Đông Y thái phương
Yoga trị liệu không đòi hỏi các tư thế phải có độ căng giãn mạnh hay quá khó. Chỉ với những động tác đơn giản, nhưng lại giúp tác động lên các bó cơ, đốt xương và cũng có tác dụng giảm căng khớp xương, cải thiện các chứng đau khớp. Đặc biệt đối với đau mỏi vai gáy phương pháp yoga chữa đau vai gáy này rất có hiệu quả.
 
yoga chữa đau vai gáy
 

1/ Yoga chữa đau vai gáy - nhận biết triệu chứng

Cơn đau vai gáy thường gặp sẽ có những đặc điểm sau:


yoga chữa đau vai gáy
 
  • Những cơ đau thường xuất hiện vào sáng sớm lúc ngủ dậy hoặc sau khi lao động nặng nhọc hoặc bị nhiễm lạnh.
  • Đau tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ, khi thời tiết thay đổi; giảm khi nghỉ ngơi.
  • Cơn đau có thể nhanh chóng chấm dứt và không tái lại (đau mỏi vai gáy cấp tính) nhưng nó cũng có thể kéo dài vài ngày, vài tháng (đau mỏi vai gáy mãn tính).
  • Cơn đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả ở hai bên khiến nó bị tê mỏi , cảm giác nặng nề và khó khăn trong vận động.
  • Cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi đứng loạng choạng, khó nuốt (uống nước sặc, nghẹn), đồng thời có thể xảy ra rối loạn chức năng, liệt các dây thần kinh VIII, X, XI…
  • Nhiều trường hợp tình trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém, khó ngủ, dễ xúc động…
 

2/ Yoga chữa đau vai gáy - nguyên nhân

Nguyên nhân cơ học:


yoga chữa đau vai gáy
 
  • Sinh hoạt sai tư thế như nằm ngủ gối đầu cao, dựa đầu vào ghế, nằm nghiêng và co quắp…. sẽ ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy cho các tế bào cơ. Khi cơ không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết thì vùng cổ, vai, gáy dễ bị đau nhức và cứng.
  • Ngồi lâu trước quạt, máy lạnh; thói quen tắm đêm; dầm mưa dãi nắng thường xuyên sẽ làm rối loạn hệ mạch, thần kinh điều khiển việc cung cấp dưỡng chất cho các bó cơ vùng vai gáy.
  • Làm việc quá sức hoặc tư thế hoạt động khiến cơ bị kéo căng quá lâu gây mất cân bằng vi chất trong cơ.
  • Rối loạn chức năng thần kinh: các dây thần kinh vùng vai gáy bị kéo dãn, hoặc kéo căng quá mức có thể gây ra sự rối loạn chức năng dây thần kinh khu vực này. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra các cơn đau mỏi vai gáy.
Các bệnh lý xương khớp: đau vai gáy có thể là dấu hiệu của các tổn thương xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, dính khớp bả vai…Nếu không điều trị, lâu dần người bệnh có thể bị mất chức năng hoạt động.
 
Nguyên nhân tuổi tác: Từ tuổi trung niên, do quá trình lão hóa tự nhiên, hệ mạch máu bị giảm tính dẻo dai, đàn hồi khiến việc lưu thông máu và trao đổi ô-xy trong cơ thể suy giảm, từ đó gây ra những biểu hiện như hoa mắt, nhức đầu, mỏi cổ, quay cổ nghe lắc rắc… Tuy nhiên hiện nay, tỷ lệ người đau mỏi vai gáy đang có xu hướng trẻ hóa. Nhân viên văn phòng ngồi làm việc nhiều trước máy vi tính, lái xe đường dài… là những đối tượng dễ mắc phải căn bệnh xương khớp này.
 
Do bệnh lý khác: Đau mỏi vai gáy không đơn thuần là một bệnh, nó còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý về xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, dính khớp bả vai, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, loãng xương…
 
Ngoài ra, thời tiết cũng là một trong những yếu tố khiến bệnh đau mỏi vai gáy trầm trọng hơn. Khi thời tiết trở lạnh, cơ thể yếu có thể bị nhiễm lạnh đột ngột, khí huyết ứ trệ, lượng ô-xy cung cấp cho máu bị giảm sút gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến đau nhức.
 

3/ Yoga chữa đau vai gáy hiệu quả như nào

Các động tác điều trị của yoga sẽ giúp tác động lên các bó cơ, và giảm sự căng ở các khớp xương, từ đó sẽ cải thiện đáng kể ở chứng đau khớp, đau cơ, đồng thời giúp cơ thể săn chắc hơn và còn ngăn ngừa lão hóa, thoái hóa xương khớp cùng nhiều các bộ phận khác của cơ thể.
 
yoga chữa đau vai gáy
 
Yoga trong trị liệu còn giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp và kiểm soát vận động, giúp các cơ trở nên dẻo dai, đàn hồi hơn. Nó cũng giúp ngăn ngừa các vấn đề về hệ cơ xương và có ích lợi cho những người bị viêm khớp và những người hồi phục sau khi bị gãy xương.
 
Ngoài ra, các động tác trị liệu giúp cho bạn cảm thấy thoải mái, và giúp giảm đau đáng kể về cơ và xương khớp. Sau đây là một số bài tập  cho những người đang phải khó chịu với căn bệnh này với liệu pháp yoga chữa đau vai gáy.

Ngoài ra còn có chữa đau vai gáy bằng đông y: http://dongythaiphuong.com/blog-suc-khoe/tiet-lo-cho-ban-cach-chua-dau-vai-gay-bang-dong-y-hieu-qua-3993.html
 

4/ Một số bài tập yoga chữa đau vai gáy

4.1. Chào mặt trời

yoga chữa đau vai gáy
 
  • Động tác 1:  Hai bàn tay chắp trước ngực sát xương ức, lưng thẳng. Thở ra hết sức, tập trung ‎y để khởi động.
  • Động tác 2: Đưa hai tay lên trên và ưỡn lưng hết mức, hai ngón tay cáI sát vào nhau. Hít vào, tập trung ‎y vào vùng thắt lưng.
  • Động tác 3: Gập người lại, bàn tay chạm đất, trán chạm đầu gối. Thở ra, tập trung ‎y vào bụng đang co lại.
  • Động tác 4: Hai bàn tay chống đất, đưa chân phảI về phía sau, cổ và ngực ưỡn hết mức. Hít vào, tập trung y vào cơ cổ đang căng thẳng.
  • Động tác 5: Đưa nốt chân tráI về phía sau, đưa mông lên cao, người gập thành hình chữ V ngươc. Mắt nhìn vào rốn, cằm đè lên xương ức. Ngừng thở, tập trung y vào vùng rốn.
  • Động tác 6: Chao người xuống tư thế nằm sấp, bụng không chạm đất, chỉ có hai bàn tay, hai đầu gối và hai hàng ngón chân chậm đất. Thở ra, tập trung y vào động tác hạ người xuống.
  • Động tác 7: Ưỡn cổ và ngực hết mức. Hít sâu, tập trung y vào các đốt sống thắt lưng đang bị dồn lại.
  • Động tác 8: Đưa mông lên cao trở về tư thế chữ V ngược. Ngừng thở, tập trung y vào vùng rốn.
  • Động tác 9: Đưa chân phảI lên, đầu và ngực ưỡn ngửa như động tác 4. Ngừng thở, tập trung y vào cơ cổ.
  • Động tác 10: Trở về như động tác 3.
  • Động tác 11: Vươn tay, ưỡn ngực như động tác 2
  • Động tác 12: Đưa hai tay chắp trước ngực như động tác 1.


4.2. Tư thế đầu bò:

yoga chữa đau vai gáy

  • Cong chân trái và đưa gót chân trái vào dưới bắp vế phải, gần bắp đùi phải
  • Cong chân phải gác qua đầu gối trái và đưa gót chân phải vào gần bắp đùi trái. Làm sao cho đầu gối phải nằm ngay trên đầu gối trái
  • Ấn xương tọa xuống sàn và hướng đỉnh đầu lên trần nhà đẻ kéo dài xương sống.
  • Cong cùi trỏ trái và đưa phần trước cánh tay trái ra phía sau lưng.
  • Đặt lưng bàn tay trái vào phần giữa lưng, gần 2 bả vai. Phần trước của cánh tay trái và mấy ngón tay của bàn tay trái phải cho thẳng lên phía đầu.
  • Hít vào, giương tay phải lên khỏi đầu. Cong cùi chỏ phải và đặt bàn tay phải giữa hai bả vai. Hướng lòng bàn tay phải vào lưng và mấy ngón tay của bàn tay phải chỉ thẳng xuống sàn.
  • Dùng bàn tay phải nắm chặt mấy ngón tay của bàn tay trái.
  • Nhẹ nhàng kéo hai cùi chỏ cách xa nhau ra. Phải cảm thấy hai vai duỗi và ngực mở ra.
  • Giữ tư thế từ 10 đến 30 giây rồi buông hai bàn tay và trở về tư thế ban đầu.
Lợi ích của tư thế mặt bò:
  • Đây là tư thế rướn cao làm cho hai tay và vai duỗi mạnh
  • Giúp giảm căng thẳng ở vai và mở ngực để giúp hít thở dễ dàng
Chống chỉ định:
Người có vấn đề  ở vai như viêm gân xoay cổ tay hoặc ở cổ, bắp đùi hay đầu gối
 
Lưu ý khi tập tư thế này:
  • Khi thực hiện tư thế mặt bò này phải giữ cho xương tọa ấn xuống sàn và hai đầu gối chồng lên nhau. Vị thế của hai chân làm cho hai bắp đùi, bắp vế và mắt cá duỗi mạnh.
  • Khi nắm hai tay phía sau lưng phải giữ hai vai thẳng góc phía trước và ngực được căng lên. Không rụt vai hay quặt hai cổ tay để nắm chặt hai bàn tay
  • Có thể dùng hai tay giữ một dây buộc sát vào nhau càng nhiều càng tốt rồi nhẹ nhàng kéo hai cùi chỏ cách xa nhau ra.


4.3. Tư thế chó úp mặt:

yoga chữa đau vai gáy

  • Căng cột sống, gân kheo, cơ mông, bắp chân, củng cố cơ Đenta và cơ 3 đầu.
  • Bắt đầu ở tư thế quỳ trên cả hai chân và hai tay, đầu gối mở rộng sang hai bên hông. Hai tay mở rộng bằng vai và 5 ngón tay xòe rộng.
  • Dùng lực cánh tay, từ từ đẩy người lên cao, hai chân duỗi thẳng (nếu gân kheo của bạn bị căng, thật nhẹ nhàng uốn cong phần đầu gối)
  • Dịch chuyển hai tay lên phía trước vài cm và bước lùi chân về phía sau vài cm để kéo dài thân người ra. Ép chặt bắp đùi khi di chuyển. Bấm gót chân về phía sau, xuống mặt sàn (không nhất thiết là gót chân phải chạm mặt thảm).


4.4. Tư thế tấm ván:

yoga chữa đau vai gáy

  • Từ tư thế chó cúi đầu, hạ thấp trọng tâm, ấn lòng bàn tay xuống và đẩy ngực về phía trước sao cho hai vai thẳng với cổ tay.
  • Ấn gót chân về phía tường phía sau và đỉnh đầu hướng về phía trước để tạo thành một đường thẳng từ đầu đến gót chân. Giữ tư thế trong ít nhất là 1 phút.
 
Bạn muốn có được vùng bụng phẳng lỳ, giảm được bệnh đau lưng mà không cần nhờ đến bác sĩ hay những phương pháp phẫu thuật thẩm mĩ. Đừng lo, vì đã có tư thế yoga cực hiệu quả giúp bạn điều này.

Bhujangasana là tư thế yoga nổi tiếng tên tư thế rắn hổ mang. Tư thế yoga này trông giống như một con rắn hổ mang với cái đầu bạnh ra của nó. Trong tiếng Phạn, từ “bhujanga” có nghĩa là con rắn và “asana” có nghĩa là bạnh ra.

Bhujangasana có rất nhiều lợi ích sức khỏe cho bạn. Nó cực kì hữu ích trong việc làm giảm đau các cơ lưng cổ và bụng. Bạn thường xuyên tập bhujangasana sẽ làm giảm bớt stress, âu lo và căng thẳng; thậm chí là hiệu quả với tình trạng trầm cảm. Dưới đây là một số lợi ích bhujangasana quan trọng nhất mang lại cho bạn:

Củng cố sự khỏe mạnh của cột sống
Tư thế rắn hổ mang cực kì hữu ích cho cột sống của bạn với các bài tập căng cơ lưng và bụng, khiến cột sống của bạn thêm khỏe mạnh và dẻo dai, tránh được các bệnh như thoái hóa cột sống… Tuy nhiên nếu bạn mắc chứng đau lưng kinh niên, bạn nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để có chế độ luyện tập thích hợp nhất.
 
Kích thích quá trình tiêu hóa: Bhujangasana giúp cho bạn tiêu hóa tốt hơn nhờ những động tác hay tư thế có lợi cho vùng bụng của bạn. Bhujangasana rất hữu ích cho những người bị rối loạn tiêu hóa.  Tư thế vươn người sẽ massage nhẹ nhàng đến các khu vực bụng và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

Làm giảm mỡ bụng: Tập yoga cho chúng ta một vóc dáng và sức khỏe hoàn hảo. Tuy nhiên, bạn phải thực hành mới có được điều kiện thưởng thức tất cả những lợi ích mà yoga mang lại cho bạn. Tư thế rắn hổ mang là một tư thế yoga tốt nhất cho bạn một vùng bụng phẳng phiu không mỡ. Bởi các tư thế căng cơ bụng, hay vươn người sẽ đốt cháy mỡ thừa ở vùng bụng của bạn, trả cho bạn vòng 2 như mơ ước.

Giảm căng thẳng: Nếu bạn đang bị các vấn đề như lo âu hay trầm cảm,đây là tư thế yoga sẽ giúp bạn vấn đề này.Tập bhujangasana là rấthữu íchtrong việc điều trịcác triệu chứng của stress như mệt mỏi,đau đầu và suy nhược.Cùng với đó,nócó hiệu quả trong việc làm giảm bệnh trầm cảm ở mức độ nhất định. Nếu bạn có chứng đau nửa đầu hay mất ngủ, hãy hỏi ý kiến của chuyên gia nhé!

Cải thiện lưu thông máu: Máu lưu thông tốt là điều kiện quan trọng cho bạn tràn đầy năng lượng để hoạt động trong ngày. Một trong những lợi ích lớn Bhujangasana là nó giúp cải thiện tuần hoàn máu.Một khi cơ thể bạn đã lưu thông máu ổn định, tế bào cơ thể của bạnsẽ được cung cấp với đủ chất dinh dưỡng và oxy để phát triển.Cải thiện lưu thông máu cũng sẽ giúp đỡ trong việc giữ cân bằng hormone. Hãy đặt bhujangasana trong lịch tập yogacủa bạn và cảm nhận những lợi ích của nó cho bạn một cuộc sống khỏe mạnh.
  • Thực hiện: hai tay chống xuống sàn, mở rộng bằng vai, duôi thẳng hai chân, gáy gập về phía sau, mặt hướng lên trên trần. Giữ động tác và thở nhịp nhàng đều đặn sẽ giúp bạn giảm căng thăng ở phần lưng. Lặp lại động tác 2 -3 lần tùy sức mỗi người.
>>XEM THÊM:  14 bài tập yoga chữa đau mỏi vai gáy tại nhà đơn giản nhất


4.6. yoga chữa đau vai gáy có thể tập tại văn phòng


yoga chữa đau vai gáy


Nhân viên văn phòng là những người phải ngồi hàng giờ trước máy vi tính, trong môi trường điều hòa và quạt máy. Nghe thì có vẻ rất nhẹ nhàng, nhưng thực ra công việc này lại tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm, mà phổ biến nhất là chứng đau vai gáy. Bởi vậy, các bác sĩ của Viện Sưu tầm và Nghiên cứu Nam dược Việt Nam sẽ giới thiệu một bài yoga chữa đau vai gáy gồm 3 động tác vô cùng đơn giản.
 
Tư thế chuẩn bị: Người bệnh ngồi thẳng lưng trên ghế tựa văn phòng, thả lỏng toàn thân và để cho tinh thần thoải mái.
  • Động tác 1: Dùng 2 bàn tay đặt lên sau gáy, xoa theo chiều từ trên xuống dưới cho tới khi thấy vai gáy nóng lên. Động tác này giống như một bài khởi động ngắn, giúp cho mạch máu được giãn nở.
  • Động tác 2: Người bệnh cúi đầu xuống, đồng thời thở ra. Sau đó từ từ ngẩng đầu lên, mắt nhìn lên trần nhà đồng thời hít vào nhẹ nhàng. Thực hiện động tác này khoảng 10 lần.
  • Động tác 3: Nghiêng đầu sang bên trái hết mức có thể, đồng thời thở ra. Sau đó chuyển nghiêng đầu sang phải đồng thời hít vào. Thực hiện khoảng 10 lần.
Sau 10 lần thực hiện như vậy, người bệnh đổi nghiêng sang trái thì hít vào và nghiêng sang phải thì thở ra. Thực hiện động tác này thêm 10 lần nữa. Bài yoga chữa đau vai gáy trên đây chỉ mất khoảng 5 phút, người bệnh có thể tranh thủ tập vào giờ nghỉ trưa hoặc giờ giải lao khi đang làm việc sẽ cho hiệu quả rất tốt.
 

4.7.  yoga chữa đau vai gáy có thể thực hiện tại nhà

So với bài tập yoga chữa đau vai gáy có thể tập ở văn phòng thì bài tập yoga chữa đau vai gáy với 5 động tác này phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn, đương nhiên tác động của nó tới các cơn đau vai gáy cũng nhiều hơn. Trước khi tiến hành bài tập này, người bệnh cần chuẩn bị thảm tập yoga và gối vuông tập yoga để tránh bị nhiễm lạnh và chấn thương.
 
yoga chữa đau vai gáy
 
  • Động tác 1: Người bệnh nằm ngửa trên thảm, kê gối dưới đầu. Sau đó nghiêng người rồi duỗi thẳng hai cánh tay ra sau lưng tạo thành một góc gần 90 độ với thân người. Sau đó từ từ nắm hai bàn tay vào nhau, cố gắng thực hiện nhẹ nhàng tránh làm đau bả vai và cánh tay. Thực hiện đến khi nào bạn thấy mỏi.
  • Động tác 2: Người bệnh quỳ trên thảm, đặt gối tập yoga ngay phía trước mặt. Tiến hành cúi người về phía trước, đặt 2 cùi chỏ lên gối rồi áp sát hai bàn tay vào nhau. Đầu người bệnh tựa lên gối, giữ nguyên tư thế này khoảng 10 phút đồng thời hít thở nhịp nhàng.
  • Động tác 3: Người bệnh quỳ trên thảm, đưa tay phải lên cao, sau đó gập khuỷu tay xuống dưới phía sau lưng. Tay trái vòng về sau lưng, nắm lấy bàn tay phải. Giữ nguyên tư  thế này, hơi nghiêng đầu về phía sau, hít thở đều khoảng 5 nhịp.
  • Động tác 4: Đứng thẳng, hai chân mở rộng bằng hông, hai cánh tay đưa ra phía sau lưng rồi nắm hai bàn tay lại với nhau. Từ từ cúi gập đầu xuống, cố gắng đưa cánh tay về phía trước tạo thành 1 góc 90 độ với thân người, hai bàn tay vẫn nắm, hít vào thở ra đều đặn khoảng 10 nhịp.
  • Động tác 5: Người bệnh đứng trên thảm, mặt hướng vào tường. Sau đó gập người, cúi đầu, gập khuỷu tay rồi đặt hai cẳng tay song song với nhau trên tường, khoảng cách giữa hai cẳng tay rộng bằng hông. Hít vào thở ra đều đặn khoảng 5 đến 19 nhịp thở thì chuyển sang động tác tiếp theo.

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU