Đông Y thái phương

Thủy đậu khi mang thai là một trong những bệnh rất nguy hiểm cho phụ nữ trong thời kỳ thai nghén.Bởi vì, trong quá trình mang thai, sức đề kháng của mẹ yếu đi rõ rệt, nếu mẹ bị thủy đậu thì lại vô cùng nguy hiểm, có thể để lại biến chứng sang viêm phổi, tổn thương hệ thần kinh và ảnh hưởng rất lớn đên thai nhi.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu khi mang thai

Bệnh thủy đậu được gây ra bởi vi-rút herpes zoster (herpes zoster virus), còn được gọi là vi-rút varicella zoster (varicella zoster virus). Nó được lan truyền qua các giọt nhỏ từ cái hắt hơi hoặc ho, hoặc qua tiếp xúc với quần áo , khăn trải giường, hoặc mụn phổng rộp vỡ của người bị bệnh.

Các triệu chứng xuất hiện từ 7 – 21 ngày sau khi phơi nhiễm. Bệnh dễ lây nhất từ 1 ngày trước khi ban xuất hiện cho đến 7 ngày sau khi ban xuất hiện, hoặc cho tới khi ban khô hoàn toàn và đóng thành vẩy.

 
thủy đậu khi mang thai

2. Biểu hiện của thủy đậu khi mang thai

Biểu hiện chính của bệnh là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc. Sau khi siêu vi xâm nhập cơ thể, phải qua thời gian khoảng 10-20 ngày (gọi là thời kỳ ủ bệnh) người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng của một người nhiễm siêu vi (sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn...).

Lúc này, trên da người bệnh có thể xuất hiện những hồng ban có đường kính vài milimet và sau 1-2 ngày mới xuất hiện nốt đậu. Đa số nốt đậu có đường kính dưới 5mm, tuy nhiên cũng có nốt đậu có đường kính tới 10mm. Nốt đậu nổi nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể diễn tiến nặng.

Mụn bóng nước lúc đầu chứa một chất dịch trong, khoảng 1 ngày sau trở nên đục như mủ rồi 2-3 ngày kế tiếp thì vỡ ra, các mụn sẽ đóng vẩy.

Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Tư Vấn 

dang-ky-ngay     

 hotline      

Link mua hàng: Tại Đây
 

3. Những biến chứng nguy hiểm của thủy đậu khi mang thai

Đối với những người khỏe mạnh và có sức đề kháng cao, thủy đậu là một căn bệnh khá lành tính và không để lại biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh và mẹ bầu, những người có hệ miễn dịch bị suy giảm, thủy đậu lại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như viêm phổi thủy đậu gây sốt caodọa sảy thai  khó thở, ho ra máu hoặc tổn thương hệ thần kinh, não, gan…

Ngoài ra, thủy đậu cũng có thể từ mẹ truyền sang cho thai nhi, làm bé có nguy cơ bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Biểu hiện của thủy đậu bẩm sinh là những vết sẹo dưới da, đục thủy tinh thể , đầu nhỏ, nhẹ cân, chi ngắn.

4. Ảnh hưởng của bệnh thủy đậu đối với sức khỏe của mẹ và bé

Đối với mẹ:
 
Riêng đối với phụ nữ mà bị thủy đậu trong quá trình mang thai thì lại là điều vô cùng nguy hiểm nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ  cho sức khỏe và sự phát triển của em bé. Trong thời gian này hệ miễn dịch của mẹ bầu yếu hơn rất nhiều do với bình thường, nên nguy cơ bị mắc thủy đậu là rất cao. Phụ nữ khi mang thai nhiễm thủy đậu có nguy cơ biến chứng sang viêm phổi, tổn thương hệ thần kinh, thậm chí nếu bệnh nặng có thể gây ra tử vong.
 
Đối với thai nhi
 
Vi rút thủy đậu có thể truyền từ mẹ sang con qua nhau thai, nó có thể gây ra  tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển tâm thần. Ngoài ra, có thể gây sẩy thai hoặc thai chết lưu. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên phụ nữ dự định có thai làm xét nghiệm máu để xác định xem họ đã có miễn dịch với bệnh hay chưa.
 
thủy đậu khi mang thai

5. Cách xử lý thủy đậu khi mang thai

Phòng bệnh hơn chữ bệnh nên lời khuyên tốt nhất là chị em phụ nữ nên đi tiêm chủng ngừa thủy đậu ít nhất 3 tháng trước khi mang thai (nếu đã từng tiêm trước đó thì không cần tiêm lại). Ngoài ra tránh tiếp xúc với người mắc thủy đậu,giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh.

Khi nhiễm thủy đậu, mẹ bầu cần được nghỉ ngơi nơi thoáng mát, sạch sẽ, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, uống nhiều nước, ăn thêm nhiều hoa quả có tính mát, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, hạn chế gãi, không được làm vỡ bóng nước vì có thể bị nhiễm nhiều hơn. Cách ly để chống lây lan cho đến khi vết thương đóng vảy và khô hẳn. Cần được đi khám bác sĩ ngay lập tức, nếu bị sốt không được tự ý uống thuốc mà phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Vì nguy cơ cao do biến chứng của bệnh thủy đậu, các thai phụ chưa có kháng thể bảo vệ (chưa từng bị bệnh thủy đậu hoặc chưa được chủng ngừa trước khi mang thai) nên dùng varicella zoster immune globulin (VZIG) trong vòng 72 giờ đầu sau khi phơi nhiễm với bệnh.

Việc dùng VZIG không phòng ngừa được nhiễm trùng bào thai, hội chứng thủy đậu bẩm sinh cũng như bệnh thủy đậu sơ sinh. Như vậy, việc dùng VZIG cho thai phụ chỉ phòng ngừa biến chứng nặng ở mẹ chứ không giúp ích cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, mẹ bầu nên tránh gió, kiêng đụng nước quá nhiều, nên nghỉ ngơi tránh đi lại ra ngoài quá nhiều dễ bị nhiễm khuẩn ở các nốt bóng nước. Nên chờ đến khi vết thương đóng vảy mới bắt đầu sinh hoặt lại như bình thường. Tuyệt đối không được tự ý bóc các mảng vẩy mà phải để nó tự bong, tránh để lại sẹo trên da.

6. Mẹ bầu nên ăn gì khi bị thủy đậu?

- Khi bắt đầu phát bệnh mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế tối đa đi ra ngoài tránh nhiễm khuẩn cho vết thương. Cần được ở trong phòng sạch sẽ, thoáng mát, giữ gìn vệ sinh cơ thể, hạn chế gãi làm vỡ các vết bóng nước.
- Nên uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, nước ép có tính mát vừa giúp cơ thể thanh lọc vừa tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Ăn nhiều rau xanh, bổ sung thêm thực phẩm giàu ma giê, cam xi, kẽm để tăng cường cho hệ miễn dịch như: cà chua, giá sống, rau bina, dưa chuột, cà rốt…
- Nên ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp..
- Ngoài ra có thể sử dụng các loại dược liệu rất tốt và lành tính như : cam thảo, rau sam, các loại canh thanh nhiệt…
 
Những loại thức ăn nên tránh như:
 
  • Đồ ăn có tính nóng, cay
  • Đồ ăn chiên rán có nhiều dẫu mỡ dẫn đến khó tiêu
  • Đồ ăn dễ bị dị ứng như : hải sản, nhiều đam
  • Tránh những thực phẩm gây bưng mủ, để lại sẹo như: đồ nếp, trứng, rau muống…
  • Thực phẩm quá nhiều ngọt, cafein..
Ngoài ra, chúng tôi xin giới thiệu thêm cho các mẹ bầu một loại thuốc đông y vô cùng hiệu quả chuyên trị bệnh thủy đậu đó là  cây kim ngưu. Đây là loại cây thân thảo, mọc thành từng giàn hoặc leo. Mẹ có thể sử dụng cây khô hoặc tươi đêu được, cây tươi thì có vị nồng khó uống hơn nhưng hiệu quả sử dụng lại tốt hơn rất nhiều.

Mẹ bầu lấy khoảng 0,2kg cây kim ngưu, rửa sạch, để ráo nước sau đó đun nước uống. Một ngày có thể uống 5-6 cốc, có thể uống thay nước càng tốt. Hi vọng với bài thuốc này, mẹ bầu có thể nhanh chóng khỏi bệnh và đặc biệt là không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.


ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI TẠI ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ TƯ VẤN NGAY

HOẶC GỌI HOTLINE: 1900. 4539
033.249.6789

  


  Bài Thuốc Chữa Cảm Cúm Hiệu Quả Cho Bà Bầu Bằng Tỏi

  Các bài viết cực kì hữu ích trong quá trình mang thai

  Bài viết được quan tâm : Bảng cân nặng thai nhi

ĐÔNG Y THÁI PHƯƠNG CHÚC MẸ BẦU CÓ MỘT THAI KÌ KHỎE MẠNH NHƯ MONG MUỐN!!

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU