Khoảng thời gian phụ nữ mang thai hầu như là một giai đoạn rất nhạy cảm, do đó mọi hiện tượng triệu chứng thông thường trên cơ thể lại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé đặc biệt là hiện tượng
bị ngứa khi mang thai. Những vết ngứa tưởng chừng vô hại có thể đe dọa sức khỏe thai nhi thậm chí gây sảy thai. Vì vậy, khi các bà bầu bị ngứa nhất là trong các tháng cuối thai kì tuyệt đối không được phép chủ quan. Mời bạn cùng tham khảo các thông tin bổ ích sau đây để bổ sung
kiến thức mang thai và có cái nhìn cụ thể về chứng bệnh bị ngứa khi mang thai nhé!
Nguyên nhân bị ngứa khi mang thai
- Tử cung tăng trưởng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của ngứa trong thai kỳ. Sự tăng trưởng của tử cung để có chỗ cho em bé khiến da bị giãn, khô (xerosis) và trở nên khó chịu, ngứa ngáy.
- Chứng phát ban: Những homone được sản xuất ra trong thai kỳ ảnh hưởng đến cơ thể, vốn đã rất nóng. Da tự cọ xát hoặc cọ xát vào quần áo và đổ mồ hôi, nên ẩm ướt và gây ra chứng phát ban, nổi rôm. Chúng thường xuất hiện ở các nếp gấp của da và các nếp nhăn, gây ngứa và khó chịu.
- Nổi mề đay: Cuối thai kỳ, một số phụ nữ xuất hiện những mảng ngứa lớn dưới dạng mề đay và sần (PUPP), bắt nguồn từ dạ dày và lan truyền đến các bộ phận khác của cơ thể như bụng, đùi và cánh tay. Dấu hiệu của nó là gây ngứa quá mức, nhưng lại không gây hại gì cho bạn và thai nhi. Chỉ 1% thai phụ bị PUPP, nên bạn hãy đến bác sĩ phụ khoa kiểm tra, để xác nhận tình trạng có thực sự bị PUPP hay không?
- Do ngứa sần: Ở một số chị em phát triển một căn bệnh hiếm gặp gọi là ngứa sần. Điều này dẫn đến sự hình thành của “da gà” trên cơ thể. Nó thường xuất hiện ở chân, tay, cánh chân và cánh tay. Bệnh này không gây hại gì cho bạn và bé, nhưng sẽ khiến bạn khó chịu.
- Phồng mụn rộp: Một số bà bầu lại gặp một tình trạng khác, được biết đến như là bệnh pemphigoid khi mang thai (mụn rộp thời kỳ thai nghén). Tình trạng này có đặc trưng như là ngứa mề đay, với dạng tổn thương giống như bóng đèn. Mụn phồng rộp thường xảy ra ở giai đoạn 3 của thai kỳ nhưng cũng có những trường hợp xảy ra ở giai đoạn đầu, có thể gây ra các biến chứng kéo theo sự chậm phát triển của thai nhi và
sinh non.
- Nhiễm nấm men: Một số phụ nữ có thể bị ngứa âm đạo trong thời kỳ mang thai. Nó chủ yếu gây ra bởi sự thay đổi độ PH của âm đạo, hoặc do một số bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm vi sinh. Nhiễm nấm men rất phổ biến trong thai kỳ và có thể gây ngứa từ nhẹ đến nặng.
- Ứ mật intrahepatic: Đây là một tình trạng ngứa khác xảy ra trong thai kỳ và có khoảng 2% thai phụ mắc phải nguyên nhân này. Đó là do tổng hợp muối mật, một vấn đề của gan. Mật chảy không bình thường trong ống dẫn nhỏ của gan và tích tụ trong cơ thể, gây ra hiện tượng ngứa quá mức. Đôi khi, ngứa nặng đến mức người bị ngứa sẽ gãi đến trầy xước và tổn thương da.
Tất cả các tình trạng ngứa cơ thể trong khi mang thai được đề cập ở trên, sẽ dần biến mất sau khi sinh và không lặp lại ở lần mang thai tiếp theo. Tuy nhiên, tình trạng ứ mật intrahphic là ngoại lệ và thường xảy ra trong những lần mang thai khác.
Giảm thiểu nguy cơ bị ngứa khi mang thai
- Bạn nên tắm rửa sạch sẽ, mặc trang phục thông thoáng để tránh hiện tượng đổ mồ hôi. Bạn cũng nên tránh ra ngoài khi trời nắng hoặc cư trú trong những nơi nóng bức.
- Bạn nên tránh tắm nước nóng lâu dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm. Điều này chỉ khiến da bạn nhanh bị khô và càng thêm ngứa hơn.
- Nếu dùng sữa tắm, bạn nên chọn loại có độ pH vừa phải. Một số loại sữa tắm không phù hợp có thể khiến da bạn bị khô và ngứa hơn. Để an toàn, bạn nên chọn loại sữa tắm không kích ứng (phù hợp với cả làn da mẫn cảm). Hoặc bạn có thể tắm với nước ấm mà không cần sữa tắm. Thỉnh thoảng, bạn mới nên dùng cách tắm ấm bằng bột yến mạch (đây là cách tắm xuất hiện ở nhiều spa). Phương pháp này có tác dụng cải thiện tình trạng bị ngứa da khi mang thai.
- Bạn nên tránh các loại xà phòng hoặc các sản phẩm chăm sóc da có chứa nồng độ xút cao, dễ gây kích ứng.
- Bạn có thể dùng một chiếc khăn mát hoặc một chiếc khăn ấm để chườm vào vùng da bị ngứa, giúp giảm bớt cơn ngứa. Hoặc bạn có thể dùng túi chườm mát hoặc túi chườm ấm để làm dịu cơn ngứa.
- Bạn nên lưu ý tránh cào, gãi khi ngứa. Nguyên nhân là vì càng gãi thì bạn lại càng ngứa hơn. Ngoài ra, nếu gãi nhiều sẽ khiến cho lớp da ở chỗ đó càng bị kích thích, dễ để lại di chứng về sau. Tốt nhất, bạn có thể lấy tay vỗ (chà) nhẹ vào chỗ ngứa. Bạn cũng nên cắt móng tay, vệ sinh bàn tay để tránh nhiễm trùng vào vùng da bị ngứa.
- Để giảm ngứa do thay đổi độ pH âm đạo khi mang thai, bạn nên giữ vùng kín luôn được khô thoáng, sạch sẽ. Nếu muốn dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ, bạn nên chọn loại phù hợp. Trên thị trường, có một số loại dung dịch vệ sinh phụ nữ bị chống chỉ định cho phụ nữ có thai. Bạn cũng không nên lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh vì chúng có thể làm thay đổi môi trường pH tự nhiên của âm đạo.
- Bạn cũng nên tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng. Bạn nên tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin A (có trong cá, trứng, các loại rau, củ)… Bạn cũng nên uống nước đều đặn hàng ngày.
- Một số loại kem bôi da, giúp chống rạn da và giữ ẩm có thể lạm dịu cơn ngứa. Với vùng bụng, bạn nên bôi (xoa) kem một cách nhẹ nhàng, tránh kích thích gây co bóp tử cung.
- Nếu tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng, bạn mới nên nhờ bác sĩ tư vấn việc sử dụng thuốc. Bạn không nên tùy ý sử dụng thuốc bởi vì, phần lớn các loại thuốc trị ngứa có ngoài thị trường là dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
Lưu ý: Đa số các trường hợp bị ngứa khi mang thai đều an toàn cho sức khỏe của bé. Bất tiện duy nhất là nó khiến người mẹ mất yếu tố thẩm mỹ và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày…
Một số cây thuốc thiên nhiên khắc phục bệnh phong ngứa cho bà bầu.
– Lá khế
Cách dùng: Cần một nắm đầy lá khế xối sạch bụi bẩn dưới vòi nước lạnh rồi cho vào nồi nhỏ đổ nước vào đun sôi dưới lửa nhỏ 10 phút. Đổ nước vừa nấu được ra thau lớn và pha thêm nước lạnh vào. Dùng nước này để tắm mỗi ngày.
Công dụng: đặc điểm của là khế là có tình bình, khi chín thì có tính ôn. Lá được dùng để giải khát, trị các chứng tiểu khó, phong nhiệt và chữa các bệnh
dị ứng khi mang thai
– Lá chè xanh
Cách dùng: Mỗi này dùng 20g lá chè xanh, tươi rửa sạch và nấu chung với 1lit nước. Đun sôi nước khoảng 10 phút rồi voét bỏ cái. Lấy khăn mềm thấm nước nấu và lau nhẹ lên những chỗ bị ngứa. Thực hiện hằng ngày sẽ giúp các bà bầu đẩy lùi triệu chứng dần dần.
Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương
ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN
Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp