Vì vậy, thai phụ có u xơ tử cung cần được theo dõi chặt chẽ trong thai kỳ, phòng ngừa sẩy thai, sinh non bằng cách nghỉ ngơi nhiều, dùng thuốc chống co bóp tử cung. Nếu sẩy, nên nạo kiểm tra buồng tử cung để tránh sót rau. Trong khi mổ lấy thai, không nên bóc nhân xơ vì nguy cơ chảy máu rất nhiều và có thể dẫn tới phải cắt tử cung, bác sĩ mổ sẽ chỉ bóc nhân xơ nếu vị trí u xơ nằm ngay mặt trước đoạn eo của tử cung ( vị trí mở cơ tử cung để lấy em bé) hoặc u xơ nằm dưới thanh mạc có cuống có thể kẹp cắt dễ dàng ít gây chảy máu.
Điều trị u xơ tử cung khi mang thai thế nào?
- Nếu u không có biến chứng thì cứ để theo dõi, thai phụ vẫn có thể sinh như bình thường. Trừ khi có biến chứng nặng nề, không nên bóc hay cắt u xơ trong thai kỳ vì nguy cơ chảy máu cao. Vào tuần 12-22 thai kỳ, cần cung cấp máu cho thai phụ để ngăn ngừa u xơ tiến triển đến thoái hóa đỏ.
- Trong thai kỳ: Phòng ngừa sảy thai, sinh non bằng cách nghỉ ngơi nhiều, dùng thuốc chống co bóp tử cung. Nếu sảy thai, nên nạo kiểm tra buồng tử cung để tránh sót rau. Nếu có biến chứng hoại tử vô trùng, chỉ cần điều trị nội khoa (nghỉ ngơi, chườm đá, giảm đau, giảm co). Chỉ định phẫu thuật trong những trường hợp bắt buộc phải can thiệp như: u tăng nhanh kích thước và gây đau nhiều; biến chứng hoại sinh điều trị nội khoa không kết quả. U xơ tử cung có cuống bị xoắn.
- Trong lúc chuyển dạ: Nếu u xơ tử cung ở vị trí không gây cản trở cho đường ra của thai nhi thì vẫn theo dõi cho sinh thường. Nếu u xơ tử cung là khối u tiền đạo, gây cản trở cho đường ra của thai nhi thì bắt buộc phải mổ.
- Sau khi sinh, khối u thường nhỏ lại. Tuy nhiên, theo dõi sát sự co hồi của tử cung, nếu là u xơ tử cung có cuống, phải đề phòng bị biến chứng xoắn khối u.
Ngăn ngừa u xơ tử cung khi mang bầu
Để phòng tránh nguy cơ mắc phải u xơ tử cung trong thai kỳ, trước khi quyết định có thai, chị em nên hỏi ý kiến chuyên gia tư vấn và khám tầm soát bệnh này để được phát hiện và chữa trị sớm. Không nên có thai nếu đang bị u xơ tử cung dù kích thước khối u nhỏ. Cũng lưu ý là u xơ tử cung thường dễ tái phát, nên với các chị em đã từng điều trị u xơ tử cung bằng phương pháp “bóc nhân xơ” cần tránh mang thai ngay sau khi mổ, chỉ nên có thai lại sau 1- 2 năm
Chế độ dinh dưỡng khi bị u xơ tử cung thai kì
Các loại thực phẩm cần tránh: Bà bầu không nên ăn thịt màu đỏ, thịt từ động vật có vú như thịt bò, thịt lợn…, hạn chế dùng các sản phẩm sữa có hàm lượng chất béo cao như kem, sữa béo, bơ… vì chứa nhiều kích thích tố, trong đó có estrogen có thể làm cho khối u phát triển to hơn.
Cafein trong nước ngọt, socola, trà, cà phê hay thực phẩm có hàm lượng muối cao như đậu nướng, bánh quy, khoai tây chiên, dưa chua, dầu oliu, súp đóng hộp v.v…đều là các thực phẩm bà bầu cần phải tránh xa vì cafein khiến cho các hoạt chất hóa sinh trong cơ thể tăng lên, là nguyên nhân hình thành các khối u, trong khi đó, muối lại được xem là tác nhân khiến gan không thể lọc bỏ được hết các độc tố gây mất cân bằng nội tiết tố nữ. Ngoài các thực phẩm trên, bà bầu cũng cần tránh ăn các loại trái cây hay rau quả làm gia tăng mức estrogen trong cơ thể như táo, anh đào, lê, mận, cà chua, cần tây, củ cải, bông cải xanh, súp lơ, cà rốt, dưa chuột, nấm ….
Các loại thực phẩm nên dùng: Những loại trái cây chứa vitamin C và có màu sắc rực rỡ như cam, chanh, bưởi, ổi, dâu… nên nằm trong thực đơn hàng ngày của bà bầu bị u xơ tử cung, vì đây là những trái cây thuộc họ beta – carotene khi được cơ thể tiêu hóa sẽ biến thành vitamin A có tác dụng thúc đẩy các mô lành mạnh, sửa chữa mô thích hợp, làm thu lại các mô bị bệnh. Các loại rau, củ sống dưới biển như rong biển, rau câu v.v…không chỉ rất tốt về mặt dinh dưỡng mà còn hỗ trợ cơ thể chống lại u xơ tử cung. Ngoài ra, bà bầu cũng nên ăn các loại thực phẩm có mức độ estrogen cân bằng, giàu bioflavonoid như đậu nành, sữa đậu nành, đậu hũ, đậu đen, đậu lăng, v.v… , các loại thịt có màu trắng, thịt từ gia cầm và các loại cá.