần dùng một đợt steroid đường uống.

Tình trạng này sẽ kết thúc sau khi sinh con, tuy nhiên với một số ít trường hợp, nó kéo dài đến ba tháng, và có thể tái phát ở lần mang thai sau. Tuy nhiên, nó không gây nguy hiểm cho bạn hoặc thai nhi.

Khi nào dị ứng, mẩn ngứa khi có thai là ngu​y hiểm?

Chuyện các thai phụ thường hay cảm thấy ngứa ngáy trong thai kỳ không phải là hiếm, đặc biệt là khi bụng và ngực lớn dần lên, làn da sẽ căng ra. Bên cạnh đó, việc thay đổi nội tiết tố cũng có thể là một phần nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng khi mang thai.

Một số người cảm thấy lòng bàn tay và lòng bàn chân đỏ lên và đôi khi bị ngứa. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do sự gia tăng hormone estrogen. Tình trạng này thường biến mất ngay sau khi sinh em bé.

Bạn cũng có thể nhận ra rằng những triệu chứng trước đây làm cho bạn ngứa sẽ khiến bạn ngứa hơn khi mang thai, chẳng hạn như bị khô da. Đây là giai đoạn bạn có thể sẽ thấy sự xuất hiện hoặc thay đổi tình trạng của một số bệnh ngoài da. Bệnh chàm bội nhiễm thường có dấu hiệu nặng hơn trong thai kỳ, còn bệnh vẩy nến thì ngược lại. Nhiều thai phụ cho biết các triệu chứng của bệnh ít nghiêm trọng hơn. Dĩ nhiên luôn có những trường hợp ngoại lệ.

Một số bệnh mới xuất hiện trong giai đoạn mang thai có thể làm cho bạn bị mẩn ngứa hoặc ngứa khắp nơi nhưng không nổi mẩn. Các chứng bệnh này sẽ biến mất sau khi bạn sinh bé.

Phải làm sao nếu bà bầu bị dị ứng?

Cách điều trị cho tình trạng dị ứng khi mang thai sẽ phụ thuộc một phần vào nguyên nhân gây ngứa. Nếu do làn da của bạn bị căng hoặc bị khô, lưu ý những cách đơn giản sau đây:

Tránh tắm nước nóng lâu dưới vòi sen hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm. Việc này có thể làm khô da và khiến tình trạng ngứa tồi tệ hơn. Bạn nên sử dụng loại xà bông nhẹ không mùi vì một số mùi hương có thể gây kích thích. Tắm kỹ cho thật sạch xà phòng, sau đó lau khô người nhẹ nhàng. Bạn cũng nên dùng các sản phẩn làm từ bột yến mạch và tắm với nước ấm.
Dưỡng ẩm da với sữa dưỡng thể không mùi sau khi tắm.
Đắp gạc mát trên vùng da bị ngứa.
Tránh đi ra ngoài trong những ngày quá nóng, vì nắng nóng dễ làm da mẫn cảm hơn.
Mặc quần áo coton mềm mại, thoáng mát.
Nếu các biện pháp này dường như không có tác dụng, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để được kê thuốc bôi hay thuốc uống hay cả hai.

Điều trị dị ứng, mẩn ngứa k​hi có bầu

Các mẹ có thể làm theo chỉ dẫn dưới đây:
 
►Cách 1: Lấy một nắm lá khế tươi, bỏ vào chảo rang cho héo. Căn đến khi lá vẫn còn nóng ở nhiệt độ vừa phải (tránh nóng quá gây bỏng), dùng để chà xát lên những vùng da bị ngứa. Lặp lại vài lần cho đến khi khỏi hẳn thì thôi.
 
►Cách 2: Dùng khoảng 200g lá khế chua, sau đó rửa sạch rồi vò hoặc xay nát, cho vào nồi cùng 2 lít nước, đun sôi. Khi nước sôi cho thêm 2 thìa café muối trắng. Khi nước đã nguội chỉ còn hơi ấm, mẹ  bầu dùng một chiếc khăn mềm và dùng nước đó để lau lên người và tắm lại bằng nước sạch. Để cho tác dụng của lá khế hiệu quả hơn, các mẹ có thể vắt thêm ½ quả chanh vào nước tắm.

Phòng ngừa dị ứng ch​o bà bầu

Bà bầu bị dị ứng nên tắm rửa sạch sẽ, mặc trang phục thông thoáng để tránh hiện tượng đổ mồ hôi. Bạn cũng nên tránh ra ngoài khi trời nắng hoặc cư trú trong những nơi nóng bức.
– Bà bầu bị dị ứng nên tránh tắm nước nóng lâu dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm. Điều này chỉ khiến da bạn nhanh bị khô và càng thêm ngứa hơn.

– Nếu dùng sữa tắm, Ba bau bi di ung nên chọn loại có độ pH vừa phải. Một số loại sữa tắm không phù hợp có thể khiến da bạn bị khô và ngứa hơn. Để an toàn, bạn nên chọn loại sữa tắm không kích ứng (phù hợp với cả làn da mẫn cảm). Hoặc bạn có thể tắm với nước ấm mà không cần sữa tắm. Thỉnh thoảng, bạn mới nên dùng cách tắm ấm bằng bột yến mạch (đây là cách tắm xuất hiện ở nhiều spa). Phương pháp này có tác dụng cải thiện tình trạng bị ngứa da khi mang thai.

– Bạn cũng nên tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng. Bạn nên tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin A (có trong cá, trứng, các loại rau, củ)… Bạn cũng nên uống nước đều đặn hàng ngày.

– Một số loại kem bôi da, giúp chống rạn da và giữ ẩm có thể lạm dịu cơn ngứa. Với vùng bụng, bạn nên bôi (xoa) kem một cách nhẹ nhàng, tránh kích thích gây co bóp tử cung.

– Nếu tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng, bạn mới nên nhờ bác sĩ tư vấn việc sử dụng thuốc. Bạn không nên tùy ý sử dụng thuốc bởi vì, phần lớn các loại thuốc trị ngứa có ngoài thị trường là dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.

Lưu ý: Đa số các trường hợp bị ngứa khi mang thai đều an toàn cho sức khỏe của bé. Bất tiện duy nhất là nó khiến người mẹ mất yếu tố thẩm mỹ và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày…

– Bạn có thể dùng một chiếc khăn mát hoặc một chiếc khăn ấm để chườm vào vùng da bị ngứa, giúp giảm bớt cơn ngứa. Hoặc bạn có thể dùng túi chườm mát hoặc túi chườm ấm để làm dịu cơn ngứa.

– Bạn nên lưu ý tránh cào, gãi khi ngứa. Nguyên nhân là vì càng gãi thì bạn lại càng ngứa hơn. Ngoài ra, nếu gãi nhiều sẽ khiến cho lớp da ở chỗ đó càng bị kích thích, dễ để lại di chứng về sau. Tốt nhất, bạn có thể lấy tay vỗ (chà) nhẹ vào chỗ ngứa. Bạn cũng nên cắt móng tay, vệ sinh bàn tay để tránh nhiễm trùng vào vùng da bị ngứa.

– Để giảm ngứa do thay đổi độ pH âm đạo khi mang thai, bạn nên giữ vùng kín luôn được khô thoáng, sạch sẽ. Nếu muốn dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ, bạn nên chọn loại phù hợp. Trên thị trường, có một số loại dung dịch vệ sinh phụ nữ bị chống chỉ định cho phụ nữ có thai. Bạn cũng không nên lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh vì chúng có thể làm thay đổi môi trường pH tự nhiên của âm đạo.

Dị ứng khi mang thai n​ên ăn gì?

Ăn ngũ cốc

Trẻ có bị dị ứng hay không có thể phòng trước vào giai đoạn thứ 2 của thai kỳ (tháng thứ 4) và trong vòng từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9 sau khi sinh ra, tức là có thể làm giảm đáng kể nguy cơ dị ứng cho trẻ. Trong báo cáo nghiên cứu đăng trên tạp chí Y học nhi khoa của hội Y học Mỹ (JAMA Pediatrics) cho biết, mỗi tuần, thai phụ nên ăn 5 lần các loại hạt như lạc, đậu, vừng, (mỗi lần khoảng 45-55 gram) sẽ giảm được xác suất bị dị ứng khi trẻ chào đời. Vì vậy, trong thời gian mang thai, thậm chí cả trước và sau khi sinh, các mẹ nên ăn các loại hạt, lạc đều có thể giúp trẻ phòng dị ứng.

Ăn nhiều rau xanh

Các chất dinh dưỡng có chứa các loại vitamin C, E, β, carotene và axit béo Omega-3 giúp làm giảm nguy cơ dị ứng. Vì vậy, trong thức ăn của trẻ nên có nhiều trái cây và rau củ hơn. Chẳng hạn như các loại hoa quả giàu hàm lượng vitamin C, cà rốt, rau xanh màu sẫm hoặc cá hồi, cá tuyết có chứa axit béo Omega-3. Cũng có thể thêm một vài thực phẩm vi sinh giúp phòng ngừa các triệu chứng dị ứng đường hô hấp nhưng với các triệu chứng dị ứng da như: viêm da dị ứng, phát ban, bệnh chàm thì tác dụng giảm thiểu và phòng dị ứng ít hiệu quả hơn.

>> Tìm hiểu thêm: Giải pháp giúp an thai hiệu quả cho bà bầu từ bài thuốc củ gai tươi

 

GỌI HOTLINE: 1900.4539 - 033.249.6789 ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU