Đông Y thái phương
Mang thai đứa con của mình là niềm hạnh phúc nhất của người phụ nữ. Để chờ đến ngày đứa con chào đời thì người mẹ phải trải qua bao nhiêu vất vả, đau đớn, cả máu và nước mắt…Đa số các phụ nữ mang thai sẽ có cảm giác khó chịu như buồn nôn, chóng mặt, chán ăn, đau lưng…Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề đau lưng khi mang thai đồng thời chia sẻ những kiến thức giúp chữa trị đau lưng hiệu quả cho bà bầu.


đau lưng khi mang thai

1. Đau lưng khi mang thai, phải làm sao?

Đau lưng khi mang thai thường xảy ra ở vùng nối xương chậu và cột sống. Đau lưng khi mang thai là biểu hiện rất bình thường với bất cứ thai phụ nào. Tuy nhiên trong một vài trường hợp nó lại là biểu hiện phức tạp của bệnh lý nào đó mà bạn không hề biết. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời bà bầu sẽ bị đau lưng kéo dài ngay cả sau khi sinh. 
 

1.1. Nguyên nhân bà bầu bị đau lưng


Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có một vài nguyên nhân chủ yếu sau:

- Đau lưng do thay đổi nội tiết tố: Trong khi mang thai, cơ thể sản sinh ra một hormone gọi là relaxin có phép các dây chằng ở vùng xương chậu thư giãn và các khớp trở nên lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Các hormone này cũng gây ra sự bất ổn và đau.
 
- Đau lưng do căng thẳng: Những căng thẳng cảm xúc có thể gây đau lưng khi mang thai. Nó làm căng cơ lưng.

- Tuy nhiên mẹ bầu cũng cần lưu ý, khi xuất hiện triệu chứng đau lưng trong những tháng cuối của thai kì có thể là một trong số những dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu cần chú ý những dấu hiệu cơ thế để có những biện pháp xử lý kịp thời
 

1.2. Một số triệu chứng đau lưng khi mang thai

  • Đau thắt lưng xảy ra ở các đốt xương sống ngang thắt lưng ở phần lưng dưới, và đau vùng chậu sau (là vùng đệm ở mặt sau xương chậu). Một số phụ nữ có triệu chứng của cả hai loại đau lưng này
  • Bạn cảm thấy đau ở vùng xung quanh cột sống, gần phần eo, cũng có thể thấy cơn đau lan xuống chân. Khi đứng hay ngồi lâu, hoặc phải mang vác thường khiến bạn thấy đau hơn. Cơn đau thường tồi tệ hơn vào cuối ngày.
  • Có nhiều phụ nữ mang thai bị đau vùng chậu sau, nó nằm thấp hơn so với đau thắt lưng. Bạn có thể cảm thấy đau sâu ở bên trong mông, ở một hay hai bên, hoặc đau mặt sau của bắp đùi. Nó có thể có nguyên nhân do vận động như đi bộ, leo cầu thang, đứng lên ngồi xuống nhiều, trở mình trên giường, xoay người hoặc nâng đồ vật.
  • Các tư thế mà bạn phải uốn cong phần eo, ví dụ như ngồi trên ghế và ngả người về phía bàn làm việc, có thể khiến bệnh đau vùng chậu sau tồi tệ hơn.
  • Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng về điều này. Sau khi bé chào đời, vấn đề đau lưng sẽ tự nhiên được giảm bớt. Đồng thời, bạn cần chú ý tránh vận động mạnh trong giai đoạn này.

2. Cách chữa trị đau lưng hiệu quả cho bà bầu

 
- Tránh gập người về phía trước. Cố gắng chỉ làm việc nhà trong tư thế ngồi.
 
- Tạm biệt với giày dép cao gót
 
- Không được ngồi chúi người về phía trước hay ngồi men thành ghế.
 
- Một chiếc nệm không quá cứng, tốt nhất bạn nên chọn loại có độ đàn hồi tối ưu để nâng đỡ tốt cho cột sống và trọng lượng cơ thể, đảm bảo sự thoải mái khi ngủ.
 
- Tập các bài tập nhẹ nhàng cho lưng để giảm bớt cảm giác đau.
 
 

 
- Nâng đỡ bụng với một chiếc gối không quá cứng hay quá mềm khi nằm.
 
- Khi ngồi dậy từ tư thế nằm, hãy trở người sang bên và bắt đầu dậy với tư thế nghiêng.
 
- Nếu bạn quá đau, hãy nhờ bác sĩ khoa sản giới thiệu cho bạn một bác sĩ trị liệu.
 
Tháng đầu khi mới mang thai thì các triệu chứng này còn nhẹ nhưng càng về các giai đoạn sau có thể bạn còn gặp các cơn đau lưng khủng khiếp hơn, có thể khó khăn trong việc đi lại, đứng ngồi mà chỉ có thể nằm nên hãy tìm các phương pháp giảm đau ngay từ đầu để giúp các cơn đau được cải thiện hơn.
 

2.1. Chữa đau lưng khi mang thai bằng ngải cứu

Nguyên liệu: Lá ngải cứu (già càng tốt), muối hạt to, túi vải hoặc khăn mỏng.
 
Cách làm:
- Lá ngải cứu rửa sạch trộn lẫn muối hạt to đem nướng nóng hoặc rang lên.
- Bọc lá ngải trộn muối đã nướng hoặc rang vào chiếc khăn mỏng hoặc cho vào túi vải.
- Chườm vào phần bị đau nhiều lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Thường xuyên làm hàng ngày trong hai tuần liên tiếp
 

2.2. Chữa đau lưng cho bà bầu bằng lá ớt cay

Chuẩn bị: Lá ớt cay, một cốc rượu trắng, túi vải hoặc khăn mỏng.
Cách làm như sau:

- Rửa sạch lá ớt, giã nát rồi đem sao nóng.

- Thêm rượu trắng vào rồi sao tiếp.

- Bọc lá ớt đã sao nóng với rượu trắng vào chiếc khăn mỏng hoặc túi vải chườm lên phần lưng bị đau, xoa
đi xoa lại nhiều lần.

- Mỗi ngày làm 1 lần, làm liên tục chỉ trong khoảng 2 tuần chứng đau lưng sẽ hết.

- Nếu lá ớt đã nguội có thể tận dụng lại 1-2 lần, đem sao nóng lên dùng lại vẫn đem lại hiệu quả.

2.3. Chữa đau lưng khi mang thai tháng đầu bằng rượu gừng

Nguyên liệu: Gừng tươi, rượu trắng.

Cách làm:

- Dùng gừng tươi rửa sạch, đập dập ngâm với vài cốc rượu trắng để 3 ngày. Sẽ tốt hơn nếu các bạn ủ trong 15-30 ngày


- Chăm chỉ xoa bóp mỗi buổi tối ở những nơi bạn bị đau nhức sẽ đem lại hiệu quả.
 

2.4. Bà bầu đau lưng có nên đấm lưng?


Khi mẹ bầu mắc chứng đau lưng, đấm lưng nhẹ là một biện pháp giúp giảm cơn đau. Tuy nhiên, việc đấm lưng không đúng cách cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kì. 

3. Các cách hạn chế đau lưng khi mang thai

Giữ đúng tư thế chuẩn
Khi em bé của bạn phát triển, trọng lực của cơ thể bạn di chuyển về phía trước, mọi cơ, dây chằng trong cơ thể bạn bị kéo giãn ra và gây áp lực khiến lưng bạn bị đau. Để tránh tình trạng này, bạn cần phải giữ đúng tư thế cho mình trong mọi hoạt động.
 
Có những thói quen xấu như đi thõng vai xuống, ngồi quá lâu trước màn hình tivi hay máy tính… đều có thể là nguyên nhân khiến bạn càng dễ bị đau lưng hơn.
 
Đứng thẳng, ngồi ở tư thế đúng có thể giúp những cơn đau lưng được giảm đáng kể, bạn cần để vai thoải mái, thư giãn.
Mặc áo nịt ngực đúng kích cỡ, không chật quá, không rộng quá.

 


Khi đứng, bạn cần đứng trên một vị trí chắc chắn, với một tư thế thoải mái nhất có thể. Nếu bạn phải đứng trong thời gian dài, bạn hãy cố gắng thay đổi tư thế liên tục để chân và lưng không bị mỏi.

Khi ngồi làm việc trước máy tính trong một khoảng thời gian dài, bạn cũng cần chú ý đến tư thế ngồi của mình. Bởi nếu không cẩn thận, lưng bạn sẽ nhanh mỏi nhừ, dễ đau hơn. Cách tốt nhất, bạn nên chọn một cái ghế tựa thấp phù hợp êm ái cho mình, đặt một chiếc gối nhỏ sau lưng mình là một lời khuyên hữu ích cho bạn vào lúc này.


Sau mỗi 15 phút bạn nên vận động và thay đổi tư thế một lần, như thế các khớp xương sẽ được thoải mái.
Tránh cầm, vác vật nặng trong thai kỳ

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu phải gánh chịu rất nhiều áp lực vì em bé trong bụng đang phát triển dẫn đến sự thay đổi về trọng lượng cơ thể. Điều này khiến mẹ bầu rất dễ bị đau lưng. Do đó, trong suốt thai kì, mẹ bầu nên tránh những việc nặng, mang vác những vật cồng kềnh, nặng… vì chúng có thể dồn áp lực lên lưng.

Một lưu ý nữa cho mẹ bầu là khi nâng một vật dù nhỏ, bạn cũng cần chú ý tới tư thế của mình, bạn nên ngồi thấp xuống (ngồi xổm) rồi nâng vật lên từ từ. Bạn không nên uốn cong người cúi xuống thấp, việc này sẽ khiến các dây thần kinh ở lưng bạn bị giãn ra khiến lưng bạn bị đau.

Bởi thế khi muốn nhấc vật gì, bạn luôn luôn gập gối xuống, thay vì khom lưng. Hãy cố gắng giữ cho lưng thẳng khi cúi xuống và đứng lên.

Tập thể dục đúng cách khi mang bầu là một hoạt động được khích lệ. Việc ngồi lì một chỗ, ngại vận động chỉ khiến tình trạng đau lưng của bạn trở nên trầm trọng hơn mà thôi.

Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp cơ thể bạn mạnh mẽ, khỏe khoắn trở lại, giảm nhanh những cơn đau lưng trong quá trình mang thai.

Bạn có thể thử các hoạt động nhẹ nhàng – chẳng hạn như đi bộ, tập yoga hoặc bơi lội.
 
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho mẹ bầu hiểu thêm về chứng đau lưng khi mang thai và các cách làm giảm đau lưng khi mang thai. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và có một thai kỳ an toàn!

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU