Đông Y thái phương
Ốm nghén là một triệu chứng phổ biến xảy ra trong giai đoạn mang thai. Nguyên nhân chính gây ra ốm nghén là do nội tiết và gormone của người phụ nữ mang thai biến đổi một cách sâu sắc ngay từ đầu thai kỳ, cơ thể nhạy cảm với sự thay đổi và phản ứng trước những biến đổi này gây ra ốm nghén. Hơn thế nữa, khi mang thai khứu giác trở nên nhạy cảm với một số mùi, khiến thai phụ cảm thấy khó chịu và buồn nôn, nôn ói.
 
Tuy nhiên, một số trường hợp ốm nghén nặng, không ăn uống được sẽ  dẫn đến tình trạng thai phụ bị mất nước, suy kiệt sức lực, tiếp đến xuất hiện triệu chứng phù, tăng huyết áp, protein niệu… có thể ngất và hôn mê.
 
Bên cạnh đó, nôn nhiều dễ khiến thai phụ bị tắc ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, suy yếu chức năng gan. Còn với thai nhi, có thể bị nhẹ cân và thai chết lưu.Trường hợp nghén nặng cần đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để khám và điều trị ngay.
 
 

Cách chữa trị ốm nghén
 
1/ Không bỏ đói cơ thể
Ốm nghén nên “ngại” ăn? Sai lầm rồi bầu nhé! Thực tế, việc dạ dày liên tục bị “bỏ đói” trong thời gian dài ngược lại sẽ khiến tình trạng nôn ói trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, thay vì “khóa miệng”, bầu nên tranh thủ nạp thêm thực phẩm cho cơ thể sau mỗi 3-4 tiếng.
2/ “Cứu cánh” cho buổi sáng
Nhâm nhi một vài miếng bánh quy hoặc một ít ngũ cốc ngay khi vừa mở mắt cũng có thể giúp bầu giảm bớt tình trạng ốm nghén. Bởi sau một giấc ngủ dài, dạ dày trống rỗng và cần được bổ sung thức ăn.
3/ Lựa thực phẩm đúng cách
Salad rau quả, sữa chua, các món để nguội, thực phẩm lạnh sẽ phù hợp với những mẹ bầu bị ốm nghén hơn so với những món nóng. Bởi khi nóng, thực phẩm dễ “bốc mùi” và khiến bầu cảm thấy khó chịu hơn.
4/ Uống đủ nước
Ngoài giúp duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể, bổ sung nhiều chất lỏng khi mang thai cũng giúp hạn chế ốm nghén hiệu quả. Không chỉ nước lọc, mẹ cũng có thể uống thêm sữa, nước trái cây, nước dừa…
5/ Ăn nhẹ trước khi ngủ
Một bữa ăn nhẹ với ngũ cốc, hoa quả hoặc sữa chua trước khi đi ngủ không chỉ giúp cung cấp protein, năng lượng cho cơ thể mà còn giảm ốm nghén cho bầu.
6/ “Thủ sẵn” trái cây
Thường xuyên mang theo trái cây, nhất là cam, chuối có thể ít nhiều cảm giác buồn nôn của mẹ bầu.
7/ Bổ sung vitamin B6
Sau nhiều nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện ra rằng, trong các loại vitamin, B6 là loại có thể hạn chế phần nào tình trạng ốm nghén khi mang thai. Vì vậy, thường xuyên “măm” các thực phẩm giàu loại vitamin này, mẹ nhé!
8/ Gừng
“Nổi tiếng” với công dụng trị ốm nghén, gừng là có tác dụng giảm đau và chống táo bón hiệu quả. Bầu có thể uống trà gừng, hoặc thêm 1 lát gừng vào ly nước nóng. Rất hiệu quả nhé!
9/ Dầu bạc hà
Mang khăn tay có hương bạc hà hoặc dùng giấy ăn có thấm tinh dầu bạc hà để ngửi bất cứ khi nào thấy buồn nôn, bầu ơi.
10/ Hạn chế đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ
Nằm trong danh sách những thực phẩm gây khó tiêu, đầy bụng, những đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ sẽ khiến tình trạng nôn ói của bầu trở nên nghiêm trọng hơn.
11/ “Nghệ thuật” hít thở
Bất cứ khi nào cảm thấy buồn nôn, bầu nên cố gắng hít thở thật sâu để xoa dịu hệ thần kinh. Sau đó, dùng tay bịt mũi bên phải và tiếp tục thở nhẹ nhàng. Cảm giác buồn nôn của bạn sẽ nhanh chóng được “thổi bay” theo từng hơi thở.
12/ Dành thời gian nghỉ trưa mỗi ngày
Tuy chỉ kéo dài chừng 15-30 phút, nhưng một giấc ngủ trưa có thể giúp mẹ bầu giảm bớt mệt mỏi và bổ sung thêm năng lượng cho các hoạt động buổi chiều.

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU