Đông Y thái phương
Tiểu đường thai nghén là tình trạng thường thấy ở các bà mẹ khi mang thai, mà trước đó các mẹ không hề mắc bệnh tiểu đường, tuy rằng bệnh tiểu đường thai nghén sẽ hết sau khi sinh nhưng nếu không lưu ý và điều trị kịp thời thì có thể sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mẹ và bé.



1 . Tìm hiểu về bệnh tiểu đường thai nghén


Biểu hiện của bệnh tiểu đường thai nghén có dễ nhận biết không và nó có nguy hiểm không là một câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Trước hết chúng ta nên tìm hiểu căn bệnh này thật chi tiết để có cái nhìn chính xác hơn về nó.
 
Bệnh tiểu đường thai nghén hay đái tháo đường thai kỳ là tình trạng đường huyết cao được phát hiện lần đầu trong khi mang thai, nó thường không có biểu hiện gì đặc trưng về cơ bản biểu hiện tiểu đường thai nghén cũng giống như các biểu hiện của tiểu đường type 2.
 
Chính vì nó khó nhận biết nên các thai phụ cần làm xét nghiệm glucose ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ.Tiểu đường thai nghén hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ là một chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai (trước đó bà mẹ không hề mắc bệnh).
 
Do cơ thể không thể sản xuất thêm insulin để đáp ứng với nhu cầu của thai kỳ. Bệnh tiểu đường thai nghén sẽ hết sau khi sinh.

1.1   Vì sao lại sinh ra bệnh tiểu đường thai nghén ?



Có nhiều bà mẹ thắc mắc rằng trước đó tôi không hề mắc bệnh tiểu đường nhưng tại sao khi mang thai tôi lại mắc chứng bệnh tiểu đường thai nghén là thế nào ? Chính vì vậy mới cần phải tìm hiểu về bệnh tiểu đường thai nghén thật kỹ để có những kiến thức cụ thể cho người bệnh.
 
Khi người phụ nữ mang thai sẽ có một sự biến đổi lớn về nội tiết tố trong cơ thể người mẹ, tuyến tụy có thể đã không tiết đủ insulin để chuyển hoá chất đường.
 
Trong 3 tháng giữa của thai nghén, nhau thai bắt đầu tiết ra một lượng lớn hormon có khả năng tạo ra một trạng thái kháng insulin, làm giảm hiệu quả điều hòa nồng độ đường trong máu của insulin và hệ quả là nồng độ đường trong máu của người mẹ tăng cao, đến một mức nào đó thì bệnh tiểu đường thai nghén xảy ra.

1.2 Biểu hiện tiểu đường thai nghén có dễ nhận biết không ?


Biểu hiện tiểu đường thai nghén không có gì đặc trưng nên cần làm xét nghiệm glucose ở tuần thứ 24 -28 của thai kỳ
 
+ Người bệnh ăn nhiều, cảm giác thèm ăn tăng lên
 
+ Uống nước nhiều, luôn có cảm giác khát nước
 
+ Đái nhiều
 
+ Gầy sút nhanh mặc dù ăn nhiều
 
+ Mồm khô, da khô, mệt mỏi
 
+ Nước tiểu đậm đặc hơn, có thể gặp nước tiểu có kiến bâu, ruồi đậu (vì trong nước tiểu có đường), nếm nước tiểu có vị ngọt.
 
Có thể thấy một số biểu hiện khác như:
 
+ Hay bị sẩn ngứa ngoài da, hay có mụn nhọt, hay bị nhiễm trùng ngoài da và khó lành
 
+ Dễ bị viêm quanh rằng và tiến triển nhanh đến răng lung lay nhiều, rụng răng do viêm quanh răng.
 
+ Dễ bị vữa xơ động mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim, tắc mạch não, tác mạch chi dưới gây hoại tử đầu chi…
 
+ Dễ bị viêm phôi, viêm phế quản.
 
+ Dễ bị viêm đường tiết niệu, có proteid niệu (viêm xơ tiểu cầu thận do đái tháo đường), tăng huyết áp và suy thận.
 
+ Đục thuỷ tinh thể là dấu hiệu xuất hiện tương đối sớm dẫn đến giảm thị lực và mù loà.
 
            + Cảm giác dị cảm đầu chỉ, kiến bò kim châm, đau trong cơ và thường biểu hiện ở các phần xa của chi, các ngón, hay xuất hiện vào ban đêm.
 
Các chị em nên đặc biệt chú ý để tránh mắc phải bệnh này khi đang mang thai,  nên phát hiện sớm để có hướng điều trị tốt hơn.

1.3 Nguyên nhân gây tiểu đường thai nghén:


Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sản xuất rất nhiều hormone làm giảm hoạt động của insulin khiến cho việc cung cấp glucose tới các tế bào bị thiếu hụt. Kết quả, glucose được tích lũy nhiều trong máu, làm lượng đường trong máu tăng cao gây chứng tiểu đường thai nghén.
 
Nhóm thai phụ thừa cân, béo phì; có tiền sử bản thân (hoặc gia đình) mắc chứng tiểu đường hoặc có hàm lượng glucose quá cao trong nước tiểu… có nguy cơ mắc tiểu đường thai nghén cao.

1.4 Yếu tố - nguy cơ dẫn tới tiểu đường thai kỳ:


Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ, trong đó nguyên nhân dễ nhìn nhận nhất là do chế độ ăn uống tẩm bổ thừa chất. Người mẹ nào cũng muốn sinh con ra khỏe mạnh và có đủ sữa cho con bú nên cần được tẩm bổ. Thế nhưng nếu người mẹ được tẩm bổ quá nhiều thì sẽ dễ dẫn đến thừa chất, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
 
Người mẹ có tiền sử bị bệnh tiểu đường, trong gia đình có người bị bệnh tiểu đường thì khi mang bầu cũng rất dễ có khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, nếu người mẹ mang thai ngoài 25 tuổi thì nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cũng cao hơn những phụ nữ mang thai ở độ tuổi thấp hơn.

1.5 Tiểu đường thai nghén có nguy hiểm không?


Tiểu đường thai nghén là một trong những biến chứng thai sản thường gặp, gây nhiều phiền phức, nguy hiểm cho cả mẹ và con.
 
-Với mẹ:
 
Tiểu đường thai nghén khiến thai phụ phải đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường vĩnh viễn, biến chứng tiền sản giật, đẻ non, mổ lấy thai…
 
-Với thai nhi:
 
Thai nhi phải gánh chịu nhiều biến chứng nguy hiểm như dị tật thần kinh hay tim, nguy cơ thai quá to nhưng lại không khỏe, đẻ non,  tăng nguy cơ bị quá cân, béo phì và cả đái tháo đường sau này.
 
Trường hợp phát hiện tiểu đường khi mang thai,  thai phụ nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị, kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn thích hợp hoặc tiêm insuline. Nếu kiểm soát được đường huyết tốt, thai nhi sẽ phát triển bình thường.

1.6 Phát hiện tiểu đường thai nghén:


Các phụ nữ có yếu tố nguy cơ mắc tiểu đường thai nghén cần được xét nghiệm ngay từ lần đi khám thai đầu tiên bằng cách đo nồng độ đường trong máu lúc đói nhằm mục đích điều trị sớm, tránh biến chứng. Nếu có kết quả dương tính hay nghi ngờ, cần gặp thầy thuốc chuyên khoa về nội tiết để được theo dõi và chữa trị.
 
Để thai không phơi nhiễm với những nguy cơ, điều thiết yếu là phải phát hiện sớm bệnh ngay từ khi bắt đầu có thai, vì vậy, mọi phụ nữ có thai dù không có yếu tố nguy cơ cũng đều cần tìm đường trong nước tiểu hay nồng độ đường trong máu theo chỉ định của thầy thuốc.

1.7 Biến chứng tiểu đường thai nghén có nguy hiểm không ?


Thông thường, các biến chứng của tiểu đường thai nghén hiếm khi nghiêm trọng, vì thế tử vong chu sản (quanh cuộc đẻ) rất thấp. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và điều trị thì có nhiều nguy cơ và biến chứng cho mẹ và thai.
 
Với mẹ:
 
Có nguy cơ tăng huyết áp, tim mạch và đối diện với khả năng bệnh sẽ chuyển thành đái tháo đường vĩnh viễn… Tiếp theo là dễ gặp các biến chứng như tiền sản giật, đẻ non, mổ lấy thai. Nếu mẹ kèm béo phì thì cũng tăng nguy cơ dị tật tim cho thai.
 
Người có bệnh tiểu đường khi mang thai dễ gặp tình trạng nhiễm độc thai nghén hơn các thai phụ khác (tiền sản giật và sản giật với các dấu hiệu cao huyết áp, protein niệu và phù trong thời kỳ mang thai).
 
Thai phụ cũng dễ bị nhiễm trùng nặng; tỷ lệ sinh phải can thiệp ngoại khoa cao hơn (mổ sinh, chịu các thủ thuật do sinh khó). Sau khi sinh bệnh tiểu đường có thể tiến triển nặng hơn, có khoảng 5% đến 20% bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ (bệnh chỉ xuất hiện sau khi mang thai) sau khi sinh vẫn tiếp tục bị bệnh.
 
Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ sẩy thai cao hơn, đặc biệt, nếu kiểm soát mức đường huyết không tốt.
 
Với thai:
 
Chính thai nhi phải gánh chịu nhiều biến chứng quan trọng như dị tật thần kinh hay tim, nguy cơ thai quá to (làm cho sinh đẻ khó khăn) nhưng lại không khỏe, vì thế, người ta gọi những trẻ đó là “người khổng lồ chân đất sét”, đẻ non… Ngoài ra, biến chứng lâu dài với con là tăng nguy cơ bị quá cân, béo phì và cả đái tháo đường sau này.
 
Ở các bà mẹ bị tiểu đường, thai nhi có tỷ lệ tử vong cao hơn, thai có thể bị dị tật hoặc chậm phát triển. Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng bất thường bẩm sinh tăng gấp 3 lần ở những thai nhi có mẹ mắc bệnh tiểu đường.
 
Thời gian bị ảnh hưởng (gây bất thường bẩm sinh) rất giới hạn, khi tuổi thai khoảng 3-6 tuần. Vì vậy, việc kiểm soát đường huyết chặt chẽ sớm trong thai kỳ, thậm chí ngay cả trước khi có thai, sẽ giúp ngăn ngừa những bất thường của thai nhi





1.8 Phòng tránh và điều trị tiểu đường thai nghén:


Bệnh tiểu đường thai nghén hay đái tháo đường thai kỳ là một chứng bệnh thường gặp trong thời gian mang thai do rối loạn chức năng chuyển hóa. Theo số liệu thống kê gần đây tỷ lệ phụ nữ đang mang thai mắc phải tiểu đường thai kỳ rất nhiều và có xu hướng ngày càng tăng một phần do bà bầu được tẩm bổ quá nhiều và lười vận động.
 
Vậy làm thế sao để phòng tránh tiểu đường thai kỳ một cách tốt nhất và có hướng điều trị an toàn cho cả mẹ lẫn con.

1.9 Đặc điểm của bệnh tiểu đường thai kỳ:


Tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường thường gặp ở những phụ nữ mang thai. Tiểu đường thai kỳ có thể tự khỏi sau khi sinh hoặc không hoặc sẽ bị tái bệnh khi mang thai bé tiếp theo. Do đó, không được chủ quan với căn bệnh nguy hiểm này để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

1.10 Phòng tránh tiểu đường thai kỳ:


Cũng như các dạng bệnh tiểu đường khác, tiểu đường thai kỳ cũng rất nguy hiểm đối với người mẹ và thai nhi. Khi mắc tiểu đường trong giai đoạn mang thai, người mẹ có thể sẽ tăng nguy cơ nhiễm độc thai nghén và nguy cơ tái phát tiểu đường cho lần mang thai tiếp theo.
 
Ngoài ra, người mẹ còn gặp phải một số các chứng bệnh nguy hiểm như: cao huyết áp, giảm thị lực và bệnh lý võng mạc, bệnh lý mạch vành, nhiễm nấm sinh dục, nhiễm trùng tiết niệu…
 
Một điều tai hại là nếu bệnh không được phát hiện kịp thời và chữa trị bệnh tiểu đường dứt điểm thì có thể sẽ gây ra sảy thai, lưu thai, thai nhi bị dị tật, hay khó sinh do em bé có trong lượng lớn, có thể bị đẻ non, em bé không sống được…
 
Bản thân em bé cũng bị ảnh hưởng không kém. Em bé có thể dễ bị ngạt, bị vàng da, suy hô hấp, rối loạn chuyển hóa sơ sinh …
 
Bệnh tiểu đường thai nghén không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ và em bé trong thời điểm mang bầu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe về sau. Cả mẹ và bé đều có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường sau này. Những đứa trẻ sinh ra bình thường nhưng cũng có rất nhiều nguy có bị thừa cân, béo phì.
 
Để phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ, Các bà mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống tẩm bổ, không nên tẩm bổ quá nhiều dẫn đến thừa chất. Bệnh tiểu đường thai kỳ thường được phát hiện và chẩn đoán vào tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ.
 
Do đó việc khám thai thường xuyên là rất cần thiết để theo dõi tình trạng sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Các thai phụ nên đi khám vào khoảng thời gian từ tuần 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ để sớm phát hiện mầm bệnh.
 
Nếu thai phụ đã có tiền sử bị bệnh tiểu đường hoặc gia đình có người bị tiểu đường thì nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và tư vấn trước tuần thứ 24 của thai kỳ và khám lại vào tuần thứ 30 – 32.
 
Để kết quả chính xác nhất, trước khi đi kiểm tra xét nghiệm, thai phụ ăn uống như bình thường và kết thúc bữa tối hôm trước lúc 20h để sáng hôm sau nhịn ăn sáng làm xét nghiệm.

1.11 Điều trị tiểu đường thai nghén:


Bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn đủ dinh dưỡng các thai phụ không nên để tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang bầu. Một chế độ ăn hợp lý phải đảm bảo đủ các thành phần đạm, tinh bột, chất sắt, chất xơ, các vitamin…
 
Ngoài ra các bà bầu cũng nên thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết để kiểm soát và duy trì ổn định.Các bà bầu cũng đừng quên thường xuyên vận động trong quá trình mang thai để vừa tốt cho mẹ lại vừa tốt cho thai nhi.
 
Vận động và luyện tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga sẽ giúp các thai phụ ổn định lượng đường trong máu.Bên cạnh đó, các thai phụ nên kết hợp dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị dứt điểm căn bệnh và ngăn ngừa các biến chứng cho mẹ và thai nhi.

2 . Bệnh tiểu đường thai kỳ và những điều cần lưu ý


Đây là một loại tiểu đường mà một số phụ nữ mắc phải trong thai kỳ. Từ 2 đến 10% phụ nữ mang thai mắc chứng bệnh tiểu đường thai kỳnày, khiến nó trở thành một trong những vấn đề về sức khỏe phổ biến nhất trong thai kỳ.
 
Tiểu đường là một vấn đề phức tạp, nhưng nói ngắn gọn nó có nghĩa là bạn có mức đường huyết cao bất thường.

2.1 Cơ chế hình thành tiểu đường thai kỳ:


Khi bạn ăn, hệ tiêu hóa sẽ chuyển hóa phần lớn thức ăn thành một loại đường gọi là glucose. Glucose ngấm vào máu và sau đó, dưới sự hỗ trợ của insulin (một hóc môn sản xuất bởi tuyến tụy), các tế bào sẽ chuyển đường glucose đó thành năng lượng sống.
 
Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin – hoặc các tế bào gặp vấn đề trong việc đáp ứng lại tác dụng của insulin – sẽ gây ra tình trạng quá nhiều đường glucose ở lại trong máu của bạn, thay vì di chuyển vào các tế bào và chuyển thành năng lượng.
 
Khi bạn có thai, sự thay đổi hóc môn có thể làm cho các tế bào trong cơ thể bạn ít đáp ứng hơn với insulin. Với đa số phụ nữ mang thai, điều này không phải là một vấn đề: khi cơ thể cần nhiều insulin hơn, tuyến tụy sẽ chịu trách nhiệm sản xuất thêm.
 
Nhưng nếu tuyến tụy của bạn không thể bắt kịp với nhu cầu insulin tăng cao trong thai kỳ, mức đường máu của bạn sẽ lên cao dần, kết quả là chứng tiểu đường thai kỳ.
 
Đa số phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sẽ không tiếp tục bị tiểu đường nữa sau khi sinh con (thai kỳ kết thúc). Tuy nhiên, một khi bạn đã bị tiểu đường thai kỳ, bạn sẽ có nguy cơ bị tái phát cao hơn trong thai kỳ sau và trong giai đoạn sau này của cuộc đời.

2.2 Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ:


Nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường thai kỳnhư tình trạng béo phì, ăn uống tẩm bổ quá dẫn tới tăng cân quá nhanh cùng với lối sống tĩnh tại lười vận động cũng góp phần làm tăng số thai phụ mắc phải bệnh tiểu đường như hiện nay.
 
Ngoài ra khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi đề thích nghi với môi trường mới. Những phụ nữ béo phì hoặc mang thai ở độ tuổi trên 35, huyết áp cao… nguy cơ mắc tiểu đường khi mang thai là rất cao. Thông thường, chế độ dinh dưỡng của các thai phụ có nhiều chất béo, chất đạm…nên dễ bị tiểu đường.
 
Không giống với các dạng tiểu đường khác tiểu đường thai kỳ chỉ bị trong giai đoạn mang thai và sẽ hết sau khi sinh con. Nhưng nếu bà mẹ bị tiểu đường khi mang thai mà không được phát hiển sớm và kiểm soát tốt sẽ nguy hại cho cả mẹ và bé.
 
Triệu chứng tiểu đường thai nghén ở bà bầu thường không có dấu hiệu hay triệu chứng đáng chú ý. Chính vì vậy các thai phụ cần đi khám làm xét nghiệm đường glucose ở tuần thứ 24 -28 của thai kỳ để sớm nhận biết ra bệnh tiểu đường để có hướng điều trị tốt cho mẹ và an toan cho thai nhi được phát triển bình thường.

2.3 Triệu chứng tiểu đường thai kỳ ở bà bầu:


Triệu chứng tiểu đường thai nghén không có biểu hiện gì đặc biệt. Nếu bạn có nguy cơ cao về tiểu đường (chẳng hạn, có đường trong nước tiểu) thì bác sĩ có thể chỉ định cho bạn làm xét nghiệm glucose ở ngay lần khám thai đầu tiên (xét nghiệm lại ở tuần 24-28 nếu xét nghiệm đầu là âm tính).
 
Nếu bạn có kết quả xét nghiệm glucose dương tính thì không phải 100% bạn mắc tiểu đường thai kỳ. Bạn cần có thêm xét nghiệm tiểu đường trước khi khẳng định có bị tiểu đường thai kỳ hay không.

2.4 Những nguy cơ ảnh hưởng của tiểu đường khi mang thai:


Tiểu đường thai kỳcó thể sảy thai: Khi bị tiểu đường, thai phụ không kiểm soát được đường huyết có nguy cơ sảy thai cao hơn người không mắc bệnh. Không những thế, nếu mẹ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai, nguy cơ trẻ sinh ra có dị tật bẩm sinh tăng gấp 3 -4 lần.
 
Với những ai có ý định mang thai, hãy kiểm soát chỉ số đường huyết tốt nhất là 3 tháng đầu của thai kì. Vì nếu bị tiểu đường khi mang thai trong 3 tháng đầu sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành của thai nhi. Ngoài ra, theo nghiên cứu của nhiều trung tâm khoa học, mẹ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai con sẽ chậm phát triển, kém thông minh.

2.5 Phải làm gì khi mắc tiểu đường thai kỳ:


Để tránh những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường khi mang thai, các bà bầu cần chủ động phòng tránh và hạn chế những tác hại xấu do bệnh gây ra.
 
-  Kiểm soát lượng đường trong máu: Bạn nên thường xuyên theo dõi đường huyết của mình, giữ cho đường huyết ổn định trước khi có ý định mang thai và trong suốt thai kì. Bạn nên kiểm tra chỉ số đường huyết mỗi ngày bằng máy thử đường huyết hiện có trên thị trường.
 
- Ăn đồ ăn nhiều đồ ăn chứa Cacbolhydrat: Trong các bữa ăn nhẹ của các bà bầu nên bổ sung các đồ ăn nhẹ chứa nhiều Cacbolhydrat như: nước hoa quả, bánh kẹo…
 
- Chú ý đến chế độ ăn uống: Nhiều gia đình có thai phụ sẽ tẩm bổ nhiều món ăn bổ dưỡng nhưng đâu biết rằng, đó là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tiểu khi mang thai. Chính vì thế, bà bầu nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lí, cân bằng các chất dinh dưỡng, tránh để tăng cân quá nhiều…

2.6 Những ai có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ:



Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, bạn sẽ thuộc nhóm rủi ro cao đối với chứng bệnh này (và cần phải được xét nghiệm sớm) nếu:
 
- Bạn béo phì (Chỉ số khối cơ thể – BMI – của bạn lớn hơn 30).
 
- Bạn đã từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
 
- Bạn có đường trong nước tiểu.
 
- Gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
 
Một số bác sĩ khuyên rằng bạn nên làm nghiệm pháp dung nạp glucose sớm nếu bạn có những yếu tố rủi ro khác, như là:
 
- Con trước của bạn có trọng lượng khi sinh khá lớn. (>= 4 kg hoặc >=4.5 kg).
 
- Bạn đã từng có thai chết lưu không rõ nguyên nhân.
 
- Bạn đã từng có bé bị dị tật bẩm sinh.
 
- Bạn bị huyết áp cao.
 
- Bạn hơn 35 tuổi.
 
Ngoài ra, một nghiên cứu công bố trên tạp chí Sản phụ khoa (Mỹ) số tháng 3/2012 cho thấy mối liên hệ giữa việc tăng cân nhanh khi mang thai – đặc biệt là ở ba tháng đầu – và nguy cơ người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ. Các nhà nghiên cứu tìm thấy nhóm có nguy cơ cao nhất là phụ nữ bị quá cân ngay từ đầu.
 
Tuy nhiên có nhiều phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nhưng lại không có bất cứ yếu tố rủi ro nào nói trên. Đó là lý do vì sao đa số các bác sĩ cho rằng hầu hết phụ nữ có thai đều nên làm nghiệm pháp dung nạp glucose từ tuần 24 đến 28.

2.7 Lưu ý với những ai có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ:



Nên đi khám bác sĩ ngay từ trước khi mang thai và nếu có mang thai thì cần làm xét nghiệm đường huyết trong giai đoạn sớm (ba tháng đầu) của thai kỳ. Nếu kết quả bình thường thì sẽ được thực hiện tiếp xét nghiệm sàng lọc tình trạng bất dung nạp đường trong thai kỳ vào khoảng tuần thứ 24-28.
 
Bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm dung nạp đường glucose qua hệ tiêu hóa.Tuy nhiên, theo Hội những nhà sản phụ khoa Mỹ, nên thực hiện xét nghiệm này cho tất cả các phụ nữ có thai vì tới khoảng 50% phụ nữ bị tiểu đường trong thai kỳ dù họ không thuộc nhóm có nguy cơ cao.
 
Xét nghiệm sàng lọc này được thực hiện bằng cách cho thai phụ uống 50gr đường và đo lượng đường huyết trong máu một giờ sau đó. Xét nghiệm này có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày và không cần phải nhịn đói.
 
Tuy nhiên, độ nhạy cảm của xét nghiệm tốt hơn khi thai phụ ở trong tình trạng đói. Nếu kết quả bất thường: >140 mg/dl, thì thai phụ ấy có nguy cơ bị bệnh tiểu đường trong thai kỳ.
 
Ðể chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ sẽ cho tiếp tục xét nghiệm dung nạp 100gr đường trong ba giờ.

2.8 Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé:


Đối với người mẹ:
 
Người mẹ bị tiểu đường thai kỳ dễ bị nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật và sản giật với các dấu hiệu cao huyết áp, protein niệu và phù trong thời kỳ mang thai). Thai phụ cũng dễ bị nhiễm trùng nặng; có tỷ lệ sinh phải can thiệp nhiều hơn (mổ sinh, chịu các thủ thuật do sinh khó).
 
Sau khi sinh có thể bị tiểu đường nặng hơn. Có khoảng 5% đến 20% bà mẹ bị tiểu đường trong lúc có thai sau khi sinh vẫn tiếp tục bị bệnh. Bạn gái bị bệnh tiểu đường khi mang thai có nguy cơ sẩy thai cao hơn, đặc biệt, nếu kiểm soát mức đường huyết không tốt.
 
Đối với thai nhi:
 
Thai nhi của các bà mẹ bị tiểu đường có tỷ lệ tử vong cao hơn và thai có thể bị dị tật hoặc chậm phát triển. Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng bất thường bẩm sinh tăng gấp 3 lần ở những thai nhi có mẹ mắc bệnh tiểu đường.
 
Thời gian bị ảnh hưởng (gây bất thường bẩm sinh) rất giới hạn, khi tuổi thai khoảng 3-6 tuần. Vì vậy, việc kiểm soát đường huyết chặt chẽ, sớm trong thai kỳ, thậm chí ngay cả trước khi có thai, sẽ giúp ngăn ngừa những bất thường của thai nhi.
 
Sự trưởng thành về phổi của thai trong tử cung của mẹ có bệnh tiểu đường thường chậm hơn so với thai nhi của các bà mẹ không bị bệnh. Do đó, nếu trẻ bị sinh non thì càng dễ bị suy hô hấp nặng.
 
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ có mẹ bị tiểu đường bị suy hô hấp tăng gấp 5 – 6 lần so với trẻ có mẹ bình thường.Con của các bà mẹ tiểu đường thường nặng cân, to con và to cả các bộ phận nội tạng trừ não (4kg hoặc hơn thế là chuyện thường gặp ở các bà mẹ bị tiểu đường).
 
 Bởi vì khi đường huyết tăng, thai nhi tăng tiết insulin để tiêu thụ lượng đường này nên bé cũng tăng trưởng và dự trữ năng lượng dưới dạng glycogene ở lớp mỡ của thai nhi. Vì thế, thai này thường gây đẻ khó, có tỷ lệ mổ cao, nếu đẻ thường rất dễ bị sang chấn.
 
Thai tuy to nhưng lại kém về chức năng và kém phát triển sau khi sinh, đặc biệt là phát triển về trí tuệ, tâm thần. Vì vậy trẻ sơ sinh của các bà mẹ mắc tiểu đường thường được coi là “những em bé khổng lồ nhưng chân đất sét”.
 
Những giờ đầu tiên sau khi sinh, con của những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳcó thể bị hạ đường huyết. Thậm chí nếu hạ đường huyết kéo dài và trầm trọng có thể làm tổn thương não của trẻ.
 
Vì vậy, việc kiểm soát đường huyết tốt ở người mẹ có thể ngăn ngừa tình trạng này. Sau sinh nên kiểm tra và theo dõi chặt chẽ.Con của những bà mẹ bị tiểu đường thường bị vàng da nhẹ, do lượng bilirubin trong máu tăng cao. Hiện tượng này có thể được điều trị bằng cách bù nước và chiếu đèn.

2.9 Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn uống như thế nào?



Chế độ dinh dưỡng cho thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể ít carbohydrate hơn thông thường, tốt nhất là nên có carbohydrates phức hợp (thực phẩm chứa nhiều chất xơ) và dàn trải trong cả ngày.
 
Nên ăn chung carbohydrate với “protein nạc” (đậu đỗ, lạc, thịt trắng, cá) ở tất cả các bữa ăn chính và ăn nhẹ. Protein giúp bạn cảm thấy no, duy trì năng lượng và kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
 
- Đừng bỏ bữa. Hãy thiết lập thời điểm dùng bữa và lượng thực phẩm nhất định cho mỗi bữa ăn. Lượng đường trong máu sẽ ổn định hơn nếu thức ăn được phân bổ đều trong cả ngày và liên tục từ ngày này sang ngày khác.
 
- Ăn một bữa sáng no, đủ chất. Lượng đường trong máu có khả năng “sai số” nhiều nhất vào buổi sáng. Để giữ đường huyết trong phạm vi cho phép, bạn có thể phải hạn chế carbohydrate (cơm trắng, bánh mì, ngũ cốc, trái cây và sữa), tăng protein (trứng, phô mai, bơ đậu phộng, các loại hạt) và có thể tránh hoàn toàn trái cây ngọt, trái cây đóng hộp, các loại nước ép trái cây đóng hộp.
 
- Sử dụng thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi ít ngọt (bưởi, thanh long, cam, quýt…), rau củ, gạo lứt và ngũ cốc nguyên hạt, đậu Hà Lan, đậu trắng và các loại hạt thuộc họ đậu đỗ khác. Những thực phẩm này hấp thu vào máu chậm hơn so với carbohydrate đơn giản (đường đơn), có thể giúp đường huyết không tăng cao quá sau khi ăn.
 
- Hạn chế sử dụng hoặc tránh hoàn toàn các loại thực phẩm và đồ uống có chứa loại đường đơn như: sô-đa, nước ép trái cây đóng hộp, các loại trà hoa quả, nước có hương vị và hầu hết các món tráng miệng (bánh ngọt, kem…).
 
Những thực phẩm này có thể khiến đường huyết tăng nhanh chóng. Nếu bạn quá “thèm” đồ ngọt, hãy hỏi bác sĩ về cách sử dụng các loại thực phẩm có vị ngọt nhưng được làm từ chất tạo ngọt nhân tạo.
 
- Sữa chứa nhiều lactoza - một loại đường đơn giản. Vì vậy, bạn cần hạn chế uống sữa và tìm một nguồn canxi khác để thay thế.

3 . Bệnh tiểu đường khi mang thai có nguy hiểm không?


Tiểu đường khi mang thai hay còn gọi tiểu đường thai kỳ đây là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai và sẽ hết sau khi sinh. Mặc dù tiểu đường khi mang thai không ảnh hưởng gì đến sức khỏe người mẹ.
 
Nhưng nếu người mẹ không kiểm soát tốt được đường huyết của mình thì nguy cơ gặp phải biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đến sự an toàn của thai nhi và người mẹ sau này dễ chuyển thành tiểu đường tuýp 2 thực sự.

3.1 Nguyên nhân của tiểu đường khi mang thai:



Chế độ ăn uống được tẩm bổ quá mức cũng có thể là nguyên nhân làm tăng số chị em bị tiểu đường khi mang thai.
 
Tiểu đường khi mang thai là hiện tượng lượng đường trong máu tăng lên trong quá trình mang thai dù trước đó thai phụ hoàn toàn bình thường.
 
Hormon insulin giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và tích trữ đường khi cơ thể chưa sử dụng hết. Tuy nhiên, khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để thực hiện điều này sẽ khiến lượng đường trong cơ thể tăng lên.
 
Tiểu đường khi mang thai thường xuất hiện vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ - thời kỳ thai nhi phát triển rất nhanh. Và bất kỳ phụ nữ nào cũng đều có thể mắc bệnh này dù trước đó chưa từng thấy nguy cơ.
 
Mặc dù, tiểu đường thai kỳ có thể tự biến mất sau khi sinh nhưng sẽ để lại những hậu quả về sau đối đối với cả bạn và em bé.

3.2 Những nguy cơ bị tiểu đường khi mang thai:


Tiểu đường khi mang thai thường đi kèm với các triệu chứng cao huyết áp, bệnh tim mạch, làm suy giảm sức đề kháng, từ đó dẫn đến tình trạng bội nhiễm hay vết thương khó lành.
 
Các trường hợp tiểu đường thai kỳ không điều trị ổn định có tần suất thai nhi chết lưu hay chết ngay sau sinh cao gấp 2-4 lần các thai phụ bình thường. Ngoài ra những thai phụ bị mắc đái tháo đường nguy cơ tổn thương võng mạc có khuynh hướng nặng thêm và có thể gây xuất huyết võng mạc khi sinh.
 
Nếu thai phụ có sẵn bệnh thận mạn tính thì thường tình trạng suy thận sẽ gia tăng nếu bị tiểu đường thai kỳ.Trong khi đó, thai nhi có đường huyết cao dễ bị sinh non, dị tật, thai to hoặc chậm tăng trưởng trong tử cung so với tuổi thai bình thường, thai chết lưu…
 
Em bé sinh ra gặp rối loạn chuyển hóa như đa hồng cầu, vàng da kéo dài, hạ can xi máu, hạ đường huyết sơ sinh, dễ bị suy hô hấp, dễ nhiễm trùng hơn so với các bé khác.
 
Tần suất các bé dị tật bẩm sinh được sinh ra từ những thai phụ bị đái tháo đường cao gấp 8 lần bình thường; các dị tật tim mạch cao gấp 18 lần và dị tật hệ thần kinh cao gấp 16 lần.

3.3 Cách hạn chế và phòng tránh tiểu đường khi mang thai:


-    Cần có chế độ ăn uống hợp lý (ăn nhiều rau, chất xơ, hạn chế tinh bột, đường) với sự tư vấn của bác sĩ. Tránh ăn vặt, nên chia nhỏ các bữa ăn thành 6-8 bữa trong ngày dể duy trì lượng đường ổn định.
 
-    Cần khám sức khỏe định kỳ, làm xét nghiệm nhằm phát hiện sớm đái tháo đường (nếu có).
 
-    Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu
 
-    Tập một số những bài tập phù hợp với thể trạng của cơ thể để hệ vận động hoạt động tốt hơn. Các bài tập tốt nhất là đi bộ, chạy bộ, yoga,…
 
-    Kiểm soát cân nặng của cơ thể và thai nhi. Dù bị đái tháo đường thai kỳ bạn cũng không nên ép cơ thể giảm cân vì nó ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Vì thế hãy điều chỉnh chế độ ăn uống để có được cân nặng ổn định và điều trị đái tháo đường theo chỉ dẫn của bác sĩ.
 
-    Nếu bị mắc đái tháo đường thai kỳ thì sau khi sinh bạn vẫn nên duy trì chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn để đảm bảo sức khỏe
 
-    Trong trường hợp cần thiết bạn cần tiêm bổ sung insulin. Tuy nhiên cần có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ để đàm bảo an toàn cho cả bạn và thai nhi.

3.4 Kiểm soát tiểu đường thai kỳ:


Tiểu đường là chứng bệnh có thể kiểm soát thông qua chế độ ăn uống khi mang thai. Trước tiên, bạn cần đảm bảo những loại thực phẩm đưa vào cơ thể không làm cho lượng đường trong máu gặp trục trặc.
 
- Bạn nên hạn chế những loại thức ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, các loại nước hoa quả, nước ngọt. Thay vào đó, bạn nên ăn hoa quả tươi nhưng cũng ở chừng mực vừa phải vì nhiều loại hoa quả tươi có chứa một lượng đường tự nhiên khá lớn.
 
 - Bạn nên sử dụng thực phẩm chứa cacborhydrat cao như bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, đậu đỗ, sữa, sữa chua và rau xanh. Loại thực phẩm này đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày vì chúng chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe người mẹ và sự phát triển của em bé.
 
Không những thế, carbonhydrat còn có tác dụng bẻ gãy sự hình thành glucose – nguyên nhân làm tăng nguy cơ tiểu đường.
 
- Bạn nên ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày: Cách hấp thu dinh dưỡng tốt nhất khi mang thai là ăn làm nhiều bữa nhỏ với thức ăn đa dạng. Ngoài 3 bữa chính, bạn có thể tăng cườg thêm 3 bữa phụ, giúp ổn định lượng đường trong máu.

3.5  Kiểm tra lượng đường trong máu:


Cách duy nhất để theo dõi tình trạng tiểu đường là thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu. Với nhóm thai phụ mắc chứng tiểu đường, nên kiểm tra lượng đường trong máu khoảng 3-4 lần/ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. 
 
Lần kiểm tra thứ nhất là vào buổi sáng, lúc bạn vừa ngủ dậy, chưa ăn hoặc uống gì. Hai lần kiểm tra sau được tiến hành sau một giờ đồng hồ bạn ăn trưa hoặc ăn tối.
Điều trị:
 
Khoảng 30% thai phụ mắc chứng tiểu đường phải nhờ đến sự hỗ trợ của insulin. Các bác sĩ cho biết, việc sử dụng insulin là tương đối an toàn cho phụ nữ mang thai. Dù vậy, nhóm thai phụ phải sử dụng insulin cũng nên kiểm soát chế độ ăn kết hợp với kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên.
 
 Lưu ý sau sinhSau khi sinh bé, người mẹ cũng được kiểm tra để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh. Một số người mẹ sau đó có nguy cơ mắc chứng tiểu đường loại 2. Nhóm phụ nữ có tiền sử tiểu đường trước khi mang thai sẽ làm tăng nhưng nguy cơ xấu; đặc biệt là trong 12 tuần đầu tiên, thời điểm mà những cơ quan chính của thai nhi dần hình thành.
 
Chứng tiểu đường khi mang thai sẽ tự nhiên mất sau khoảng thời gian bạn sinh bé do hormone trong cơ thể người mẹ đã quay về mức bình thường.
 

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU