18 triệu chứng gây khó chịu thường gặp khi mang thai ở mẹ bầu
Triệu chứng gây khó chịu thường gặp khi mang thai ở mẹ bầu sẽ chấm dứt sau 1 khoảng thời gian nhất định và không đẻ lại bất kỳ hậu quả gì nên các mẹ bầu không nên hoang mang. Tuy nhiên trong thời gian này những triệu chứng dưới sẽ gây không ít khó chịu cho mẹ bầu. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ để biết cách phòng chống giúp các mẹ thoải mái hơn trong sinh hoạt thường ngày.
Triệu chứng gây khó chịu thường gặp khi mang thai:
Nhức đầu:
Thay đổi nội tiết có thể là nguyên nhân gây ra đau đầu khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu bầu bí.
Nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng thích hợp và uống nước đầy đủ có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng đau đầu.
Luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào cho tình trạng này.
Nếu bạn bị đau đầu dữ dội hoặc đau đầu mà không chữa trị được, hãy gọi cho bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn.
Nó có thể là một dấu hiệu của chứng tiền sản giật.
Tiểu nhiều:
Sáu tuần đầu tiên trong thai kỳ bạn sẽ thấy mình có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn, nó là một trong những dấu hiệu sớm và phổ biến nhất của thai kỳ.
Nguyên nhân là vì khi mang thai lượng máu trong cơ thể tăng lên khoảng 50% dẫn đến có rất nhiều chất lỏng dư thừa được bài tiết thông qua thận rồi chảy vào bàng quang.
Ngoài ra tử cung phát triển cũng gây ra áp lực lớn hơn lên bàng quang. (Triệu chứng gây khó chịu thường gặp khi mang thai)
Chóng mặt:
Huyết áp thấp do tử cung nén động mạch chính
Lượng đường trong máu thấp
Lượng sắt thấp
Nhanh chóng di chuyển từ vị trí ngồi lên vị trí đứng
Mất nước
Nhằm ngăn chặn rủi ro bị ngã khi mắc phải cơn chóng mặt, phụ nữ mang thai nên đứng lên từ từ, vịn vào các bức tường và vật thể cố định khác để hỗ trợ và cân bằng cơ thể.
Đau lưng:
Cùng với sự phát triển của thai nhi, người phụ nữ dần tăng cân, sự thăng bằng bị thay đổi, và trọng lực được kéo về phía trước khiến lưng bị căng kéo làm bà bầu dễ bị đau.
Ngoài ra khớp vùng chậu bắt đầu nới lỏng để chuẩn bị cho sinh nở cũng góp phần làm căng giãn vùng lưng.
Đúng tư thế và kỹ thuật nâng thích hợp trong thời kỳ mang thai cũng giúp giảm sự căng thẳng mệt mỏi cho lưng.
Táo bón:
Tăng sức nén từ việc mang thai vào trực tràng và ruột có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và quá trình đại tiện.
Ngoài ra, thay đổi nội tiết tố có thể làm chậm các thực phẩm được xử lý bên trong cơ thể.
Uống đủ nước, tập thể dục thường xuyên, và tăng chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn là một số cách để ngăn ngừa bệnh táo bón.
Luôn luôn kiểm tra với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn trước khi dùng bất cứ loại thuốc cho tình trạng này.
Nghẹt mũi hoặc chảy máu mũi:
Trong khi mang thai, niêm mạc đường hô hấp nhận được nhiều máu hơn, thường làm cho nó dễ tắc nghẽn hơn. Sự tắc nghẽn này cũng có thể gây nghẹt mũi hoặc chảy máu cam.
Ngoài ra, các mạch máu nhỏ trong mũi có thể dễ dàng bị vỡ do khối lượng máu tăng lên, gây ra chảy máu cam.
Nhiễm nấm men:
Do thay đổi hormone và tăng tiết dịch âm đạo, còn gọi là leukorrhea, phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng nấm men.
Nhiễm nấm men có đặc điểm là chất dịch dày, trắng chảy ra từ âm đạo và gây ngứa. Nhiễm nấm men có thể điều trị.
Luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào cho tình trạng này. (Triệu chứng gây khó chịu thường gặp khi mang thai)
Vết rạn da:
Phụ nữ mang bầu có thể có các vết rạn da màu hồng nhạt xuất hiện trên bụng, ngực, đùi, hoặc mông.
Vết rạn da xuất hiện thông thường do sự tăng cân nhanh chóng, và có xu hướng mờ dần sau khi sinh.
Thay đổi da:
Do biến động trong mức độ hoóc-môn, bao gồm các loại hoóc-môn kích thích sắc tố của da, các mẩn đốm đỏ nâu có thể xảy ra trên mặt, trán và má.
Điều này thường được gọi là mặt nạ của thai kỳ, hoặc chloasma, và thường biến mất ngay sau khi sinh.
Thoa kem chống nắng khi ra ngoài có thể làm giảm bớt một phần hiện tượng da thâm xảy ra. Sắc tố cũng có thể tăng lên dưới da xung quanh núm vú được gọi là quầng vú.
Ngoài ra, một vệt đen thường xuyên xuất hiện giữa bụng dưới. Tàn nhang có thể bị thâm, và nốt ruồi có thể phát triển.
Khoảng một nửa số phụ nữ mang thai đều cảm thấy buồn nôn và đôi khi ói mửa trong ba tháng mang thai đầu tiên – còn được gọi là ốm nghén (morning sickness – bởi vì các triệu chứng của nó nghiêm trọng nhất vào buổi sáng).
Một số phụ nữ có thể bị buồn nôn và ói trong suốt thời kỳ mang thai. Ốm nghén có thể do những thay đổi lượng hoóc-môn trong khi mang thai.
Chứng ốm nghén sẽ bị nặng thêm bởi sự căng thẳng hay việc đi lại, và bởi một số loại thực phẩm nhất định, chẳng hạn như đồ ăn cay hoặc chất béo.
Ăn các bữa nhỏ nhiều lần trong ngày sẽ giúp làm giảm các triệu chứng.
Một chế độ ăn giàu chất đạm và hidrat-cacbon tổng hợp (chẳng hạn như bánh mì, mì, chuối, và các loại rau củ xanh) cũng có thể giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng buồn nôn.
Nếu bị nôn ói nặng sẽ khiến phụ nữ bị mất nước và sút cân, tình trạng đó gọi là chứng nôn nghén (triệu chứng của ốm nghén trong đó chứng buồn nôn kéo dài liên tục).
Chứng nôn kéo dài sẽ dẫn đến mất nước và có thể cần phải nhập viện để truyền dịch và dinh dưỡng.
Hãy gọi cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh nếu bạn đang bị buồn nôn và ói mửa liên tục hoặc nghiêm trọng.
Mệt mỏi:
Khi cơ thể phải làm việc nhiều hơn để cung cấp môi trường nuôi dưỡng thai nhi, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu phụ nữ mang thai thường hay cảm thấy mệt mỏi.
Trong ba tháng mang thai đầu tiên, khối lượng máu và các chất lỏng khác tăng lên khi cơ thể điều chỉnh để mang thai.
Đôi khi thiếu máu cũng là nguyên nhân cơ bản của sự mệt mỏi. Thiếu máu là sự giảm khả năng vận chuyển oxy của các tế bào hồng cầu, và thường là do hàm lượng sắt thấp.
Một xét nghiệm máu đơn giản sẽ được tiến hành một lần trước khi sinh để kiểm tra vấn đề thiếu máu. (Triệu chứng gây khó chịu thường gặp khi mang thai)
Do tăng áp lực lên trực tràng và vùng đáy chậu, khối lượng máu tăng lên, và khả năng mắc táo bón cao hơn khi quá trình mang thai phát triển nên bệnh trĩ thường xảy ra ở cuối thai kỳ.
Tránh táo bón và căng thẳng khi đi vệ sinh có thể giúp ngăn ngừa bệnh trĩ.
Luôn luôn kiểm tra sức khỏe với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc để điều trị tình trạng này.
Giãn tĩnh mạch:
Giãn tĩnh mạch – mạch máu bị sưng lên và nổi gân màu tím – là hiện tượng phổ biến ở chân và xung quanh cửa âm đạo trong thời gian cuối thai kỳ.
Ở hầu hết các trường hợp, giãn tĩnh mạch gây ra bởi sự gia tăng áp lực trên đôi chân, các tĩnh mạch vùng chậu, và việc tăng khối lượng máu.
Ợ nóng (ợ chua) và chứng khó tiêu:
Ợ nóng khi mang thai (ợ chua) và chứng khó tiêu, gây ra bởi áp lực lên ruột và dạ dày (lần lượt ép lên dạ dày gây trào ngược trở lại thực quản), có thể được ngăn ngừa hoặc giảm bớt bằng cách ăn các bữa ăn nhỏ nhiều lần trong ngày và tránh nằm ngay sau khi ăn.
Chảy máu nướu răng:
Nướu răng có thể trở nên xốp hơn khi lưu lượng máu tăng lên trong khi mang thai, làm cho chúng dễ bị chảy máu.
Phụ nữ mang thai nên tiếp tục chăm sóc răng, nướu và đến nha sĩ để kiểm tra thường xuyên.
Triệu chứng này thường biến mất sau khi sinh.
Dị thực:
Dị thực là một cảm giác thèm khát HIẾM có, muốn ăn các thứ không phải thực phẩm, chẳng hạn như bụi bẩn, đất sét, hoặc than.
Cơn thèm khát sẽ dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng.
Sưng / giữ nước:
Sưng nhẹ là tình trạng phổ biến khi mang thai nhưng sưng nghiêm trọng vẫn còn tồn tại có thể là triệu chứng của tiền sản giật (điều kiện bất thường khi cao huyết áp).
Nằm ở phía bên trái, nâng chân, đeo ống hỗ trợ và giày thoải mái có thể giúp làm giảm sưng.
Hãy chắc chắn thông báo cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn về tình trạng sưng đột ngột, đặc biệt là ở bàn tay hoặc mặt, hoặc sự tăng cân nhanh chóng.
Stress khi mang thai:
Phụ nữ khi mang thai có nhiều thay đổi về cả thể chất lẫn tâm lý, họ trở nên nhạy cảm hơn với những tác động bên ngoài. Khả năng đáp ứng đối với những thay đổi về áp lực công việc, tình cảm, đời sống của phụ nữ mang thai sẽ thấp hơn nhiều so với người bình thường. Do đó, nguy cơ bị stress trong thai kỳ là rất lớn.
Nếu gặp những triệu chứng trên mà các mẹ bầu không thể tự khác phực được thì nên đi khám để được tư vấn của bác sĩ để được điều trị