Ung thư xương là một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất bởi nó cướp đi sinh mạng của rất nhiều người và nó hình thành phát triển âm thầm khó nhận biết. Đây là dạng ung thư liên kết do di căn từ các tế bào tạo xương, tạo sụn hoặc tế bào mô liên kết của xương.
1. Bạn biết gì về bệnh ung thư xương?
Cơ thể con người có khoảng hơn 200 chiếc xương với các hình dạng và kích thước khác nhau. Xương có các tế bào sống kết nối với nhau bởi một loại vật chất cứng như canxi. Vật chất này giúp cho bộ xương khoẻ và cứng. Xương có cấu tạo rỗng bên trong chứa một loại chất xốp gọi là tuỷ để sản xuất ra các tế bào máu.
Đầu các khớp xương được bao bọc bởi một lớp xương sụn. Đây là một chất cứng, có đàn hồi. Vì xương sụn có độ đàn hồi hơn xương nên nó giúp xương cử động một cách thoải mái giữa các khớp. Nó còn đóng vai trò là đệm ở khớp xương để ngăn không cho xương cọ xát với nhau.
Bộ xương có một số chức năng quan trọng. Bộ xương tạo cho cơ thể một điểm dựa vững chắc và các khớp xương đóng vai trò như những chiếc đòn bẩy giúp cơ thể di chuyển. Bộ xương còn giúp bảo vệ các cơ quan trong cơ thể, ví dụ như lồng ngực bảo vệ tim và phổi. Nó còn chứa một số loại chất khoáng quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là canxi.
Ung thư xương xuất hiện chủ yếu ở người trẻ từ 12 - 20 tuổi, là độ tuổi xương phát triển mạnh.Một số bệnh lành tính của xương có thể chuyển dạng thành ung thư xương như chồi xương sụn, quá phát bản sụn đầu xương dài, bệnh paget của xương, loạn sản xơ...Đau là triệu chứng khởi đầu hay gặp nhất. Khởi phát, đau mơ hồ trong xương, sau đó đau rõ từng đợt ngắn, rất khó chịu.
Triệu chứng khối u có thể xuất hiện trước, đồng thời hoặc sau biểu hiện đau. U khởi đầu là một đám sưng, chắc, nổi gồ mặt da, bờ không rõ, nắn không đau. Về sau, u to nhanh, gây biến dạng. U xâm lấn phần mềm, đau khi khám. U gây tân tạo mạch, da ấm nóng hơn nơi khác. Mật độ u nơi mềm, nơi chắc, nơi căng do tụ máu.
Hình ảnh lâm sàng giai đoạn này dễ làm cho bác sĩ nhầm ung thư xương với viêm xương tủy cấp. Muộn hơn, u phá vỡ da, gây chảy máu, bội nhiễm. Bệnh nhân xanh xao, môi tái, sốt liên miên, bạch cầu cao, nhiễm độc, kém ăn, mất ngủ, rên la, thậm chí đòi tự sát.Có thể gặp triệu chứng gãy xương bệnh lý. Ung thư tiêu hủy xương, gãy xương tự phát gây nên đau chói và mất vận động. Một số trường hợp gãy xương do ngã nhẹ, có thể nhầm gãy xương do chấn thương nếu thầy thuốc không chú ý các triệu chứng phối hợp.
Ung thư xương ít di căn hạch nên thường không được chú ý khám. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có di căn hạch khu vực, nhất là khi u xâm lấn phần mềm, phá vỡ da. Hạch to và chắc, phát hiện dễ dàng.Ung thư xương hay di căn xa theo đường máu vào nhu mô phổi, lâm sàng không có triệu chứng hoặc rất âm thầm kín đáo.
2. Phân loại ung thư xương
Về mô bệnh học: Ung thư xương được phân thành 8 loại: sacôm xương, sacôm sụn, u tế bào khổng lồ ác tính, sacôm ewing, ung thư mạch máu, ung thư tế bào liên kết xương, u nguyên sống, u men xương dài.
Về dịch tễ học: Ung thư xương hiếm gặp, chiếm khoảng 0,5% trong toàn bộ ung thư.
Theo lứa tuổi, sacôm xương và sacôm sụn thường gặp ở thanh thiếu niên, nam gặp nhiều hơn nữ. Các loại khác có thể gặp ở trungniên, ít gặp ở người già.Theo vị trí u, ung thư xương thường gặp ở gần gối, xa khuỷu, nghĩa là hay gặp ở đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi (gần gối), đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay (xa khuỷu).
Về loại xương, ung thư xương gặp chủ yếu ở xương dài, một số ở xương dẹt như xương chậu, xương bả vai. Theo loại mô bệnh học, sacôm xương gặp 45%, sacôm sụn 25%, sacôm ewing 13%, u nguyên sống 9%,sacôm xơ 7%, u mô bào xơ ác 2%, sacôm mạch máu 1%, các loại khác 1%.Về nguyên nhân, rối loạn di truyền là tác nhân bên trong của cơ thể, liên quan đến quá trình phân bào có gen biến dị. Điều đó giải thích tại sao
3. Nguyên nhân ung thư xương
Người ta chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư xương này. Các nghiên cứu vẫn đang được tiếp tục tiến hành để tìm ra nguyên nhân. Vì bệnh ung thư xương xuất hiện nhiều ở lứa tuổi thiếu niên và những người trẻ tuổi nên ở một khía cạnh nào, người ta đó liên hệ nó với những sự thay đổi khi xương phát triển.
Sau đây là một số yếu tố thuận lợi làm bệnh tiến triển:
Bệnh lành tính của xương: có thể chuyển hóa thành ung thư – u tế bào khổng lồ, các chồi xương.
Tia xạ: một số trường hợp dùng tia xạ thấy ung thư tiến triển tại xương.
Chấn thương mãn tính: tỉ lệ ung thư xương cao hơn ở những bệnh nhân có chấn thương tại đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày do tai nạn. Những chấn thương mãn tính có thể kích thích tạo nên ung thư.
Rối loạn gen ức chế ung thư
4. Triệu chứng ung thư xương
Những cơn đau hoặc mềm mềm ở khu vực khối u: bắt đầu bằng những cơn đau kéo dài và đau nhiều vào ban đêm khi cơ bắp thư giãn. Đối với trẻ em, triệu chứng này có thể bị nhầm thành bong gân hoặc sự phát triển của xương lúc dậy thì. Nếu trẻ có các triệu chứng đau xương nhiều vào đêm thì tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Sưng vù xung quanh vùng xương bị ảnh hưởng: biểu hiện sẽ không rõ cho đến khi khối u phát triển tương đối to. Không phải lúc nào cũng nhìn thấy hoặc cảm nhận thấy khối u nếu phần xương bị ảnh hưởng nằm sâu trong các mô thịt.
Giảm khả năng cử động: nếu ung thư nằm ở gần khớp, khối u có thể làm khớp đó cử động khó khăn và do vậy ảnh hưởng đến sự di chuyển của toàn bộ chi này. Nếu ung thư nằm ở xương sống, nó sẽ tạo sức ép lên các dây chằng trong xương sống và làm các chi yếu đi, tê liệt hoặc đau nhói.
Gãy xương: Trong một số trường hợp, ung thư xương đôi khi được phát hiện ra khi một xương nào đó bị yếu đi do ung thư và gẫy khi bạn bị ngã nhẹ hoặc bị tai nạn.
Các triệu chứng trên toàn cơ thể: mệt mỏi, sốt cao hoặc ra mồ hôi, giảm cân.
Cũng như các loại ung thư khác, hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm ung thư xương. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao. Khi ung thư xương đã đến các giai đoạn sau và có xu hướng di căn sang các bộ phận khác như gan, phổi, thì việc chữa trị sẽ vô cùng khó khăn và cơ hội sống là rất thấp.
5. Các phương pháp điều trị ung thư xương
Phẫu thuật:
Phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến nhất với ung thư xương. Vì bệnh có thể tái phát gần vị trí ban đầu nên phẫu thuật sẽ giúp lấy bỏ khối ung thư và một riềm mô lành xung quanh nó.
Nếu ung thư xương xảy ra ở một cánh tay hay chân, thì bác sĩ sẽ lấy u và một vùng mô lành xung quanh u. Đôi khi, bệnh nhân sẽ được thay thế xương ung thư bằng một thiết bị nhân tạo (lắp bộ phận giả) hoặc xương từ một phần khác của cơ thể hoặc của một người khác (ghép). Ở trẻ em, thay thế dụng cụ kim loại có thể kéo dài khi trẻ lớn. Cách thức bảo tồn chi này cần nhiều lần phẫu thuật để giữ sự kéo dài chi nhân tạo.
Hóa trị:
Hóa trị là phương pháp dùng thuốc điều trị ung thư xương để giết chết tế bào ung thưđang phân chia nhanh. Thông thường bệnh nhân sẽ được điều trị phối hợp từ 3 loại thuốc trở lên, thuốc có thể uống hay tiêm vào cơ hay mạch máu, theo dòng máu đi khắp cơ thể.
Hóa trị thường được kết hợp với phẫu thuật ung thư xương. Đôi lúc, hóa trị được dùng để thu nhỏ kích thước u trước khi phẫu thuật. Hóa trị còn là một điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật để diệt hết những tế bào ung thư có thể còn sót lại trong cơ thể và phòng ngừa tái phát.
Xạ trị
Các bác sĩ sẽ dùng tia xạ năng lượng cao để làm tổn thương tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Trong vài trường hợp, xạ trị dùng thay thế phẫu thuật để phá huỷ u hay những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.
Bệnh nhân cần phải đến bệnh viện hay dưỡng đường mỗi ngày để xạ trị. Thời gian điều trị thường kéo dài 5 ngày một tuần, trong vòng 5 đến 8 tuần.
Ngoài ra, ung thư xương cũng có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác như điều trị bằng hóa chất, dùng hơi nước nóng…
6. Ung thư xương sống được bao lâu?
Tỉ lệ sống với mỗi bệnh nhân tùy thuộc vào loại ung thư xương mà họ mắc phải và giai đoạn cụ thể của bệnh.
Đối với ung thư xương tạo xương điều trị bằng phẫu thuật ( thường là cắt cụt chi) tổn thương tiên phát có thể làm tăng tỷ lệ sống trên 5 năm là 10 – 20%. Phần lớn bệnh nhân tử vong trong 2 năm đầu.
Với hoá trị liệu bổ trợ sau phẫu thuật cắt cụt chi hoặc phẫu thuật loại bỏ khối u tại chỗ, sự di căn phổi giảm đáng kể, tỷ lệ sống trên 5 năm lên đến 60%.
Đối với bệnh nhân mắc ung thư sụn nguyên phát nếu phẫu thuật triệt để sẽ có kết quả sống trên 5 năm ở hầu hết các u giai đoạn I, và được tỷ lệ sống trên 5 năm giảm đáng kể ở giai đoạn III.
Với người mắc Sarcoma Ewing đã di căn đến phổi nếu sử dùng biện pháp xạ trị kết hợp với hoá trị u nguyên phát có thể làm tăng tỷ lệ sống trên 5 năm đến 60%.
Nếu mắc phải Sarcoma xơ thì sẽ điều trị bằng cách loại bỏ khối u nguyên phát tại chỗ, phần lớn số ca cần phải cắt cụt. Xạ trị và hoá trị ít tác dụng. Tỷ lệ sống trên 5 năm khoảng 30 – 35%.
Tỷ lệ sống trên 5 năm là 35 – 50% sau khi xạ trị với bệnh nhân mắc u lymphô ác tính. Khi bệnh tiến triển, cần phối hợp xạ trị với hoá trị, các báo cáo cho thấy tỷ lệ sống trên 5 năm là 23%.
Với những triệu chứng ung thư xương, nếu bạn phát hiện bệnh sớm, phẫu thuật cắt bỏ u rộng rãi, phối hợp với tia xạ hoặc hóa chất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và kéo dài thời gian sống.
7. Cảnh báo trẻ em dễ mắc ung thư xương
Ung thư phần mềm – sacoma mô mềm là một bệnh hiếm gặp. Sacoma thường phát sinh từ mô mềm hay mô xương của cơ thể, hình thành 2 dạng cơ bản là sacoma mô mềm và saconma xương.
Ung thư xương – sacoma xương thường xuất phát từ tế bào tạo sụn. tạo xương và tế bào mô liên kết của xương. Đây là một dạng của bệnh ung thư phần mềm. Đáng lưu ý đây là một bệnh lý ác tính có xu hướng ngày càng trẻ hóa, trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Đây là đối tượng cơ thể đang trong quá trình phát triển mạnh, những tổn thương của xương có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của cơ thể.
Theo cơ sở dịch tễ học ung thư xương là một bệnh lý ác tính hiếm gặp, chiếm khoảng 0,5% các bệnh lý thường gặp của con người. Bệnh được phân chia thành 8 loại bao gồm: sacoma xương, sacoma sụn, u tế bào khổng lồ ác tính, sacoma ewing, ung thư mạch máu, u mem xương dài, u nguyên sống, ung thư tế bào liên kết xương…
Sacoma xương và sacoma sụn là bệnh thường gặp ở trẻ em, tỉ lệ bé nam gặp nhiều hơn bé nữ và thường thấy ở những bé có chiều cao vượt mức trung bình.
Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phần mềm nói chung và bệnh ung thư xương có thể do đột biến gen, hoặc là hậu quả của một số loại ung thư khác. Những trẻ từng điều trị bệnh bằng phương phá xạ trị có nguy cơ mắc ung thư ác tính cao hơn.
Những triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư xương là đau và sưng ở cánh tay hoặc chân, trong một vài trường hợp còn xuất hiện ung bướu. Sau một thời gian các khối u phát triển nhanh, biến dạng, xâm lấn phần mềm. Các khối u từ bệnh ung thư xương có thể phá vỡ cấu trúc da gây chảy máu, sưng tấy, viêm nhiễm. Những người mắc ung thư xương thường có nguy cơ cao bị gãy xương, tiêu hủy xương tự phát gây cảm giác đau nhói và có nguy cơ mất cử động.
Các khối u thường xuất hiện ở đầu gối, trong một vài trường hợp bệnh nhân mắc căn bệnh này có hiện tượng di căn đến các dây thần kinh và các mạch máu chi.
Phương pháp điều trị sacoma xương phổ biến hiện nay là phẫu thuật loại bỏ khối u. Trong một số trường hợp bác sỹ thuộc phải tiến hành tháo bỏ khớp, chi của bệnh nhân. Việc này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau này. Họ có thể được cấy ghép một số bộ phận để thay thế cho bộ phận bị cắt bỏ, bệnh nhân vẫn có thể lấy lại khả năng sinh hoạt bình thường.
Ung thư phần mềm nói chung và ung thư xương nói riêng là một bệnh hiếm gặp, diễn biến bệnh âm thầm. Các bác sỹ khuyên bạn nên đưa con em đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những biến đổi bất thường của trẻ một cách sớm nhất.
8. Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng
Ung thư xương là một trong những bệnh có nguy cơ tử vong cao do suy kiệt cơ thể. Tình trạng suy kiệt có thể là tác dụng phụ của quá trình điều trị hoặc do tâm lý chán nản, lo lắng của bệnh nhân nhưng chủ yếu là do khối u gây ra. Những nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư xương là:
Chọn thực phẩm dễ tiêu, hợp khẩu vị của bệnh nhân, tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu, rau bắp cải, ớt hay hạt tiêu.
Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể, duy trì cân nặng và cơ bắp, nang cao sức khỏe của bệnh nhân.
Vì bệnh nhân thường có khả năng tiêu hóa và hấp thu cao vào ban ngày nên bạn nên ăn nhiều vào buổi sáng và trưa hơn là tối.
Trong một số trường hợp, nếu bệnh nhân có vấn đề về tâm lý và không thể ăn uống bình thường, bạn có thể nuôi dưỡng qua đường truyền tĩnh mạch.
Phương pháp điều trị chính là bỏ đói ung thư, khiến chúng không thể sinh trưởng và phát triển thêm nên chế độ dinh dưỡng là kiêng hoàn toàn những thực phẩm mà tế bào ung thư ưa thích: đường. Vì vậy, bạn nên loại bỏ đường hoàn toàn ra khỏi khẩu phần ăn để cắt đứt nguồn dinh dưỡng của tế bào ung thư. Sữa cũng là chất có thể tiết ra niêm dịch – dưỡng chất cho tế bào ung thư nên bạn có thể cắt bỏ sữa và thay bằng sữa đậu nành, khiến tế bào ung thư không thể phát triển thêm và có cơ hội khỏi bệnh.
9. Người bị ung thư xương nên bổ sung gì vào chế độ ăn uống
Bổ sung đầy đủ calo – thành phần chủ yếu đối với cơ thể của người khỏe mạnh và đặc biệt là đối với bệnh nhân ung thư xương. Vì vậy, mỗi ngày bạn phải bổ sung cho cơ thể khoảng 1.885 – 2.175 đơn vị calo.
Đạm:
Khẩu phần đạm cần tăng so với bình thường để cung cấp đầy đủ các loại acid amin – cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật. Thịt giàu đạm nhưng nếu khẩu phần ăn quá nhiều thịt sẽ là điều kiện thuận lợi cho tế bào ung thư phát triển. Vậy nên, bạn chỉ nên sử dụng thịt màu trắng như thịt gia cầm, bổ sung thêm sắt, kẽm từ thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn nạc,… Bạn cũng nên sử dụng nhiều tôm cua, hải sản,… vì đó là nguồn cung cấp vitamin và nhiều vi chất tốt cho sức khỏe. Trứng cũng là thực phẩm giàu đạm rất tốt với bệnh nhân ung thư xương.
Chất béo:
Chất béo hình thành cấu trúc tế bào của cơ thể nhưng bạn nên hạn chế hấp thu chất này bằng cách ăn thịt nạc, không ăn da gà, vịt, nên uống sữa đã tách béo và chế biến thực phẩm bằng cách luộc, hấp thay vì chiên, xào. Nên thay mỡ bằng dầu thực vật, tránh bánh, mứt, kẹo, chocolate,… và có thể bổ sung những chất béo có lợi cho cơ thể như Omega-3 có trong cá.
Tinh bột:
Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt và các loại củ.
Thực phẩm giàu chất xơ:
bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư: sữa bò, lòng đỏ trứng gà, cà rốt, ngô, ớt, rau dền, bắp cải, rau đay, rau ngót, cần tây, giá, cà tím, khoai lang, nghệ, cam, gấc, súp lơ, dưa leo, cà chua,…
Bổ sung chất sắt và canxi trong đậu nành, hoa quả, sữa và sữa chua để cung cấp canxi cho xương chắc khỏe và đề kháng sự nhiễm trùng.
Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương
ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN
Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp