Đông Y thái phương
Sau một đêm thức dậy, nhiều người thân đau nhức, đặc biệt là tê vùng vai gáy, nhiều khi còn lan xuống bả vai làm tê mỏi cả cánh tay, cẳng tay và ngón tay. Khi bị đau vai gáy thường rất đau nhức và khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống. Do đó, nếu kết hợp uống thuốc và xoa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy sẽ đem lại kết quả tuyệt vời..

1/  Bấm huyệt chữa đau vai gáy

Đau vai gáy là triệu chứng thường gặp của nhân viên văn phòng hoặc những đối tượng thường xuyên làm việc với tư thế cố định, ít vận động như nhân viên lập trình máy tính, kế toán, kiến trúc sư… Theo thói quen thông thường, người bệnh sẽ sử dụng thuốc giảm đau nhằm cắt đứt cơn đau nhanh chóng. Nhưng không như mọi người vẫn tưởng, việc chấm dứt cơn đau không đơn giản như thế. Nhiều tình trạng tìm đến bác sĩ sau khi uống thuốc hàng tháng trời gây phù nề, viêm loét dạ dày và thậm chí lờn thuốc. Vì vậy, để việc điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và chữa trị đúng.

2/ Nguyên nhân đau vai gáy

Nguyên nhân cơ học:

  • Sinh hoạt sai tư thế như nằm ngủ gối đầu cao, dựa đầu vào ghế, nằm nghiêng và co quắp…. sẽ ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy cho các tế bào cơ. Khi cơ không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết thì vùng cổ, vai, gáy dễ bị đau nhức và cứng.
  • Ngồi lâu trước quạt, máy lạnh; thói quen tắm đêm; dầm mưa dãi nắng thường xuyên sẽ làm rối loạn hệ mạch, thần kinh điều khiển việc cung cấp dưỡng chất cho các bó cơ vùng vai gáy.
  • Làm việc quá sức hoặc tư thế hoạt động khiến cơ bị kéo căng quá lâu gây mất cân bằng vi chất trong cơ.

bấm huyệt chữa đau vai gáy
 
Rối loạn chức năng thần kinh: các dây thần kinh vùng vai gáy bị kéo dãn, hoặc kéo căng quá mức có thể gây ra sự rối loạn chức năng dây thần kinh khu vực này. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra các cơn đau mỏi vai gáy.
 
Các bệnh lý xương khớp: đau vai gáy có thể là dấu hiệu của các tổn thương xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, dính khớp bả vai…Nếu không điều trị, lâu dần người bệnh có thể bị mất chức năng hoạt động.
 
Nguyên nhân tuổi tác: Từ tuổi trung niên, do quá trình lão hóa tự nhiên, hệ mạch máu bị giảm tính dẻo dai, đàn hồi khiến việc lưu thông máu và trao đổi ô-xy trong cơ thể suy giảm, từ đó gây ra những biểu hiện như hoa mắt, nhức đầu, mỏi cổ, quay cổ nghe lắc rắc… Tuy nhiên hiện nay, tỷ lệ người đau mỏi vai gáy đang có xu hướng trẻ hóa. Nhân viên văn phòng ngồi làm việc nhiều trước máy vi tính, lái xe đường dài… là những đối tượng dễ mắc phải căn bệnh xương khớp này.
 
Do bệnh lý khác: Đau mỏi vai gáy không đơn thuần là một bệnh, nó còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý về xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, dính khớp bả vai, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, loãng xương…
 
Ngoài ra, thời tiết cũng là một trong những yếu tố khiến bệnh đau mỏi vai gáy trầm trọng hơn. Khi thời tiết trở lạnh, cơ thể yếu có thể bị nhiễm lạnh đột ngột, khí huyết ứ trệ, lượng ô-xy cung cấp cho máu bị giảm sút gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến đau nhức.
 

3/ Xoa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy

Ấn vào các cơ thang và cơ ức đòn chũm thấy đau và co cứng vồng lên so với bên lành. Toàn thân sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù. Đau vai gáy là một bệnh hay gặp trong lâm sàng, gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và công tác của người bệnh.
bấm huyệt chữa đau vai gáy
Bệnh xảy ra tức thời sau khi ngủ dậy hoặc quay cúi cổ đột ngột, khi gặp lạnh, sau khi gánh vác nặng hoặc tư thế gối cao đầu một bên (đau vai gáy cấp tính). Cũng có thể đau vai gáy do thoái hóa đốt sống cổ hoặc do bệnh nghề nghiệp (đau vai gáy mạn tính).

Chữa đau vai gáy bằng xoa bóp bấm huyệt

Theo Y học cổ truyền, đau vai gáy (lạc chẩm) thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, tấu lý sơ hở nên phong hàn thấp thừa cơ xâm nhập, bì phu kinh lạc làm tắc trệ mà gây ra đau (ngoại nhân). Hoặc do người già can thận bị hư hoặc bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm sút dẫn đến can thận bị hư, thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân cơ mà gây bệnh (nội nhân). Hoặc do khi ngủ gối đầu cao bất thường (bất nội ngoại nhân). Người bệnh có biểu hiện đột nhiên cổ gáy vai đau cứng (có thể đau 1 bên hoặc cả 2 bên cổ gáy), quay cổ khó khăn, hạn chế hoặc không thể Phương pháp chữa: trục phong tán hàn, thông kinh hoạt lạc.

Châm cứu và xoa bóp là phương pháp điều trị của Y học cổ truyền dân tộc không cần dùng thuốc, dễ học dễ làm, có thể thực hiện ngay tại các tuyến y tế cơ sở, mọi cán bộ y tế hoặc những ai say mê đều có thể học và làm được. Sau đây là những thao tác cơ bản:
  • Bệnh nhân ngồi trên ghế, thả lỏng cơ, thầy thuốc đứng và làm lần lượt các động tác sau: xoa, day, lăn, bóp từ vùng bả vai qua huyệt kiên tỉnh đến đại trùy và lên huyệt phong trì. Từ huyệt đốc du lên huyệt phong trì, mỗi động tác làm từ 3-5 lần.
  • Bấm và day các huyệt phong trì, đại trùy, phong môn, kiên tỉnh, đốc du (vừa bấm vừa vận động cổ quay sang phải và sang trái). Riêng huyệt bá lao khi bấm thì không vận động cổ.
  • Khi xoa bóp nếu kết hợp xoa thêm dầu gió hoặc cao sao vàng thì kết quả điều trị sẽ tốt hơn.
  • Kiểm tra cơ ở vùng huyệt đốc du nếu thấy co cứng thì ta bấm, bật cơ, day nhẹ thì bệnh nhân sẽ đỡ đau và vận động cổ gáy dễ dàng ngay.
  • Khi vận động cổ bệnh nhân: thầy thuốc nắm một bàn tay kê ngang cổ bệnh nhân làm điểm tựa, còn tay kia của thầy thuốc điều khiển cổ bệnh nhân nghiêng sang phải, sang trái, cúi cổ và ngửa cổ.

4/ Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt chữa đau vai gáy hiệu quả

Nguyên nhân gây đau vai gáy được cho là do các nguyên nhân sau:

  • Phong hàn thấp xâm nhập khiến kinh lạc bị tắc trệ gây ra.
  • Người tuổi cao can thận hư hoặc bệnh lâu ngày khiến khí huyết giảm sút, can thận hư không làm chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân cơ mà gây bệnh.
  • Đầu và cổ bất động lâu, sai tư thế khiến khí huyết kém lưu thông mà gây đau.
Người bị đau cổ vai gáy thường có triệu chứng đau 1 hoặc 2 bên cổ gáy và vai. Đau có khi lan lên mang tai và thái dương hoặc đau lan xuống cánh tay. Đau cổ gáy khiến việc quay cổ và cúi cổ gặp khó khăn, hạn chế cử động cổ, nếu sờ nắn thì càng đau. Người bệnh ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ thì càng đau, đặc biệt là khi trời lạnh, nếu nghỉ ngơi thì cơn đau có dấu hiệu giảm.
 
Để chữa bệnh đau mỏi vai gáy, bệnh nhân cần được trục xuất phong hàn ra khỏi cơ thể, đồng thời làm kinh hoạt lạc và giúp khí huyết lưu thông bằng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt dưới đây:

Xác định các huyệt đạo cần xoa bóp bấm huyệt:

bấm huyệt chữa đau vai gáy
 
  • Huyệt Phong trì: nằm từ giữa xương chẩm cổ 1 đo ngang ra 2 thốn, huyệt nằm ở chỗ trũng phía ngoài cơ thang, phía trong cơ ức đòn chũm.
  • Huyệt Đại trữ: xác định từ giữa khe D1-D2 rồi đo ngang ra 1,5 thốn.
  • Huyệt Phong môn: từ giữa khe đốt sống D2-D3 đo ngang ra 1,5 thốn.
  • Huyệt Đốc du: từ đốt sống D6-D7 đo ngang ra 1,5 thốn.
  • Huyệt Đại chùy: ở chỗ lõm ngay dưới đầu mỏm gai của đốt sống cổ 7.
  • Huyệt Kiên tỉnh: nằm ở trên vai giữa đường nối từ đại chùy tới mỏm vai.
  • Huyệt Bá lao: nằm từ đại chùy đo ngang ra 1 thốn, rồi lại đo thẳng hướng lên 2 thốn chính là vị trí của huyệt.

Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt chữa đau mỏi vai gáy

bấm huyệt chữa đau vai gáy
  • Bước 1: Cho bệnh nhân ngồi trên ghế rồi thả lỏng cơ, thầy thuốc đứng để thực hiện bấm huyệt.
  • Bước 2: Người thực hiện lần lượt xoa, day, lăn và bóp từ vùng bả vai người bệnh qua các huyệt Kiên tỉnh, Đại chùy, lên huyệt Phong trì. Rồi từ huyệt Đốc du lên huyệt Phong trì. Mỗi động tác như vậy thực hiện từ 3-5 lần.
  • Bước 3: Thầy thuốc bấm và day các huyệt Phong trì, Đại trùy, Phong môn, Kiên tỉnh, Đốc du. Vừa bấm vừa vận động cổ bệnh nhân quay sang trái và sang phải. Bấm huyệt Bá lao nhưng không vận động cổ.
  • Bước 4: Kiểm tra cơ ở vùng huyệt Đốc du xem thấy co cứng thì bấm, bật cơ vả day nhẹ để giảm đau và vận động cổ gáy dễ hơn.

Lưu ý khi bấm huyệt chữa đau vai gáy: 

  • Khi xoa bóp nên kết hợp xoa thêm dầu gió hoặc cao sao vàng vào tay để cho kết quả cao hơn.
  • Khi vận động cổ bệnh nhân trong quá trình xoa bóp, bấm huyệt, 1 tay người thực hiện kê ngang cổ bệnh nhân để làm điểm tựa, tay còn lại thì điều khiển cổ sang phải-trái, cúi-ngửa cổ.
  • Người bệnh trên 45-50 tuổi thì nên kiểm tra mật độ khoáng chất xương rồi mới thực hiện xoa bóp, bấm huyệt.
  • Người bệnh đau mỏi vai gáy mạn tính thì nên chụp X-quang phổi để xem có mắc phải các bệnh lý ở phổi và bệnh lý ở trung thất hay không rồi mới xoa bóp, bấm huyệt.

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU