Đông Y thái phương
Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm gây nên tử vong hàng đầu thế giới và đang có xu hướng tăng nhanh trong những năn trở lại đây. Trong đó tỷ lệ nam giới chết vì ung thư phổi đang đứng thứ nhất trong tổng số người mắc bệnh.




Theo thống kê của thế giới, từ 50 năm trở lại đây thì tỉ lệ người bị ung thư phổi và những người chết vì bệnh ung thư phổi ngày càng tăng và tăng với mức độ chống mặt (đặc biệt là ở các nước đang phát triển công nghiệp có thải nhiều chất độc hại). Tỉ lệ mắc bệnh ung thư phổi ở nam giới cao hơn nữ giới. Tuy nhiên trong những năm gần đây thì tỉ lệ này cũng gần như cân bằng do phụ nữ hút thuốc ngày càng phổ biến. Bên cạnh đó, họ sống trong môi trường ô nhiễm do xe cộ, hóa chất, ăn uống lẫn sinh hoạt hàng ngày…


1. Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi được xếp vào loại ung thư ác tính nguyên phát thường gặp nhất, bệnh diễn biến âm thầm và gây tử vong cao. Hầu hết ung thư phổi bắt nguồn từ lớp da trên niêm mạc của phế quản nên còn gọi là ung thư phổi phế quản. Ung thư phổi thường để chỉ ung thư trên lá phổi, thông thường không bao gồm các u ở lớp phôi giữa ở màng phổi khác hoặc những loại u ác tính khác như ung thư carcinoid, u hạch ác tính hay các u di căn từ các bộ phận khác.

- Các loại ung thư phổi cơ bản
 Ung thư phổi tế bào nhỏ: ung thư phổi tế bào nhỏ hay oat cell carcinoma, bệnh nhân mắc loại ung thư này chiếm khoảng 20%, thời gian tăng trưởng của các tế bào ung thư của loại ung thư phổi tế bào nhỏ này ngắn, phát triển nhanh, thường đi kèm với bài tiết bất thường bên trong hoặc hội chứng Carcinoid.

Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: có khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi là thuộc ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Việc phân biệt hai loại ung thư này có vai trò rất quan trọng vì phương pháp điều trị ung thư phổi đối với ha loại ung thư phổi này hoàn toàn khác nhau.

- Các loại ung thư phổi lâm sàng
Ung thư dạng biểu bì: đây là loại thường gặp nhất trong tất cả các loại ung thư phổi, chiếm khoảng 50%. Độ tuổi của bệnh nhân thường là 50 tuổi trở lên, thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Loại này thường bắt nguồn từ phế quản tương đối lớn, thường là ung thư phế quản trung tâm.
 
Ung thư chưa biệt hóa: tỷ lệ phát bệnh chỉ đứng sau ung thư dạng biểu bì, thường gặp nhiều ở nam giới, và những người trẻ tuổi, thông thường là do phế quản khá lớn. hội chứng Carcinoid thì dựa vào tổ chức hình dạng tế bào mà có thể phân thành các loại như oat cell carcinoma, tế bào tròn nhỏ và tế bào lớn, trong đó gặp nhiều nhất là loại oat cell carcinoma.

Ung thư tuyến phế quản: bắt nguồn từ lớp da trên biểu mô phế quản, rất ít khi bắt nguốn từ tuyến niêm mạc của phế quản lớn. Tỷ lệ phát bệnh thấp hơn ung thư dạng biểu bì và ung thư chưa biệt hóa, thường ở độ tuổi nhỏ, và gặp nhiều ở nữ giới. Đa số ung thư mô tuyến bắt nguồn từ phế quản nhỏ, là ung thư phế quản ngoại vi.

Ung thư tế bào lá phổi: bắt nguồn từ lớp da biểu bì phế quản, còn được gọi là ung thư tế bào lá phổi phế quản hỏ hay ung thư tuyến phế quản nhỏ. Vị trí là ở xung quanh lá phổi, có tỷ lệ phát bệnh thấp hơn so với các loại khác, và thường gặp ở nữ giới.


2. Nguyên nhân gây ra ung thư phổi

- Hút thuốc:
 hút thuốc lá trong một thời gian dài có thể gây ra ung thư da trên biểu bì hoặc ung thư tế bào nhỏ không biệt hóa, khói thuốc lá sẽ dẫn đến nhả ra các chất gây ung thư.




- Yếu tố nghề nghiệp:
 nếu tiếp xúc lâu với các chất phóng xạ như urani, radium và các hợp chất dẫn đến ung thư như Hydrocarbons, thạch tín và crom niken.

- Các bệnh mãn tính ở phổi:
những người có bệnh lý về kết hạch phổi hay ho do dị ứng thì thường có tỷ lệ phát bệnh ung thư phổi cao hơn những người bình thường, ngoài ra trong quá trình lành vết thương, viêm phế quản cũng có thể dẫn đến ung thư.

- Yếu tố bên trong cơ thể:
gia tộc di truyền và khả năng miễn dịch làm giảm chức năng bài tiết trong quá trình trao đổi chất…
 

3. Những dấu hiệu sớm phát hiện ung thư phổi

Bệnh nhân cần được khám lâm sàng một cách tỉ mỉ, đối với các bệnh nhân đã biết rõ hoặc nghi ngờ ung thư phổi vì những biểu hiện đa dạng của diễn tiến tại chỗ - tại vùng và di căn xa.

Ung thư trong nhu mô phổi không gây đau đớn thế nên thường khi bệnh diễn tiến xa mới có các triệu chứng xuất hiện. Các triệu chứng xuất hiện vào lúc chẩn đoán ung thư phổi tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối bướu, của bất kỳ ổ di căn nào cũng như mức độ xâm lấn đến các cơ quan, sự xuất hiện ngẫu nhiên của dấu hiệu tiền ung thư.

Các triệu chứng thường gặp là ho, chiếm khoảng 70% các trường hợp, khó thở, ho ra máu, viêm phổi tái diễn, đau ngực. Có thể kèm triệu chứng khan tiếng, do khối bướu xâm lấn trực tiếp hay do các hạch bạch huyết ở trung thất bị di căn và làm liệt dây thanh âm.

Khi bướu ở tại đỉnh phổi, hiện tượng xâm lấn thành ngực và mạng thần kinh cánh tay gây đau cánh tay và đau vai kèm dị cảm da. Nhóm triệu chứng này được gọi là hội chứng Pancoast. Khi ung thư ở đỉnh phổi đã gieo rắc và xâm lấn hệ thần kinh giao cảm, hội chứng Horner xuất hiện với triệu chứng sụp mi cùng bên tổn thương (sa mí mắt), đồng tử co lại, lõm mắt (mắt thụt vào trong hốc mắt) và không bài tiết mồ hôi ở phía mặt cùng bên tổn thương.

Sụt cân là một dấu hiệu thường thấy, nhưng nó thường kết hợp với các triệu chứng khác, cho nên nó không phải là triệu chứng đặc hiệu riêng cho ung thư phổi.

Những dấu hiệu tiền ung thư: những dấu hiệu tiền ung thư rõ rệt gặp ở khoảng 10% bệnh nhân ung thư phổi. Tổng trạng bệnh nhân suy giảm do yếu tố hoại tử bướu. Bệnh lý xương khớp phì đại do phổi có lẽ do thiếu oxy mạn tính, biểu hiện bởi hiện tượng ngón tay dùi trống. Ngón tay dùi trống gồm sự gia tăng kích thước cả bề ngang các móng của ngón tay lẫn bề mặt lồi của ngón tay nhìn nghiêng. Các hội chứng khác gồm có rối loạn đông máu, các biểu hiện của da, thần kinh, nội tiết, thận và hệ cơ.

Ba loại xét nghiệm được đề cập nhiều nhất là cho việc tầm soát là chụp Xquang phổi, xét nghiệm tìm tế bào ung thư từ chất đàm, chụp cắt lớp điện toán ngực.

Tuy nhiên việc tầm soát cũng chỉ nhắm vào các đối tượng có nguy cơ cao. Theo các hướng dẫn từ Hiệp hội ung thư Mỹ khuyến cáo nên CT Scan hàng năm cho các đối tượng như tuổi 55-74 tuổi, hút thuốc trên 30 gói thuốc/năm hoặc đang hút thuốc hay đã ngưng hút thuốc trong vòng 15 năm trở lại.
Bên cạnh những thuận lợi từ việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư phổi như khả năng trị khỏi, giảm nguy cơ tử vong nhưng cũng có những bất lợi như:
+ Các nghiên cứu cho thấy những tổn thương bất thường khi phát hiện được cần phải có những bước để đánh giá tiếp theo, như các thầy thuốc sẽ dùng kim nhỏ chọc hút vào khối bướu hay đôi khi phải mổ để có được chẩn đoán chính xác, điều đó có thể gây ra tai biến không mong muốn trong khi phần lớn các bướu lại là lành tính.

+ Chụp Xquang làm tăng nguy cơ phơi nhiễm chất phóng xạ dẫn đến ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, cuối cùng khi kéo dài thời gian theo dõi các tổn thương ở phổi sẽ gây nên tâm trạng lo lắng cho người bệnh.

4. Phòng ngừa ung thư phổi

- Bỏ thuốc lá:
Độ tuổi bắt đầu hút thuốc, thời gian hút thuốc, số lượng điếu thuốc hút mỗi ngày, chủng loại thuốc lá… đều có mối liên quan chặt chẽ đến ung thư phổi. Hút thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư, bỏ thuốc lá có thể giảm rõ rệt tỷ lệ mắc ung thư phổi.
Tỷ lệ mắc ung thư phổi của người hút thuốc lá so với những người không hút cao hơn gấp 10 lần. Do đó việc cần nhấn mạnh đầu tiên để phòng tránh ung thư phổi là bỏ thuốc lá và cũng tránh xa những làn khói thuốc xung quanh.

- Tập thể dục thường xuyên:
Các vận động thể lực kể cả các hoạt động đơn giản như làm vườn 2 lần 1 tuần có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.

- Chế độ ăn giàu rau xanh và hoa quả:
Phòng tránh ung thư phổi nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Hãy ăn các loại rau đa dạng, nhiều màu sắc khác nhau như súp lơ, rau chân vịt, hành, táo, cà chua, cam… Những thực phẩm này không chỉ có thể phòng bệnh  hiệu quả mà còn rất tốt cho những bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch vành…

- Tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng:
Đối với những công nhân làm việc trong môi trường rò rỉ hóa chất cũng phải áp dụng những biện pháp bảo hộ hiệu quả, tránh hoặc giảm tối thiểu việc tiếp xúc với những yếu tố độc hại gây ung thư.


5. Phương pháp điều trị ung thư phổi

Cũng như nhiều căn bệnh ung thư khác , việc điều trị bệnh ung thư phổi cũng được tiến hành bằng những phương pháp đặc trưng như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và phương pháp hỗ trợ.

- Phẫu thuật loại bỏ khối u
Bệnh nhân có được phẫu thuật hay không còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và tình trạng bệnh.Ở giai đoạn sớm bệnh chưa di căn và thể trạng bệnh nhân còn tốt thì phẫu thuật là sự lựa chọn hàng đầu. Theo thống kê thì có khoảng 20% bệnh nhân được điều trị bệnh theo phương pháp này giúp họ kéo dài thêm tuổi thọ của mình.

- Phương pháp xạ trị kéo dài sự sống
Các bác sĩ sẽ dùng các bức xạ ion hóa và tia X mang năng lượng cao nhằm phá hủy khối u còn nhỏ ( thường là 6cm) và chưa di căn . Phương pháp này được áp dụng cho 35% bệnh nhân.
Phương pháp xạ trị còn giúp làm cho các tế bào ung thư không còn khả năng sinh sản và những khối u lớn bị co lại.
Nhìn chung, phương pháp xạ trị này có thể giúp bệnh nhân kéo dài sự sống nhưng không chữa khỏi được bệnh.

- Phương pháp hóa trị
Phương pháp này có một nhược điểm là nó gây ra nhiều tác dụng phụ. Nhưng những tiến bộ gần đây về hóa trị liệu đã làm giảm đáng kể những tác dụng phụ này trên cơ thể bệnh nhân.

Việc điều trị bằng hóa trị có tác dụng tương đối tốt ở hầu hết các bệnh nhân có tể bào ung thư còn nhỏ và kể cả những loại ung thư khác.
Ở Tây y, thường kết hợp hóa, xạ trị bên cạnh việc phẫu thuật cắt bỏ khối u để tiêu diệt những mô ung thư còn sót lại. Xạ trị có thể xác định hướng vào từng bộ phận, khu vực cụ thể.

Còn để đảm bảo những hạt u khắp cơ thể cũng bị tiêu diệt, người ta dùng thuốc hóa trị. Đó có thể hiểu là một loại thuốc độc, truyền vào cơ thể. Vì các tế bào ung thư “ăn” nhiều hơn tế bào bình thường, nên chúng sẽ “ăn” các loại độc này nhanh hơn và chết trước. Do đó hóa trị thường phải làm nhiều đợt để đảm bảo mới chỉ giết tế bào ung thư thôi, chưa đủ cao để giết tế bào bình thường.
Song hóa trị đem lại rất nhiều phản ứng phụ như buồn nôn, đau đầu,…ở mức độ mạnh, và cũng có rất nhiều người đã không chống chịu được độc tính của thuốc hóa trị mà đi theo Tử thần.

- Điều trị hỗ trợ giảm đau
Phương pháp hỗ trợ được dùng cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn và không thể dùng các phương pháp ở trên để điều trị. Phương pháp này chủ yếu là điều trị các triệu chứng cho bệnh nhân nhằm giảm đau , chăm sóc sức khỏe cho họ.

Phương pháp điều trị tối ưu nhất hiện nay cho bệnh nhân ung thư phổi có thể kể đến việc phối hợp điều trị bằng phẫu thuật cùng với hóa,xạ trị, tuy nhiên bên cạnh đó người bệnh cần phải được hỗ trợ nâng cao sức đề kháng bằng các loại thuốc hoặc các loại thực phẩm chức năng có chứa các chất chống oxy hóa mạnh

Các bệnh nhân ung thư phổi có thể sử dụng viên uống thảo dược như Us-procells để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa căn bệnh này. Thành phần Tỏi đen có trong US-Procells chứa hàm lượng cao S-allycysteine và một dẫn xuất của amino acid cysteine có tác dụng bảo vệ cơ thể chống ung thư, giảm cholesterol, kháng khuẩn, chống nhiễm trùng.

Ngoài ra, với Flavonoid, Saponin riterpenoid, Quinone có trong Xạ đen, Bán chi liên và hợp chất Triterpene được chiết xuất từ Linh chi có tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u, ngăn chặn các tế bào ung thư, ngăn ngừa xơ vữa mạch vành và ổn định huyết áp…

Không những thế, sản phẩm còn giúp làm giảm đau, giảm mệt mỏi, tăng thể lực cho bệnh nhân bị suy nhược cơ thể, bệnh nhân trong và sau điều trị ung thư, giảm thiểu các tác dụng ngoại ý của các phương pháp điều trị ung thư đặc trưng mang lại.

Các bệnh nhân trong giai đoạn muộn cần được nghỉ ngơi, có chế độ ăn uống thích hợp và giúp họ tìm được nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Nhìn chung bệnh ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm gây tử vong cao do đó cần ngăn ngừa căn bệnh này.
Tuy nhiên hiện nay chưa có thuốc gì hay thức ăn nào có thể ngừa được căn bệnh này.Cách tốt nhất để giữ cơ thể khỏe mạnh là ăn uống điều độ và ăn đa dạng các loại thực phẩm. Bên cạnh đó việc hút thuốc lá khiến chon nguy cơ mắc bệnh này tăng cao vì vậy từ bỏ việc hút thuốc lá cũng là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh ung thư phổi.

Nhìn chung bệnh ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm gây tử vong cao do đó việc ngăn ngừa bệnh vẫn là phương pháp tốt nhất.
- Không ăn dầu chiên thừa, chiên đi chiên lại. Hạn chế những đồ nướng cháy, thực phẩm biến đổi gen.
- Hãy cố gắng lựa chọn thực phẩm sạch nhất có thể: ít dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng, kích thích tăng trưởng, chất bảo quản thực phẩm.….
- Nếu được, hãy bỏ thuốc lá, bỏ rượu bia
- Nếu có khả năng, hãy bổ sung định kỳ những chất chống ôxy hóa mạnh như Flavonoid, Quineon, Omega3-6-9,….có sẵn trong sản phẩm US Procells
Thường xuyên khám sức khỏe tổng quát định kỳ để nếu có ung thư, phát hiện sớm sẽ xử lý rất dễ. Đừng chủ quan, nhiều người mắc ung thư khi còn rất trẻ.

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU