Đông Y thái phương

Thai ngoài tử cung là tình trạng trứng thụ tinh và không làm tổ trong buồng tử cung. Vậy thai ngoài tử cung có giữ được không, mẹ bầu cần làm gì khi bị thai ngoài tử cung?

Thai ngoài tử cung là gì?

Thai ngoài tử cung là trường hợp thai không nằm trong buồng tử cung mà nằm ở các vị trí bên ngoài tử cung như ở vòi trứng, cổ tử cung, buồng trứng, ổ bụng, nhưng hay gặp nhất là thai nằm ở vòi trứng.

Trong quá trình diễn ra sự thụ tinh có hàng triệu tinh trùng được phóng vào âm đạo nhưng chỉ có một tinh trùng khỏe mạnh nhất mới có thể gặp trứng để tạo thành hợp tử. Hợp tử tự nhân đôi và di chuyển qua ống dẫn trứng về làm tổ ở trong buồng tử cung. Vì một lý do nào đó, quá trình di chuyển của hợp tử bị trục trắc, ách tắc giữa đường đi nên đành phát triển tại nơi ách tắc (thường là ở vòi trứng).Theo thống kê cứ 1000 phụ nữ mang thai có khoảng 4-5 người mang thai ngoài tử cung.


Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung có giữ được không?

Mang thai ngoài tử cung bắt buộc các mẹ phải xử lý, không thể giữ lại.

Tử cung là nơi duy nhất để bào thai có thể phát triển khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Nếu thai phát triển ở một vị trí khác ngoài tử cung nghĩa là thai không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để phát triển, không có không gian để tăng trưởng.

Thai nhi phát triển ở những vị trí bất thường bên ngoài tử cung như vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng… đến một mức độ nhất định sẽ tự vỡ ra gây mất máu nhiều dẫn đến ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ.

Thai ngoài tử cung gây ra các triệu chứng vô cùng đau đớn, khó chịu cho các mẹ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản của mẹ sau này.

Chính vì những nguy cơ tiềm ẩn, thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào nên các mẹ không thể giữ lại được bào thai mà bắt buộc phải bỏ để an toàn cho tính mạng. 

Vậy phải làm thế nào nếu mang thai ngoài tử cung?

Có 2 phương pháp chính điều trị thai ngoài tử cung đó là:

  • Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) để cắt bỏ khối thai ngoài tử cung, có thể mổ hở hoặc mổ nội soi.
  • Điều trị nội khoa (dùng thuốc): Các bác sĩ sẽ dùng methotrexade để làm chết các tế bào của khối thai, khối thai sẽ dần bị tiêu biến.Nếu khối thai chưa vỡ và vẫn còn nhỏ ( có kích thước dưới 3 cm và tim thai chưa hoạt động), các mẹ sẽ được sử dụng thuốc Methotrexate – một chất gây độc tế bào khi tiêm vào cơ thể sẽ khiến cho các tế bào của thai nhi bị tiêu diệt. Các mẹ có thể được tiêm một hoặc nhiều lần vào bắp hay trực tiếp khối thai.

Thai ngoài tử cung

 

Việc bỏ thai bằng phương pháp nào sẽ do sự chỉ định của bác sĩ dựa trên tình trạng của thai nhi.

Khi nào các mẹ có thể mang thai trở lại?

Nếu phẫu thuật, các mẹ sẽ được khuyên đợi ít nhất 2 chu kì kinh nguyệt để cơ thể hồi phục. Nếu điều trị bằng Methotrexate, các mẹ được khuyến cáo đợi 3 đến 6 tháng vì thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Tuy nguy cơ mắc lại một thai ngoài cao hơn một chút, hầu hết các mẹ đều có thể mang thai lại bình thường ngay cả khi đã phẫu thuật cắt vòi trứng một bên. Trong trường hợp mẹ cắt vòi trứng 2 bên, thụ tinh trong ống nghiệm có thể được chọn lựa. Các mẹ hãy chủ động trao đổi với bác sĩ về mong muốn sinh con của mình 

Phòng tránh mang thai ngoài tử cung 

Các mẹ nên sinh con trong độ tuổi sinh đẻ. 

  • Phụ nữ lớn tuổi mang thai sẽ có nguy cơ cao mang thai ngoài tử cung.
  • Hiện tượng thai ngoài tử cung sẽ gia tăng ở thai phụ trên 35 tuổi. Càng lớn tuổi, chất lượng trứng của người phụ nữ sẽ giảm sút nghiêm trọng, khiến quá trình thụ thai có nhiều nguy cơ tai biến sản khoa.

Tiền sử mang thai ngoài tử cung

Các mẹ có tiền sử mang thai ngoài tử cung có khả năng mang thai ngoài tử cung ở lần kế tiếp cao nhiều lần. Do đó các mẹ phải chủ động quản lý thai kỳ, lưu ý dấu hiệu mang thai sớm để khám thai phát hiện mang thai ngoài tử cung.

Nên điều trị viêm nhiễm vùng kín

  • Các mẹ bị viêm nhiễm vùng kín, mắc bệnh lây qua đường tình dục, viêm vùng chậu, dị tật tử cung, các vấn đề liên quan đến ống dẫn trứng có nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung.
  • Khi bị bệnh phụ khoa, các mẹ không nên chủ quan, cần thăm khám chuyên khoa và điều trị triệt để.
  • Nên đi khám phụ khoa định kì và vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày.
  • Nên có kế hoạch mang thai và sinh con, tránh nạo hút phá thai.

Trên đây là những giải đáp về tình trạng thai ngoài tử cung có giứ được không và biện pháp xử lý. Hãy lưu ý đến thể trạng của mình và đi khám ngay khi có những triệu chứng bất thường để đảm bảo sức khỏe tốt nhất nhé.

 

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU