Đông Y thái phương

Các mẹ khi mang thai hầu như đều có dấu hiệu ốm nghén (đặc biệt 3 tháng đầu mang thai). Vậy khi bị ốm nghén nên ăn gì? Tham khảo cách điều trị và 20 thực phẩm trị ốm nghén cực hiệu quả dưới đây.

>>Xem thêm: 

Ốm nghén nặng phải làm sao?

ốm nghén nên ăn gì
Ốm nghén nặng khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu

Biểu hiện ốm nghén nặng

Cũng giống như ốm nghén thông thường, khi bị ốm nghén nặng mẹ bầu cũng có những triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, sợ mùi thức ăn,… Tuy nhiên, một số mẹ bầu bị ốm nghén nặng thì tình trạng nôn ói chiếm phần lớn thời gian ăn uống, nghỉ ngơi, nôn nhiều và nôn khan.

ốm nghén nên ăn gì

Ốm nghén nặng ăn gì? Làm sao khi bị ốm nghén nặng?

– Khi bị nghén nặng, mẹ bầu sẽ dễ bị mất nước nên các mẹ cần được đưa đến bác sĩ để được tư vấn và chăm sóc kịp thời.
– Nên chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ, ăn nhẹ trước khi đi ngủ, uống một ly nước cam hoặc nước ép cà chua, đu đủ chín để giảm buồn nôn và còn giúp mẹ cung cấp chất cần thiết cho thai nhi trong trường hợp mẹ không thể ăn được gì.
– Trong một số trường hợp mẹ bầu bị nôn mửa quá nhiều không thể hấp thu các dưỡng chất khác thì các bác sĩ sẽ bổ sung vitamin B6 để giảm buồn nôn và làm tăng hiệu quả việc hấp thụ chất sắt, các vitamin khác.
ốm nghén nên ăn gì
Tình trạng buồn nôn, nôn ói thường xuyên khiến mẹ bầu bị mất nước nghiêm trọng

– Nên chọn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá, không gây ngán.
– Mẹ bầu nên tránh các loại thức ăn khiến cho tình trạng ói mửa thêm trầm trọng hơn như thức ăn có mùi nồng, tanh, thức ăn tái sống, nên ăn thức ăn lạnh và có mùi thơm dịu,…
_Những món ăn tái sống, có mùi tanh càng khiến tình trạng nôn mửa của mẹ bầu ngày càng trầm trọng hơn
– Khi nôn ói nhiều mẹ bầu sẽ rơi vào tình trạng mất nước. Lúc này, các mẹ cần uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng khử nước. Nước cũng rất quan trọng với bà bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ khi tình trạng khử nước có thể kích thích dạ con co bóp, dẫn tới sảy thai. Theo lời khuyên của các chuyên gia khoa sản, bà bầu nên uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Vậy với các mẹ bị ốm nghén nên ăn gì để giảm thiểu tình trạng ốm nghén trong 3 tháng đầu mang thai này?

Ốm Nghén - Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Tư Vấn 

dang-ky-ngay     

 hotline      

Ốm nghén nên ăn gì?

  1. Gừng
Gừng được biết là một vũ khí chống lại cảm giác buồn nôn rất hiệu quả. Bà bầu có thể nhấm nháp một chiếc kẹo gừng hoặc uống trà gừng, bạn cũng có thể ăn gừng kèm với những thực phẩm khác trong bữa ăn.
  1. Vỏ cam,quýt
Vỏ các loại quả quýt, cam có tác dụng rất tốt trong việc chống nôn. Cách tốt nhất cho bà bầu là hãm vỏ quýt, cam với nước sôi uống hàng ngày.
  1. Bạc hà
Cũng giống như gừng, bạc hà có tính âm, làm giảm triệu chứng buồn nôn. Vì vậy, bà bầu có thể uống một ly trà bạc hà hay ăn kẹo bạc hà để trị chứng ốm nghén.
  1. Chanh
Chanh  được biết đến là một trong những thực phẩm làm giảm ốm nghén cho bà bầu, giúp bà bầu hết cảm giác buồn nôn hiệu quả. Khi bị ốm nghén, các mẹ bầu có thể ngửi mùi chanh hoặc thái lát chanh rồi cho vào uống với nước cũng rất tốt.
  1. Củ cải
Củ cải: Có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, hóa đàm, giải trừ buồn nôn.
Bạn có thể ép lấy nước củ cải uống hoặc chế biến thành các món ăn trong bữa ăn hàng ngày;

  1. Tía tô
Theo Đông y, tía tô có tính ấm, có tác dụng an thai, hạn chế triệu chứng buồn nôn ở phụ nữ mang thai. Những bà bầu ốm nghén có thể dùng lá tía tô hãm nước sôi uống hàng ngày hoặc chế biến kết hợp với các món ăn khác trong bữa ăn, hiệu quả sẽ rất rõ rệt.
  1. Chuối
Nếu mẹ bầu gặp các triệu chứng ốm nghén và buồn nôn quá nặng, đi kèm với mất nước thì ăn chuối tươi cũng có thể hạn chế được tình trạng này. Khi ói mửa hay tiêu chảy nhiều, cơ thể thường bị mất kali nhanh chóng khiến cảm giác mệt mỏi buồn nôn thêm trầm trọng. Trong chuối có chứa nhiều kali, vì vậy việc ăn chuối có thể bù lại lượng kali bị mất đi rất nhanh chóng mà lại đơn giản.
  1. Bánh mì
Nếu mẹ hỏi ốm nghén nên ăn gì thì bánh mì nướng, bánh mì sandwich cho thêm một chút bơ làm nóng lên là lựa chọn hấp dẫn cho những bà bầu ốm nghén. Đây là loại thực phẩm bạn có thể ăn liên tục suốt thời gian mang thai.
  1. Dưa hấu
Dưa hấu không chỉ giúp bà bầu hết cảm giác buồn nôn mà còn là loại thực phẩm bù lại lượng nước đã mất cho bà bầu khi nôn. 
  1. Rau xà lách
Bổ sung nhiều rau xà lách, các loại rau sống vào chế độ ăn hàng ngày như một món ăn bình thường có thể giúp chị em bầu hạn chế được hiện tượng nôn ói khi mang thai. Bạn nên ăn những loại rau sống này với bánh mì hoặc các món ăn khô khác.<ốm nghén nên ăn gì>
  1. Me
Me được coi là vị thuốc chữa nôn ói khi ốm nghén, chán ăn cho phụ nữ mang thai. Ốm nghén nên ăn gì? Qủa me chua sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này khá hiệu quả. Bạn có thể cho mẹ vào nước đun sôi chắt nước, sau đó cho đường quấy dều, uống 3 lần/ngày. Uống trong vài ngày liên tục.
  1. Nước ép cà chua
Cà chua giàu vitamin C, carotene, protein, nguyên tố vi lượng có lợi cho sắc tố da. Còn đu đủ chín tốt cho dạ dày, điều trị chứng khó tiêu, nôn mửa đặc biệt là cảm giác buồn nôn khi ốm nghén.
  1. Nước  ép đu đủ
Nước ép cà chua, đu đủ chín còn giàu vitamin A, giúp ngăn ngừa mất canxi, chứa các loại enzyme giúp thúc đẩy sự cân bằng trao đổi chất của người mẹ trong quá trình mang thai. Là 1 trong những loại thức ăn cho bà bầu bị nghén vừa tốt cho sức khỏe của mẹ còn giúp bé phát triển tốt.
  1. Sữa, sữa chua
Hãy uống một ly sữa hoặc ăn sữa chua ít chất như là một món ăn sắp đến giờ đi ngủ. Các sản phẩm sữa có chứa thuốc kháng axit tự nhiên, có thể giúp trung hòa axit trong dạ dày. Hạn chế lượng thức ăn có dầu mỡ và chất béo trong ngày cũng giúp giảm nghén.
  1. Rễ cây lau, sậy
ốm nghén nên ăn gì
 
Rễ cây lau, sậy: Có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể và làm hết nôn. Thường được dùng bằng cách nấu nước uống thay trà hoặc có thể kết hợp với trà actiso uống thay nước mỗi ngày cũng rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu.<ốm nghén nên ăn gì>
  1. Bánh quy
Các mẹ bầu nên để một hộp bánh quy giòn và có chút vị mặn ngay gần mình để có thể sử dụng bất cứ khi nào cần thiết. Một lưu ý nhỏ cho các mẹ, đó là ăn quá mặn sẽ dễ gây tăng huyết áp, do đó, dù bánh mặn có thể giúp khắc phục tình trạng ốm nghén, mẹ vẫn cần bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm khác và không nên ăn quá nhiều.
  1. Táo
Một lượng chất xơ vừa phải từ quả táo tươi đi qua thực quản xuống dạ dày có thể giúp chặn lại cảm giác buồn nôn khó chịu cho mẹ bầu. Bên cạnh táo ngọt, mẹ cũng có thể thử một vài miếng táo chua để thấy hiệu quả nhanh hơn.
  1. Chanh đào
Nhấm nháp một cốc nước lọc trong đó có vài lát chanh tươi cũng là một cách chống buồn nôn hiệu quả. Thậm chí, khi bạn buồn nôn, hãy ngửi chanh tươi. Các lát chanh tươi cũng sẽ làm bạn dễ chịu trong giai đoạn nghén ngẩm.<ốm nghén nên ăn gì>
  1. Nước
Tình trạng cơ thể bị mất nước có thể dẫn tới những cơn đau đầu, choáng vàng có kèm theo cảm giác buồn nôn ở mẹ bầu. Chính vì vậy, trong mùa hè nóng nực này mẹ nên thường xuyên nhắc nhở bản thân mình uống đủ nước để tránh tình trạng cơ thể bị thiếu nước.
  1. Bí đao
Bí đao: Với vị ngọt, tính mát, bí đao có tác dụng thanh nhiệt, bài trừ đàm và hạn chế tình trạng buồn nôn rất tốt. Bạn có thể ép lấy nước uống, phơi khô hãm thành trà uống thay nước mỗi ngày 

>>Xem thêm:

Tuyệt chiêu chữa trị ốm nghén cho bà bầu

GỌI HOTLINE: 1900.4539 - 033.249.6789 ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN


ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU