Bị ra dịch khi mang thai đã gây ra nỗi lo lắng ở hầu hết các bà bầu. Phần lớn các bà bầu đều lo sợ việc ra dịch là báo hiệu của những biến chứng chẳng lành. Tuy nhiên, nếu chất dịch này sệt, có màu khác lạ, mùi hôi hoặc khiến “cô bé” ngứa ngáy và kích ứng, bầu nên đi kiểm tra vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy vùng kín đang bị viêm nhiễm. Một trong những báo hiệu của việc ra dịch bất thường đó là do:
1. Viêm âm đạo do nấm men
Trong trường hợp này, phụ nữ mang thai có thể nhận thấy khí hư (huyết trắng) có màu trắng đục hoặc ngả vằng, có độ sệt hoặc gần giống phô mai tươi, gây ngứa và có thể ra máu do âm đạo bị kích thích. Nhiều phụ nữ thậm chí còn cảm thấy đau hoặc bỏng rát khi “giao ban” hoặc tiểu tiện. Viêm âm đạo do nấm men có thể không quá nghiêm trọng nhưng bạn vẫn nên đi khám phụ khoa để được kiểm tra và kê thuốc đặt kháng nấm.
Viêm nhiễm âm đạo
Nếu “cô bé” bị ngứa rát hoặc có mùi khó chịu, bạn nên đi khám phụ khoa để được kiểm tra và điều trị kịp thời
2. Viêm âm đạo do tạp khuẩn
Xuất hiện do sự mất cân bằng vi sinh trong môi trường âm đạo, viêm âm đạo do tạp khuẩn thường gây ra tình trạng dịch tiết có mùi tanh sau khi “yêu” và kèm theo cảm giác ngứa, rát. Bệnh có thể lây lan lên tử cung và gây vỡ ối, sinh non. Vì vậy, mẹ bầu nên đi khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu bất thường để được thăm khám và điều trị kịp thời.
3. Bệnh lây qua đường tình dục (STDs)
Hầu hết những bệnh lây qua đường tình dục đều khiến dịch âm đạo có màu sắc và mùi “khác lạ”. Đặc biệt, bạn đều có thể sẽ cảm thấy đau khi quan hệ hoặc khi đi vệ sinh. Bệnh lây qua quan hệ tình dục có thể dẫn đến động thai, sinh non và nhiễm trùng đường tiểu sau sinh, thậm chí, một số vi sinh vật gây bệnh có thể đi qua nhau thai gây ảnh hưởng đến thai nhi hoặc truyền cho bé trong quá trình sinh nở hoặc có thể gây dị tật thai nhi
Một số lời khuyên cho các mẹ:
– Không nên mặc quần áo ẩm ướt, nhất là đối với đồ lót. Bạn nên thay đồ lót sạch sau khi tắm hoặc sau khi bơi.
– Nên mặc đồ lót bằng cotton, chất liệu thoải mái.
– Khi vệ sinh vùng kín, nên lau từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn từ hậu môn có thể tấn công “cô bé” của bạn.
– Nếu bạn đang mang thai 3 tháng đầu, bác sĩ có thể chờ đợi và tiến hành điều trị trong 3 tháng tiếp theo của thai kỳ. Một liều thuốc Metronidazole hoặc Clindamycin sẽ giúp bạn dễ chịu hơn.
Trong các trường hợp trên do vi khuẩn phát triển quá mức làm mất cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo, điều này càng tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây hại tăng lên. Tình trạng viêm âm đạo tái phát do vi khuẩn rất phổ biến và hậu quả kéo theo có thể là khí hư ra nhiều kèm theo phát ban, ngứa, đau nhức,, nóng rát âm hộ khi đi tiểu...
Trong trường hợp dịch âm đạo tăng lên nhiều, lại kèm theo có màu vàng, màu xanh hoặc màu xám thì bạn cần đi khám càng sớm càng tốt. Nếu dịch âm đạo có dạng khối hoặc dày hơn bình thường thì cũng có thể là dấu hiệu nhiễm trùng cần đi khám bác sĩ phụ khoa ngay các mẹ nhé.
>>> Xem thêm:
1. Mang thai bị đau bụng phải làm sao?
2. Điều trị chứng ra huyết khi mang thai hiệu quả.
3.Dọa xảy thai và điều cần biết
Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương
ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN
Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp