Đông Y thái phương
Ung thư buồng trứng là một bệnh ung thư có nguy cơ mắc phải rất cao ở phụ nữ, nó cũng là loại bệnh ung thư đường sinh dục thường gặp nhất ở phụ nữ. Tại Mỹ ung thư buồng trứng là bệnh gây tử vong cao nhất tại đây và có tỷ suất cao thứ 2 sau ung thư thân tử cung.


 
Trên toàn thế giới thì ung thư buồng trứng là ung thư đường sinh dục thường gặp thứ hai sau ung thư cổ tử cung, và cũng là ung thư đường sinh dục gây tử vong cao thứ hai sau ung thư cổ tử cung.
 
Tại Việt Nam theo số liệu ghi nhận ung thư quần thể2 thì xuất độ ung thư buồng trứng năm 2000 ở Hà Nội là 4,4/100.000 dân và ở Thành phố Hồ Chí Minh là 3,7/100.000 dân.
 
Một số quốc gia ở Bắc Mỹ và Bắc Âu, phụ nữ có nguy cơ cao. Trái lại tỷ lệ thấp ở Nhật và các quốc gia đang phát triển. Phụ nữ châu Phi ở Mỹ cũng có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn.
 
Ung thư buồng trứng có thể gặp ở phụ nữ trẻ khoảng lứa tuối 14-15 nhưng tuổi trung bình của ung thư buồng trứng là khoảng 60 tuổi, gặp nhiều ở phụ nữ hậu mãn kinh

1 . Ung thư buồng trứng tìm hiểu về mặt sinh học

Nguy cơ ung thư liên quan mật thiết đến sự tổn thương của niêm mạc buồng trứng mỗi lần rụng trứng.
Ung thư buồng trứng thường được chẩn đoán muộn khi bệnh đã lan tràn, gieo rắc vùng chậu và ổ bụng.
Điều trị ung thư buồng trứng đòi hỏi kết hợp nhiều mô thức điều trị, đó là phẫu trị, hóa trị và xạ trị.

2 . Những con số đáng sợ về ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng đã cướp đi bao cơ hội làm mẹ của nhiều chị em phụ nữ, trong trường hợp phát hiện muộn đe dọa tới tính mạng người bệnh. Bạn biết những gì về căn bệnh này?
Theo số liệu mới nhất của Hiệp hội Ung thư Mỹ năm 2015 ở Hoa Kỳ:
+ 21.290 phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng.
+ Trong đó 14.180 trường hợp tử vong vì căn bệnh nguy hiểm này.

+ Ung thư buồng trứng là căn bệnh nguy hiểm, chủ yếu được phát hiện ở phụ nữ lớn tuổi. Nguy cơ này càng cao hơn đối với phụ nữ trên 55.Phụ nữ Mỹ gốc Phi ít mắc hơn phụ nữ da trắng.
Tại Việt Nam số lượng người mắc ung thư buồng trứng có xu hướng tăng cao. Tuy nhiên, do phụ nữ chưa thực sự chủ động trong phòng ngừa và bị động trong tầm soát nên khó phát hiện ở giai đoạn sớm.

3 . Nguyên nhân gây nên căn bệnh đáng sợ này

* Sinh bệnh học

Nguyên nhân của carcinôm buồng trứng chưa được biết rõ ràng, tuy nhiên carcinôm buồng trứng có vẻ phát triển trên những cơ địa đặc biệt:

* Yếu tố nội tiết và tiền căn thai sản
Có những mối liên hệ rõ ràng giữa yếu tố nội tiết và tiền căn thai sản với nguy cơ mắc carcinôm buồng trứng như:
Sinh đẻ ít và kinh thưa. Phụ nữ đã từng mang thai sẽ giảm nguy cơ ung thư buồng trứng xuống 2 lần.
Dùng thuốc kích thích rụng trứng, đặc biệt khi sử dụng kéo dài.

Thuốc ngừa thai: nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc ngừa thai dạng uống có tác dụng bảo vệ đáng kể đối với carcinôm buồng trứng. Nguy cơ mắc carcinôm buồng trứng ở những phụ nữ này chỉ bằng một nửa so với những phụ nữ không sử dụng, tác dụng bảo vệ này kéo dài nhiều năm sau khi ngưng sử dụng.

* Bị ảnh hưởng do chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn nhiều mỡ làm tăng khả năng mắc carcinôm buồng trứng: những người có chế độ ăn nhiều chất có lactose như sữa mà thiếu men galactose-1-phosphate uridyltransferase có tăng nguy cơ mắc carcinôm buồng trứng.
Vitamin A và C dường như có vai trò bảo vệ.

* Do yếu tố môi trường
Trong một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ tiếp xúc với bột talc qua bao cao su hoặc giấy vệ sinh có tăng nguy cơ mắc bệnh carcinôm buồng trứng. Tỷ lệ carcinôm buồng trứng cao ở những người có tiền căn dùng phấn thơm ở vùng sinh dục hơn những người không sử dụng.

Mối liên hệ giữa tia bức xạ ion và carcinôm buồng trứng còn nhiều bàn cãi. Chưa có bằng chứng rõ ràng về mối liên hệ giữa virus và carcinôm buồng trứng, nhưng có nhiều nghiên cứu đã cho thấy ảnh hưởng của virus như cúm, rubella, quai bị đối với carcinôm buồng trứng.

* Yếu tố di truyền
Carcinôm buồng trứng có tính chất di truyền. Carcinôm buồng trứng di truyền thường xảy ra sớm hơn 10 năm so với carcinôm buồng trứng không có tính di truyền, tuy nhiên tiên lượng có vẻ tốt hơn.
Hội chứng ung thư vú-buồng trứng gia đình thường ảnh hưởng tới liên quan phả hệ bậc 1 và 2. Hội chứng này thường gặp ở phụ nữ trẻ, bướu buồng trứng thường ở 2 bên. Ở những phụ nữ này, nguy cơ bị mắc ung thư buồng trứng tăng gấp 2 đến 4 lần so với cộng đồng. Locus gen hiện diện trên chromosome 17 của gen BRCA14.

Hội chứng Lynch II: carcinôm tuyến ở nhiều cơ quan, hiện diện đồng thời ung thư ở đại tràng, buồng trứng, nội mạc tử cung, vú và những ung thư khác của đường sinh dục4, 5
Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy người bị ung thư vú có tần suất bị ung thư buồng trứng cao gấp 2 lần người khác và ung thư buồng trứng có tần suất bị ung thư vú cao gấp 3, 4 lần4, 5

4 . Các phương pháp chuẩn đoán ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng phát triển thầm lặng, khi người phụ nữ cảm nhận thấy rõ thì thường đã muộn. Khi phát hiện một số dấu hiệu và triệu chứng bất thường như đau bụng, chướng hơi, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón hoặc tiểu lắt nhắt; tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân, rối loạn kinh nguyệt hoặc ra máu âm đạo bất thường… người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sỹ kiểm tra và điều trị kịp thời.

Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán. Một số thăm dò và xét nghiệm chẩn đoán hữu ích được trình bày dưới đây:
+ Khám vùng chậu bao gồm khám tử cung, âm đạo, buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang và trực tràng để phát hiện ra bất thường về hình dạng và kích thước của những bộ phận này.
+ Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm có tần số cao. Tai người không thể nghe được những sóng âm này. Sóng âm được hướng vào buồng trứng và dội lại tạo hình ảnh siêu âm. Mô lành, u nang và khối u biểu hiện khác nhau trên ảnh siêu âm.

+ Xét nghiệm CA-125 là một xét nghiệm máu để đo nồng độ CA-125, một chất chỉ điểm khối u xuất hiện với một lượng cao hơn bình thường trong máu của những phụ nữ bị ung thư buồng trứng.
+ Thụt baryt là phương pháp chụp X quang đại tràng và trực tràng. Phim được chụp sau khi bệnh nhân được thụt một dung dịch như phấn trắng có chứa bari. Bari hiển thị hình ảnh đại tràng và trực tràng trên tia X quang, làm cho khối u và những khu vực bất thường khác dễ quan sát hơn.

+ Chụp cắt lớp vi tính là phương pháp sử dụng một máy X quang nối với máy vi tính để chụp chi tiết những bộ phận bên trong cơ thể.
+ Sinh thiết là phương pháp lấy mô để quan sát dưới kính hiển vi. Bác sĩ giải phẫu bệnh nghiên cứu mô và đưa ra chẩn đoán. Để lấy được mô tiến hành xét nghiệm, bác sĩ tiến hành phẫu thuật mở bụng. Nếu nghi bị ung thư, bác sĩ phẫu thuật tiến hành cắt bỏ buồng trứng. Điều này rất quan trọng, bởi vì nếu có ung thư, việc lấy một mẫu mô bẳng cách cắt xuyên qua lớp ngoài buồng trứng sẽ cho phép tế bào ung thư thoát ra và làm bệnh có thể lan đi.

Nếu ung thư buồng trứng được chẩn đoán, bác sĩ có thể muốn biết ung thư đang ở giai đoạn nào. Phân giai đoạn là một cố gắng để phát hiện ra ung thư đã lan chưa và nếu đã lan thì lan đến bộ phận nào của cơ thể. Phân giai đoạn có thể liên quan đến phẫu thuật, X quang và các thăm dò hình ảnh khác và các xét nghiệm cận lâm sàng. Biết được giai đoạn của bệnh giúp bác sĩ lập phác đồ điều trị.

Để xác định mức độ thực tế của ung thư buồng trứng, thăm dò phẫu thuật hay xác định giai đoạn là cần thiết. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ kiểm tra màng bụng, là lớp lót bên trong của bụng. Dịch trong bụng được gửi đi xét nghiệm với việc phân tích dưới kính hiển vi. Ngoài việc xác định giai đoạn của ung thư, mục đích của phẫu thuật là để loại bỏ càng nhiều khối u càng tốt. Thường thì điều này bao gồm cắt bỏ buồng trứng, tử cung và hệ bạch huyết xung quanh nó.

Điều trị ung thư buồng trứng bổ sung sau phẫu thuật sẽ được xác định bởi giai đoạn của bệnh, mức độ của bệnh và loại ung thư. Đối với bệnh giai đoạn rất sớm và các loại không xâm lấn, việc điều trị tiếp theo có thể không cần thiết. Đối với các loại ung thư xâm lấn và tiến triển nặng hơn, hóa trị là lựa chọn điều trị tốt nhất.



5 . Những dấu hiệu thường thấy của bệnh ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là những bệnh rất khó phát hiện. Không hiếm những trường hợp đã bị chẩn đoán sai là những bệnh khác như bệnh về tiêu hóa hay viêm đường tiết niệu. Lý do là những biểu hiện của các bệnh này khá giống nhau. Dưới đây là những biểu hiện của ung thư buồng trứng mà bạn cần thận trọng

Mệt mỏi:
Thực ra, đây cũng là biểu hiện của nhiều bện khác nhau. Nhưng nếu bạn thường xuyên thấy cơ thể mệt mỏi thì nên thăm khám sớm để tìm hiều nguyên nhân. Đặc biệt, khi đã có một chế độ ăn hợp lý và không phải làm việc quá sức mà cơ thể vẫn uể oải, chính là lúc bạn cần phải kiểm tra sớm về tình trạng sức khở của mình.

Đau ở vùng xương chậu:
Đây là cơ quan khá quan trọng với chị em phụ nữ. Nếu những cơn cơn đau đến thường xuyên và kéo dài thì rất có thể bạn đang phải đối mặt với ung thư buồng trứng. Ngoài ra, một số trường hợp còn mắc phải hiện tượng đau lưng dưới. Theo những chuyên gia hàng đầu, đây cũng có thể là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

Táo bón:
Đây là một tình trạn không hiếm gặp, đặc biệt với dân văn phòng. Nguyên nhân là do thiếu những chất xơ, vitamin, uống ít nước. Nhưng các bác sĩ cũng khuyên bạn không nên chủ quan với căn bệnh này. Khi mắc ung thư buồng trứng khiên cho những thay đổi trong hệ thống tiêu hóa diễn ra. Chính vì vậy, nếu thường xuyên mắc táo bón hãy đi kiểm tra để tìm rõ nguyên nhân.

Chán ăn:
Món ăn không còn hấp dẫn với bạn là một tin không vui vì chán ăn là một triệu chứng bệnh tật, đặc biệt là những bệnh ung thư, trong đó có ung thư buồng trứng.

Đi tiểu nhiều:
Rối loạn tiểu tiện như đi tiểu nhiều, tiểu buốt là triệu chứng của những bệnh đường tiết niệu như viêm bàng quang, sỏi niệu quản hay sỏi thận. Nhưng bên cạnh đó, những người mắc phải tình trạng này cũng không nên chủ quan với bệnh ung thư buồng trứng.

Đầy hơi:
Nếu đầy hơi do ăn no, chậm tiêu thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, bạn có thể đang mắc phải bệnh lý dạ dày và thậm chí là ung thư buồng trứng.

Những dấu hiệu trên đây có thể rất bình thường nhưng lại chính là những triệu chứng mà bạn cần phải cẩn trọng nếu không nó có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Để biết được tình trạng bệnh, phương pháp phổ biến hiện nay là thực hiện xét nghiệm MRI, nội soi ổ bụng. Nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu, cơ hội chữa trị thành công sẽ cao hơn. Chính vì vậy, chị em nên đi khám sức khỏe thường xuyên. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.

6 . Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng cao nhất

Tuổi tác:
Hầu hết ung thư buồng trứng được phát hiện ngay sau khi người phụ nữ vào thời kỳ mãn kinh. Có khoảng 1/2 những trường hợp được chẩn đoán với bệnh ở những người phụ nữ trên 63 tuổi.

Phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh thường trải qua những biến đổi về thể trạng cơ thể và có một tâm lý phức tạp. Ở thời điểm này hoạt động tiết chế của buống trứng và nó có thể ngưng hoạt động hẳn. Điều này đã gây ra sự suy giảm hàm lượng estrogen trong máu, đặc biệt là estradiol. Chính vì vậy mà, phụ nữ ở giai đoạn này thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Béo phì:
Theo các nghiên cứu khoa học cũng chứng minh rằng béo phì hoặc thừa cân cũng là một nguyên nhân gây bệnh ung thư buồng trứng. Những người béo phì thường có lượng mô mỡ nhiều hơn người bình thường. Những mô mỡ này sẽ tạo thành lớp mỡ bao quanh dạ dày, sản sinh ra estrogen, kích thích sự phát của các tế bào trứng và tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào các tính phát triển.

Bên cạnh đó, những người phụ nữ béo phì còn có mối liên quan mật thiết tới ung thư thận.
Không sinh con hay không nuôi con bằng sữa mẹ:
Những người phụ nữ không có con cũng là môt trong những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn so với những người bình thường. Bởi việc cho con bú có thể làm giảm khả năng mắc căn bệnh này.
Theo các nhà nghiên cứu cho rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể trì hoãn được thời gian rụng trứng và làm giảm mức độ estrogen trong buồng trứng. Thời kỳ rụng trứng càng nhiều thì đồng nghĩa với việc các tế bào gây bệnh đột biến  càng cao. Chính vì vậy mà người phụ nữ  không sinh con hoặc không cho con bú có nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Điều trị hormone sau thời kỳ mãn kinh:
Đây là phương pháp được nhiều chị em lựa chọn sau thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, đây cũng là một nguyên nhân gây phát triển bệnh ung thư buồng trứng. Sau khi điều trị estrogen là làm quá sản nội mạc tử cung và nó có thể gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của buồng trứng.
Việc điều trị hormone này thường sẽ được điều trị trong  một thời gian dài, do vậy mà những người phụ nữ chị em em áp dụng liệu pháp tăng cường estrogen thì càng có nhiều khả năng xuất hiện những dấu hiệu của ung thư buồng trứng.

Ngoài ra, những người có người thân bị mắc bệnh, chế độ ăn uống không lành mạnh, sử dụng thuốc lá và uống rượu… cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.


7 . Điều trị ung thư buồng trứng

Việc điều trị ung thư buồng trứng tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm diễn biến bệnh và sức khoẻ chung của bệnh nhân. Bệnh nhân thường được điều trị bởi một nhóm các chuyên gia. Nhóm này có thể bao gồm một bác sĩ phụ khoa, một bác sĩ ung thư phụ khoa, một bác sĩ ung thư nội khoa và/hoặc một bác sĩ tia xạ. Nhiều phương pháp khác nhau được kết hợp trong điều trị ung thư buồng trứng
.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ban đầu thường được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân được chẩn đoán ung thư buồng trứng. Buồng trứng, vòi dẫn trứng, tử cung và cổ tử cung thường được cắt bỏ. Phẫu thuật này được gọi là phẫu thuật cắt tử cung cùng với buồng trứng-vòi dẫn trứng hai bên. Thông thường, bác sĩ phẫu thuật còn cắt bỏ mạc nối và hạch trong ổ bụng.

Phân giai đoạn trong khi phẫu thuật (để phát hiện xem ung thư đã lan chưa) thường liên quan tới việc vét hạch, lấy mẫu mô ở cơ hoành và các cơ quan khác trong ổ bụng và dịch cổ trướng. Nếu ung thư đã lan, bác sĩ thường cô' gắng cắt bỏ hết tế bào ung thư trong một quá trình gọi là phẫu thuật cắt bỏ tối đa khối u. Phẫu thuật cắt bỏ tối đakhối u làm giảm lượng tế bào ung thư phải điều trị sau này bằng hóa chất hoặc tia phóng xạ.

Hóa trị liệu là dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Có thể áp dụng hóa trị liệu để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể sau khi phẫu thuật, để kiểm soát sự tăng trưởng của khối u hoặc làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh.

Hầu hết các loại thuốc điều trị ung thư được tiêm vào tĩnh mạch. Thuốc có thể tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua catheter, một ống mảnh. Đặt ống thông vào một tĩnh mạch lớn và lưu lại tại chỗ trong thời gian cần thiết. Một số loại thuốc điều trị ung thư ở dạng viên uống. Dù những loại thuốc này được tiêm vào tĩnh mạch hay uống cũng đều đi vào mạch máu và tuần hoàn khắp cơ thể.

Một cách khác để thực hiện hóa trị liệu là đưa thuốc trực tiếp vào ổ bụng qua một ống thông. Bẳng phương pháp này, được gọi là hóa trị liệu trong phúc mạc, hầu hết các thuốc được giữ lại trong ổ bụng.
Sau khi hóa trị liệu kết thúc, có thể tiến hành phẫu thuật xét nghiệm lần hai để quan sát ổ bụng trực tiếp. Bác sĩ phảu thuật có thể lấy dịch và mẫu mô để xem thuốc điều trị ung thư có tác dụng không.

Tia xạ trị liệu, còn được gọi là liệu pháp phóng xạ, là phương pháp sử dụng tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia xạ trị liệu chi ảnh hưởng tới tế bào ở vùng chiếu xạ. Tia phóng xạ có thể xuất phát từ một máy (phóng xạ ngoài). Một số bệnh nhân được điều trị bâng tia phóng xạ trong màng bụng trong đó dung dịch phóng xạ được đưa trực tiếp vào ổ bụng qua một ống thông.

Thử nghiệm lâm sàng để đánh giá các phương pháp điều trị ung thư mới là một lựa chọn điều trị quan trọng cho nhiều bệnh nhân ung thư buồng trứng.
Trong một số nghiên cứu tất cả bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp mới. Trong những nghiên cứu khác bác sĩ so sánh các phương pháp điều trị khác nhau bằng cách áp dụng phương pháp điều trị mới khả quan cho một nhóm bệnh nhân và phương pháp điều trị thông thường (phương pháp chuẩn) cho một nhóm bệnh nhân khác. Qua những nghiên cứu này bác sĩ tìm ra phương pháp điều trị ung thư mới hiệu quả hơn.

8 . Các tác dụng phụ có thể gặp do điều trị

Điều trị ung thư buồng trứngCác tác dụng phụ do điều trị ung thư phụ thuộc vào phương pháp điều trị và khác nhau ở từng bệnh nhân. Bác sĩ và y tá sẽ giải thích các tác dụng phụ có thể gặp do điều trị và đưa ra các cách giải quyết các vấn đề gặp phải trong và sau điều trị.

Phẫu thuật gây ra cơn đau ngắn và tăng nhạy cảm ở vùng phẫu thuật. Sự khó chịu hoặc đau sau phẫu thuật có thể kiểm soát bằng thuốc.
Bệnh nhân cần thảo luận về phương pháp giảm đau với thầy thuốc. Trong vài ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể gặp khó khăn khi đi tiểu và nhu động ruột chưa trở lại.

Cắt buồng trứng cũng có nghĩa là nguồn nội tiết estrogen và progesterone của cơ thể sẽ mất và bệnh nhân sẽ mất kinh. Các biểu hiện của mãn kinh như cơn bốc nóng, khô âm đạo xảy ra sớm sau phẫu thuật. Một vài liệu pháp thay thế hormone có thể dùng để làm giảm các triệu chứng này. Việc quyết định dùng là sự lựa chọn của mỗi cá nhân. Những phụ nữ bị ung thư buồng trứng nên thảo luận với bác sĩ của họ về những nguy cơ và lợi ích của việc dùng nội tiết thay thế.

Hóa trị tác động đến cả tế bào ung thư và tế bào lành. Các tác dụng phụ phụ thuộc nhiều vào loại thuốc và liều lượng thuốc được sử dụng. Các tác dụng phụ thường gặp khi điều trị hóa chất là buồn nôn và nôn, ăn không ngon, ỉa chảy, mệt mỏi, tê và cảm giác kim châm ở bàn tay bàn chân, đau đầu, rụng tóc, xạm da và móng. Một số thuốc dùng trong ung thư buồng trứng có thể làm giảm khả năng nghe và gây tổn thương thận. Để bảo vệ thận trong khi dùng thuốc, bệnh nhân cần truyền nhiều dịch.

Xạ trị, giống như hóa trị cũng tác động đến cả tế bào lành và tế bào ung thư. Các tác dụng phụ do xạ trị phụ thuộc chủ yếu vào liều xạ và phần cơ thể bị chiếu xạ. Tác dụng phụ hay gặp khi chiếu xạ vào vùng bụng là mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đái khó, ỉa chảy và biến đổi da vùng bụng. Xạ trị trong phúc mạc có thể gây đau bụng và tắc ruột.

9 . Theo dõi định kỳ sau điều trị ung thư buồng trứng


Theo dõi chăm sóc sau điêù trị ung thư buồng trứng là rất quan trọng. Kiểm tra đều đặn bao gồm thăm khám lâm sàng và làm PAP test . Bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm như chụp phổi, chụp cắt lớp, siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu và định lượng CA-125. Bệnh nhân có thể yêu cầu bác sĩ kiểm tra cho họ các bệnh ung thư khác. Phụ nữ bị ung thư buồng trứng thường có nguy cơ cao bị ung thư vú hoặc ung thư đại tràng. Hơn nữa, việc dùng một số thuốc chống ung thư có thể gây một ung thư thứ phát như ung thư máu.

10 . Khám định kỳ theo dõi ung thư buồng trứng

Theo dõi sau khi điều trị ung thư buồng trứng là rất quan trọng. Khám định kỳ thường bao gồm khám lâm sàng chung, khám vùng chậu và nghiệm pháp Pap. Bác sĩ còn tiến hành các xét nghiệm bổ sung như chụp X quang lồng ngực, chụp cát lớp vi tính, phân tích nước tiểu, xét nghiệm công thức máu và CA-125.

Bên cạnh việc khám theo dõi để phát hiện bệnh tái phát, bệnh nhân có thể muốn hỏi bác sĩ về việc khám thăm dò để phát hiện ra các loại ung thư khác. Bệnh nhân ung thư buồng trứng có nguy cơ ung thư vú và đại tràng cao hơn. Bên cạnh đó, điều trị bằng một số loại thuốc nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc loại ung thư thứ hai, chẳng hạn như bệnh ung thư tế bào máu.

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU