Đông Y thái phương

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt là vấn đề rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng đi ngoài khi mang thai rất thường xuyên xảy ra và nó có thể kéo theo một số rắc rối khác cho bà bầu. Nếu bạn đang băn khoăn không biết phải làm thế nào khi bị đi ngoài khi mang thai thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Đông Y Thái Phương nhé.

1. Nguyên nhân khiến bà bầu đi ngoài khi mang thai

Nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy chủ yếu là do chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của chị em giảm nên việc ăn uống phải vô cùng cẩn trọng. Nhiều mẹ bầu không biết rằng, trong 9 tháng mang bầu, hệ tiêu hóa của mình có phần yếu đi nên vẫn hồn nhiên ăn những món ăn vặt bán ngoài đường, vẫn lê la hàng quán ăn những món sống sít, những món “khoái khẩu” như hồi chưa mang thai. Đây chính là nguyên nhân khiến chị em dễ mắc tiêu chảy nhất.


Đi ngoài khi mang thai khiến bà bầu khó chịu, lo lắng

Ngoài ra, các mẹ cần biết rằng, khi uống phải nguồn nước bị ô nhiễm, ăn phải những thực phẩm ôi thiu, nhiễm khuẩn, lại thêm sức đề kháng không “mạnh” như bình thường thì vi khuẩn sẽ dễ dàng thâm nhập vào cơ thể, gây nên tình trạng “tào tháo đuổi”.

Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp đặc biệt, ăn uống vệ sinh nhưng thực phẩm đó lại chứa một số chất không phù hợp với thể trạng và sức hấp thu của cơ thể, ví dụ như một số thai phụ dị ứng với sữa tươi, cũng sẽ bị xảy ra tình trạng bị tiêu chảy.

Đôi khi có trường hợp luôn ăn sạch nhưng do bữa ăn có nhiều đồ lạ với quá nhiều chất đạm, chất mỡ nên cơ thể cũng không “tiêu hóa” được mà phải “tống ra” qua tình trạng tiêu chảy. Cụ thể bà bầu bị tiêu chảy có thể do:

Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Tư Vấn 

dang-ky-ngay     

 hotline      




• Nhiễm một số loại vi khuẩn có trong nước uống và thức ăn dẫn tới việc bà bầu bị tiêu chảy.
• Virus như Rota, Cyptomegalo cũng có thể gây ra chứng tiêu chảy.
• Động vật kí sinh có thể vào cơ thể thông qua thức ăn và nước uống rồi nó cư ngụ trong hệ tiêu hóa. Một vài loại có thể gây ra tiêu chảy ở bà bầu như Giardia, Cryptosporidium và Entamoeba histolytica.
• Thuốc điều trị huyết áp, thuốc giảm axit trong dạ dày chứa magiê và kháng sinh có thể gây ra bệnh tiêu chảy khi mang thai.
• Các bệnh đường ruột như bệnh Crohn cũng gây ra chứng tiêu chảy.
• Tiêu chảy cũng có thể do nguyên nhân bạn uống nhiều nước. Bạn ăn những loại hoa quả có nước nhiều như dưa hấu, các loại rau xanh…
• Tiêu chảy trong thời kỳ mang thai có thể được gây ra bởi sự gia tăng lượng nước. Có thể là do các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao, chẳng hạn như hoa quả (dưa hấu), rau quả và uống quá nhiều nước.
• Những nguyên nhân khác bao gồm như không dung nạp đường lactose, bị viêm dạ dày hoặc ngộ độc thức ăn.

2. Ảnh hưởng của của việc bà bầu bị đi ngoài khi mang thai

Các triệu chứng bà bầu thường gặp như đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi có thể đau dữ dội và mỗi cơn đau lại mót đi ngoài phân lỏng. Tình trạng đi tiêu nhiều lần có thể làm người bệnh bị nôn mửa. Đặc biệt là tiêu chảy do vi khuẩn tả, số lần đi tiểu và nôn mửa rất nhiều làm cho người bệnh cảm thấy kiệt sức, suy sụp rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm.

Phụ nữ mang thai sức đề kháng kém hơn nên mắc tiêu chảy nặng hơn các trường hợp bình thường và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Ngoài tác hại lên cơ thể mẹ, thai nhi trong bụng cũng chịu ảnh hưởng không tốt, có thể bị suy dinh dưỡng chậm phát triển và nặng hơn nữa có thể làm thai chết trong bụng mẹ.

3. Cách phòng tránh tiêu chảy cho các bà bầu

Để phòng bệnh, bà bầu cần giữ gìn vệ sinh ăn uống, luôn thực hiện “ăn chín, uống nước đun sôi”, không ăn rau sống chưa được rửa sạch, tuyệt đối không ăn tiết canh, gỏi hay thịt tái… Chú ý không ăn uống ở những hàng quán không đảm bảo vệ sinh. Thực phẩm chế biến xong cần được ăn ngay, không để sang ngày khác, phải đảm báo kỹ thuật an toàn khi chế biến thực phẩm sống và chín.
 
Nhận diện chính xác độ an toàn các loại nhãn mác thực phẩm gồm thức ăn và đồ uống bạn tiêu thụ hàng ngày. Tránh nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép.
 
Một số loại thực phẩm có độ an toàn với hệ tiêu hóa cao hơn những loại khác. Đó là ngũ cốc, sữa chua, khoai tây… Chớ quên cơ thể bạn cũng cần được cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất nhất định. Chất sắt được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa được hội chứng tiêu chảy khi mang thai.

Chỉ nên ăn những loại thức ăn đã được nấu chín kỹ.
 
Tránh những loại thức ăn có độ nhiễm khuẩn cao như: tiết canh, lòng lợn, gỏi, rau sống…
 
Không ăn các loại thức ăn bị ẩm, mốc, bốc mùi chua, thiu…
 
Không sử dụng các loại hoa quả dập nát, các loại hạt đã bị biến màu.
 
Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc… nếu bạn từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy vì những loại thực phẩm này..

4. Điều trị triệu chứng đi ngoài khi mang thai

Hầu hết bà bầu bị tiêu chảy nhẹ khi mang thai sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, tiêu chảy nặng dẫn tới mất nước là cả một vấn đề. Phụ nữ mang thai có thể bị mất nước chỉ trong thời gian ngắn.

Bà bầu không nên coi thường tiêu chảy, cần đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng và đủ thời gian cho nhanh khỏi bệnh. Không nên tự mình mua thuốc uống hoặc dùng thuốc do mách bảo của những người không có chuyên môn vì nhiều loại thuốc điều trị tiêu chảy có thể gây hại cho thai.

Bà bầu bị tiêu chảy nên đi khám bác sĩ nếu gặp tình trạng như:
•             Tiêu chảy nghiêm trọng trong vòng 2 ngày hoặc lâu hơn.
•             Tiêu chảy kèm theo sốt và nôn mửa.
•             Phân chứa máu.
•             Tiêu chảy kèm theo bị đau bụng dữ dội.
•             Không tiểu khoảng hơn 5 giờ.

Nên uống nhiều nước: Tiêu chảy khi mang thai sẽ khiến cơ thể mẹ bầu bị mất nước, khi ấy cần bổ sung một lượng nước phù hợp. Tránh những loại nước hoa quả, nước ngọt, nước có gas… Nước đun sôi để nguội là một giải pháp hợp lý dành cho bạn.

Nghỉ ngơi nhiều hơn: Tiêu chảy là một chứng bệnh khá khó chịu nếu mắc phải. Các mẹ cũng cảm thấy mệt mỏi, vì vậy, nên tranh thủ nghỉ ngơi để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Nếu cơn đau bụng hoặc tiêu chảy kéo dài nhiều giờ đồng hồ, bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ.

5. Mẹo chữa đi ngoài khi mang thai hiệu quả nhanh chóng

Có một số “cây nhà lá vườn” khá dễ kiếm nhưng lại có hiệu quả tốt điều trị tiêu chảy cho bà bầu khá hiệu quả. Cùng tham khảo một số cách chữa dân gian đơn giản dưới đây:

Nụ sim

thu hái khi còn chưa nở, khoảng nửa chén sắc uống. Một ngày uống khoảng 2 lần.

Búp ổi

Cách 1: Lấy một nắm búp ổi nhai với vài hạt muối nuốt cả bã.
Cách 2: Búp ổi hoặc lá ổi non 12 – 20g (sao sơ), gừng nướng 10g hoặc củ riềng khô 10 – 12g, vỏ quýt khô 10 – 12g. Cho các vị vào ấm, sắc với 500ml nước, còn lấy 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày trước bữa ăn. Bài thuốc này dùng chữa các trường hợp tiêu chảy thông thường, nhất là tiêu chảy do lạnh.


ba bau bi di ngoai an gi

Lá mơ với trứng gà

Lá mơ lông được coi là vị thuốc chữa bệnh tiêu chảy và kiết lỵ. Lá mơ lông có vị đắng, tính chát, tính mát, tiêu thực sát khuẩn. Mẹ bầu hái một nắm lá mơ tía khoảng 100g (mơ tía thì tốt và thơm hơn lá mơ trắng) rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 5 phút, vớt ra để ráo nước.

Sau đó, rã lá mơ thật nhỏ, rồi cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, đồng thời thêm một chút muối (cho vừa miệng), trộn đều. Lấy 2 miếng lá chuối tươi bắc chảo lên bếp. Lót 1 miếng lá chuối xuống đáy chảo, đổ hỗng hợp trứng rau mơ vào, lấy miếng lá chuối còn lại đậy lên. Sau đó, trở 2 mặt trứng và rau mơ cho chín đều.

Nếu không có lá chuối thì bạn hấp cách thủy cũng được nhưng làm như cách trên thì dễ ăn hơn vì rau mơ trứng gà có mùi thơm rất hấp dẫn (không được chiên với dầu mỡ vì tiêu chảy kiêng chất béo). Có thể ăn một ngày 2-3 lần liên tục trong 3-4 ngày để đường ruột ổn định.

Nước gạo rang

Bài 1:

Gạo tẻ đem sao vàng, sau đó hạ thổ rồi tán nhỏ thành bột mịn khoảng 8- 10 gam với một ít nước cơm hòa lẫn vào uống ngày 2-3 lần.
Chè khô, gạo rang lượng bằng nhau, sắc với 3 lát gừng tươi, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống khi nước thuốc còn ấm nóng.

Bài 2:

• Gạo: 10g sao vàng.
• Lá ngải cứu khô: 15g. Đường đỏ: 10g.
Cho tất cả vào ấm đun rồi đổ ngập nước chờ sôi mấy phút rồi nhấc xuống để hơi nguội uống hết một lần. Mỗi ngày chỉ cần uống một lần, sau hai ngày sẽ thấy hiệu quả.

Vỏ măng cụt

Sắc với nước đặc uống.
Lá củ cải
•             Lá củ cải tươi: 120g
•             Trần bì: 30g
Hai thứ lá này bỏ đun chung chắt lấy hai bát con nước dùng uống hai lần/ ngày. Uống 2 -3 ngày bệnh sẽ khỏi.

Lá lựu

•Lá lựu tươi: 30g
•Gừng tuơi: 12g
•Muối ăn: 3g
Sắc lấy hai bát con nước rồi chia uống hai lần/ ngày.

Đường đỏ

Đường đỏ hòa tan trong nước ấm, uống với 4 hạt tiêu. Uống trong 2-3 ngày, mỗi ngày 3 lần bệnh sẽ thuyên giảm.

Trà gừng

•Gừng tươi: 100g (hoặc gừng khô 30 g)
•Lá chè khô: 5 g
Hai thứ này đun chung với 800g nước cho đến khi còn 2/3 số nước rồi đổ thêm 15g dấm gạo, chia uống 3 lần/ ngày. Sau khi dùng 1- 2 liều sẽ khỏi ngay.

Lưu ý: Những biện pháp dân gian trên khá hữu hiệu cho mẹ bầu bị tiêu chảy giúp mẹ bầu và thai nhi khỏe mạnh. Nhưng nếu như có biểu hiện của tiêu chảy cấp mẹ bầu không nên áp dụng những biện pháp trên mà đến ngay cơ sở y tế để điều trị dứt điểm, bảo vệ bản thân và bé yêu nhé.

Trên đây là một số bài thuốc chữa trị việc bị đi ngoài khi mang thai nhanh chóng cho bà bầu. Trong trường hợp bà bầu bị đi ngoài liên tục và kéo dài thì bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

GỌI HOTLINE: 1900.4539 - 033.249.6789 ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN


Bài viết được quan tâm 

  ra máu khi mang thai

  8 Nguyên Nhân Phổ Biến Nhất Gây Mang Thai Ngoài Tử Cung


ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU