Đông Y thái phương
Khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu mà đau vai gáy còn là báo hiệu của nhiều bệnh xương khớp nguy hiểm như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ. Bà bầu đừng chủ quan đối với hiện tương này bởi nó không chỉ khiến cho việc vận động khó khăn mà có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh xương khớp nguy hiểm. cùng tìm hiểu bệnh đau vai gáy khi mang thai ở chị em phụ nữ thông qua bài viết sau.

1/ Đau vai gáy khi mang thai tại sao thường xuyên gặp phải

Tỉ lệ đau vai gáy khi mang thai thường xuyên bị đau vai gáy là khá cao, có thể lý giải điều này bằng các nguyên nhân sau đây:


đau vai gáy khi mang thai

  • Phụ nữ mang thai thường tăng cân khá nhanh, điều này sẽ dẫn tới việc chèn ép các cơ, dây thần kinh xung quanh vùng vai, khiến vai đau, nhức mỏi. Khi các dây chằng ở đầu gối, hông, lưng, cổ và vai giãn ra, nguy cơ chấn thương do căng dây chằng hoặc bong gân tăng cao. Ngoài ra, tư thế ngồi sai khi mang thai cũng gây áp lực cho đôi vai và vùng cổ, gáy.
  • Trong suốt giai đoạn thai kỳ thứ 2 và thứ 3, bà bầu được khuyên nên ngủ ở tư thế nghiêng người sang bên trái để đảm bảo cho máu được lưu thông tới nhau thai, tránh gây áp lực lên cột sống. Tuy nhiên, việc nằm ngủ ở một tư thế quá lâu có thể dẫn đến chèn ép lên cơ vai, gáy, từ đó gây nên hội chứng đau vai gáy.
  • Các bà bầu bị thoái hóa cột sống lưng, thoát vị đĩa đệm, vẹo cổ bẩm sinh hay mắc một số bệnh về xương khớp khác cũng có thể bị đau vai gáy.
  • Một trong những bệnh lý khá nguy hiểm gây đau vai gáy trong lúc mang thai là tiền sản giật. Tiền sản giật là một loại rối loạn, gây ảnh hưởng tới khoảng 5-8% thai phụ với biểu hiện rõ ràng nhất là tăng áp huyết.
  • Triệu chứng thường gặp của hội chứng đau vai gáy là đau nhức mỏi vùng cổ, vùng vai, nghỉ ngơi cũng không đỡ. Ban đầu chỉ là những cơn đau nhẹ nhưng sau đó có thể lan tới mang tai, thái dương, hoặc xuống cả cánh tay.
Đau vai gáy có thể được khắc phục bằng cách nghỉ ngơi, thay đổi tư thế ngồi, nằm hay các biện pháp vật lý trị liệu nhưng nhiều trường hợp đau vai gáy có thể gây nên liệt nửa người, thậm chí gây nhồi máu cơ tim do mạch máu nuôi dưỡng tim bị chèn ép. Do đó, nếu có các triệu chứng đau nhức mỏi vai gáy hay những bất thường nào khác về xương khớp, bà bầu cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và có chỉ định cụ thể.
 

2/ Cách phòng tránh đau vai gáy khi mang thai

Các chuyên gia thường khuyên bà bầu khi ngồi, cần tránh tư thế cong lưng, giữ lưng thẳng, cổ thẳng trục với chân, kê gối mỏng ở đoạn dưới thắt lưng. Cần tránh ngồi lâu một chỗ, khoảng 30 phút nên giải lao, thư giản  một lần để tránh tình trạng đau vai gáy khi mang thai. Còn trường hợp bà bầu phải đứng nhiều thì đứng thẳng, hai chân đặt song song rộng bằng vai, có thể vừa đứng, vừa tranh thủ khởi động nhẹ chân bằng cách xoa nhẹ các đầu ngón chân với nhau.
 
Khi ngủ thì ngủ ở tư thế nghiêng mình sang bên trái, không dùng gối đầu quá cao, để đảm bảo cho máu được lưu thông tới nhau thai, bên cạnh đó thận được hoạt động tốt hơn, tránh hiện tượng gây áp lực lên cột sống, thỉnh thoảng bà bầu nên đổi sang tư thế nằm nghiêng bên phải với một chiếc gối kê dưới bụng.
 
đau vai gáy khi mang thai
Khi đi bộ  nên đi với tốc độ chậm và sử dụng một đôi giày đế bằng, thấp, khi thấy mệt hãy dừng lại nghĩ ngơi ngay không nên cố gắng quá sức. Khi lái xe cần giữ thẳng cổ với lưng, đầu và cổ giữ thẳng trục với chân.
 
đau vai gáy khi mang thai
 
Khi làm việc nhà cần tránh các động tác phải ngửa cổ nhiều như: lau nhà, lau đèn, lau cửa, lấy đồ trên cao. Tuyệt đối không nên bẻ khớp cổ, vai, cánh tay. Tập các bài tập nhẹ nhàng cho cổ vai hằng ngày sẽ giúp hạn chế những cơn đau vai gáy khi mang thai.
 

3/ Lưu ý cần thiết để phòng tránh đau vai gáy ở bà bầu

Không chỉ giúp phòng tránh tình trạng đau vai gáy mà những lưu ý về sinh hoạt, thay đổi lối sống sẽ giúp cho bà bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh.

đau vai gáy khi mang thai
  • Các bà bầu nên tránh việc bị stress, căng thẳng quá mức, nên kết hợp công việc với chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
  • Không nên gối đầu cao để đọc sách hoặc xem ti vi vì nó có thể chèn ép lên dây thần kinh cột sống cổ. Khi đi ngủ chỉ gối đầu cao khoảng 8-10cm và khi xem ti vi thì nên tựa vào ghế đầu hơi ngửa ra thành ghế để có điểm tựa để tránh được tình trạng chuột rút hay đau vai gáy. Tuy nhiên, bà bầu cần lưu ý nên chọn những chiếc gối bằng chất liệu mềm, tránh gồ ghề hay quá cứng để không gây tổn thương khi sử dụng.
  • Các chuyên gia y tế cũng khuyến khích các bà bầu sử dụng những chiếc gối nhỏ để kê ở tay và chân với tư thế nằm ngửa, mẹ bầu sẽ tạo được khoảng không rộng rãi, thoáng mát cho vùng bụng. Nên kẹp một chiếc gối vào giữa hai đầu gối nếu nằm nghiêng sẽ giúp mẹ bầu thoải mái và dễ chịu, giảm đau vai gáy.
  • Khuyến cáo các bà bầu không nên mang vác vật nặng hay nghiêng cổ về một bên phía. Nên giữ cân bằng cơ thể khi bà bầu phải tự mình nhấc đồ; nếu thai nhi đã lớn, hành động cúi xuống nhanh có thể làm bà bầu bị ngã đột ngột hoặc làm đau căng cơ cổ, vai.
  • Việc tắm bằng nước ấm hàng ngày và các biện pháp xoa bóp cũng giúp làm giảm triệu chứng đau vai gáy, các mạch máu được lưu thông và giúp cho bà bầu có giấc ngủ sâu hơn.
  • Lưu ý làm việc với máy tính: Khi ngồi, bà bầu nên chọn vị trí phù hợp, có thể đặt chân lên một vật khác để chia đều áp lực lên nhiều phần khác nhau của cơ thể khi thai nhi càng ngày càng lớn. Không nên ngồi quá lâu trước máy vi tính mà cần có sự vận động nhẹ nhàng, sau 45-60 phút làm việc cần giải lao, xoay người, thực hiện các động tác quay cổ nhẹ cùng với đó là tay và vai để làm giãn các cơ và đốt sống. Tuy nhiên, các động tác lắc đầu, bẻ cổ cũng nên hạn chế để không làm ảnh hưởng đến đốt sống cổ.
  • Bà bầu nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao với các bài tập phù hợp, nên đi bộ chậm với một đôi giày đế bằng, thấp.
  • Cần chú ý đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết như các khoáng chất canxi, kali và các vitamin C, B, E. Tăng cường ăn các loại rau củ quả tươi sống để bổ sung chất xơ và vitamin.
  • Không nên lạm dụng các loại thuốc giảm đau hay chữa đau mỏi vai gáy như Acetaminiphen (paracetamol); thuốc bôi ngoài da chứa Capsaicin, Salicylat, một số loại kháng viêm không steroid; thuốc chứa corticoid. Khi sử dụng cần có sự tư vấn của bác sĩ để tránh các biến chứng có thể xảy ra như gây xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, ảnh hưởng tới gan, da…thậm chí sử dụng kéo dài có thể gây giòn xương.
 

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU