Đông Y thái phương

Những cặp vợ chồng thụ tinh trong ống nghiệm rất lo lắng và muốn tim hiểu các dấu hiệu của quá trình chuyển phôi. Sau chuyển phôi 7 ngày thử que có lên được không là câu hỏi mà nhiều chị em quan tâm.  Thông thường chuyển phôi khoảng từ 7 – 14 ngày bạn sẽ thấy những dấu hiệu như: đau bụng dưới, thân nhiệt tăng, đau tức ngực,… để biết chính xác có đậu thai hay không bạn nên dùng que thử hoặc tới bệnh viện xét nghiệm máu. 

Sau chuyển phôi 7 ngày thử que sẽ có kết quả

Sau chuyển phôi 7 ngày thử que bạn sẽ biết kết quả
Sau chuyển phôi 7 ngày thử que bạn sẽ biết kết quả
Chuyển phôi là một bước nằm trong quy trình thụ tinh trong ống nghiệm hay kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Sau khi trứng thụ tinh tạo thành phôi thai được khoảng 48 giờ sẽ được bác sĩ đưa vào tử cung của người mẹ để phôi thai bắt đầu làm tổ.
Sau khi chuyển phôi, phôi thai sẽ di chuyển quanh tử cung để tìm chỗ làm tổ. Trong quá trình di chuyển, nó sẽ tiếp tục phân chia các tế bào. Nếu phôi thai phát triển bình thường và ổn định tại tử cung thì khả năng cao là bạn đã thụ thai thành công.
Nếu bà mẹ nào may mắn thì Sau chuyển phôi 7 ngày thử que đã xuất hiện 2 vạch, còn thông thường bác sĩ sẽ hẹn bạn ngày thứ 14 sau khi chuyển phôi tới xét nghiệm máu beta HCG để xác nhận việc có thai hay không. Trước thời gian đó, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu nhận biết có thai  qua que thử thai nhé.
Những dấu hiệu có thai sau 7 ngày chuyển phôi

Mẹ bị đau bụng dưới

Quá trình cấy phôi và làm tổ trong tử cung sẽ khiến bạn cảm thấy đau nhâm nhẩm bụng dưới. Song song với đó là cảm giác nặng bụng mỗi khi di chuyển. Trong khoảng thời gian này, bạn nên hạn chế đi lại, lên xuống cầu thang để phôi thai có thể bám chắc vào tử cung.
Thân nhiệt bà bầu tăng cao: Trước khi chuyển phôi, người mẹ sẽ được tiêm hormone progesterone vào cơ thể để thay cho lượng hormone tiết ra lúc có thai tự nhiên. Lượng hormone này xuất hiện khiến thân nhiệt cơ thể tăng cao hơn so với lúc bình thường. Một vài người mẹ còn cảm thấy nóng trong người.

Mẹ bầu xuất hiện các dấu hiệu mệt mỏi

Em bé được sinh ra trong thụ tinh ống nghiệm là niềm hạnh phúc vô bờ của cha mẹ
Dù mệt mỏi nhưng vì con mẹ sẽ cố gắng
Dù là thụ thai tự nhiên hay thụ thai trong ống nghiệm thì hormone progesterone sẽ như một “bưu tá” đưa tin tới các cơ quan trong cơ thể về sự “có mặt” của phôi thai.
Điều này khiến cho cơ thể liên tục hoạt động nhằm cung cấp dưỡng chất và oxy cho phôi thai phát triển. Sự vận động không ngừng này làm cho người mẹ cảm thấy mệt mỏi.
Đau tức ngực: Hormone sau khi tiêm vào sẽ tác động trực tiếp lên vùng ngực khiến người mẹ cảm thấy đau tức ngực. Đó có thể là cảm giác nặng nề và đau khi chạm vào hai bầu ngực.
Ra máu: Trong quá trình di chuyển để tìm nơi làm tổ, phôi thai có thể gây ra vài tổn thương cho lớp niêm mạc tử cung làm máu ra ở âm đạo. Bạn sẽ thấy một vài giọt máu màu nhạt xuất hiện trong khoảng 1 – 2 ngày.

Dấu hiệu chuyển phôi thất bại

Biểu hiện chuyển phôi thất bại dễ thấy nhất là chảy nhiều máu vào ngay ngày thứ 2 – 3 sau chuyển phôi. Nhiều bà mẹ thường bị nhầm lẫn với dấu hiệu mang thai sớm (xuất hiện những giọt máu hồng ở quần lót) do đó không chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân.
Máu nhiều báo hiệu việc phôi thai không bám vào thành nội mạc tử cung (có thể là không phù hợp để bám) nên nhanh chóng bị tuột ra, tạo thành những cục máu nhỏ đỏ thẫm hoặc máu loãng (là phôi thai).
Cũng có một số bà mẹ có phôi tương thích với nội mạc tử cung, nhưng do chế độ ngủ nghỉ, dinh dưỡng không hợp lý khiến lớp nội mạc tử cung không đủ dày, môi trường không tốt thì đến khoảng ngày thứ 10, phôi sẽ bị đẩy ra khiến mẹ bầu bị chảy nhiều máu hơn.
Ngoài ra, từ ngày thứ 7 – 10, mẹ đã có thể mua que thử thai về thử với nước tiểu. Nếu như đã đảm bảo tiến hành đúng quy trình nhưng que thử vẫn chỉ báo 1 vạch, chứng tỏ bạn đã bị chuyển phôi thất bại.
Thụ tinh trong ống nghiệm có tỷ lệ thành công lớn nhất
Thụ tinh trong ống nghiệm có tỷ lệ thành công lớn nhất

Những lưu ý cho người muốn thực hiện chuyển phôi

Để chuẩn bị cho quá trình chuyển phôi thành công, các mẹ nên dành từ 30 – 60 phút tập yoga hoặc đi bộ nhẹ nhàng. Vừa để tạo tâm lý thoải mái vừa giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại các bệnh cảm cúm, sốt, ho…
Trước và đặc biệt là sau khi chuyển phôi, chị em đều không được ăn những món khó tiêu sẽ dễ gây táo bón hoặc tiêu chảy. Điều này khiến cho phôi thai bị tác Động rất lớn. Nặng nhất là phôi không thể bám và nội mạc tử cung, hoặc bám nhưng chưa chắc chắn sẽ khiến phôi bị tuột ra ngoài.
Tránh xa thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng… các chất kích thích như rượu bia, ma túy, cafe, thuốc lá… Những thành phần này khiến cơ thể phải mất rất nhiều thời gian để đào thải ra ngoài, làm cho tử cung bị co bóp, ảnh hưởng đến quá trình chuyển phôi.
Sau chuyển phôi, không nên uống nước dừa tươi, đu đủ, rau ngót dễ dẫn đến tuột phôi thai khi nó đang trong giai đoạn phân chia tế bào dẫn đến sảy thai.
BS Khánh Hòa
 
 
 
 

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU