Đông Y thái phương

Những mẹ đang mang thai khi được chẩn đoán bị nhau bám thấp thường sẽ rất lo lắng. Các mẹ thường không biết tình trạng  nhau thai bám thấp là như thế nào, nhau thai bám thấp có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho tất cả các mẹ.

Nhau thai bám thấp (rau bám thấp) là gì ?

Nhau thai bám thấp (rau bám thấp) là tên gọi của tình trạng bánh nhau không bám ở phần đáy của tử cung mà bám vào vị trí gần cổ tử cung.

Thông thường khi trứng đã được thụ tinh tạo thành hợp tử sẽ bám vào tử cung và nhau thai dần dần hình thành. Tuy nhiên, nếu hợp tử này không di chuyển và vẫn bám ở phía dưới tử cung sẽ xảy ra hiện tượng nhau bám thấp.


Nhau bám thấp

Nguyên nhân các mẹ bị nhau bám thấp là gì

Như những trường hợp nhau tiền đạo khác, tình trạng nhau bám thấp thường xảy ra ở các mẹ bầu  lớn tuổi, đã sinh mổ nhiều lần, hay đã từng nạo phá thai, hoặc từng phẫu thuật tử cung,... Tuy nhiên, trên thực tế cũng có những trường hợp các mẹ bị nhau bám thấp mà không rõ nguyên nhân.

Dấu hiệu các mẹ bị nhau bám thấp khi mang thai

Dấu hiệu nhận biết thường không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các hiện tượng khác khi mang thai nên để biết chắc chắn có gặp phải trường hợp nhau bám thấp các mẹ cần được siêu âm. Bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí của nhau thai bằng một trong số những biện pháp sau:

  • Siêu âm qua âm đạo
  • Siêm âm qua bụng
  • Chụp cộng hưởng tử.

Nhau thai bám thấp có nguy hiểm không - cách điều trị?

Cổ tử cung được đóng lại trong suốt thai kỳ vào chỉ mở ra khi đến giai đoạn chuyển dạ. Trong trường hợp của nhau tiền đạo, khi cổ tử cung mở cũng là lúc bánh nhau bị lộ ra ngoài nên sẽ có hiện tượng chảy máu ồ ạt trước khi thai ra ngoài, sẽ gây choáng vì mất máu, thậm chí tử vong ở các mẹ.

Tuy nhiên, tình trạng nhau thai bám thấp chỉ xuất hiện ở những tháng đầu thai kỳ và có thể di chuyển lên vị trí vốn có của nó. Chỉ có khoảng 10% trường hợp sẽ phát triển thành nhau tiền đạo nên các mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng.

Vì vậy sau khi được thăm khám, tùy vào thể trạng của người mẹ mà bác sĩ sẽ quyết định để các mẹ sinh thường hay sinh mổ, nhưng thông thường các mẹ sẽ sinh mổ để đảm bao an toàn.

Cách điều trị

Hiện nay,  cách điều trị khi các mẹ bị nhau thai bám thấp vẫn còn đang được nghiên cứu, vì vậy các mẹ chỉ có thể chủ động tự phòng ngừa hiện tượng này để tránh gặp phải những nguy hiểm do nhau bám thấp gây ra.


Cách điều trị nhau bám thấp

Khi bị nhau bám thấp các mẹ nên ăn gì, kiêng gì?

Khi đã bị chuẩn đoán nhau bám thấp, các mẹ cần tuyệt đối tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ đồng thời lưu ý thêm:

  • Nếu các mẹ phát hiện có ra máu khi đi tiểu, có thể không kèm đau bụng thì cần đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa ngay để được kiểm tra ngay.
  • Nên dành thời gian nghỉ ngơi tuyệt đối, không lo lắng nhiều ảnh hưởng tới cả thai nhi
  • Hạn chế vận động nhiều và tránh đi xe máy trong thời gian này.
  • Các mẹ nên quyết định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
  • Không nên quan hệ vợ chồng nếu các mẹ bị nhau thai bám thấp
  • Có chế độ ăn uống đủ dưỡng chất, ăn những thức ăn dễ tiêu, ăn nhiều hoa quả an toàn.
  • Nên uống bổ sung sắt, a-xít folic và canxi nhưng ở dạng hữu cơ dễ hấp thụ để tránh các tác dụng phụ, có thể gây táo bón, đầy bụng…

Cách giúp các mẹ phòng tránh nguy cơ nhau thai bám thấp

Để phòng tránh nguy cơ nhau bám thấp khi mang thai, các mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Các mẹ không nên sinh quá nhiều con, chỉ nên sinh từ 1 – 2 con để đảm bảo sức khỏe cho mẹ, đồng thời nuôi dưỡng bé được tốt hơn.
  • Nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, không uống rượu, bia, hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá vì nó có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
  • Khi mang thai, các mẹ nên tập thể dục thường xuyên với những bài tập phù hợp, để cơ thể được khỏe mạnh.
  • Cần có các biện pháp tránh thai an toàn, không nạo phá thai bừa bãi. Việc các mẹ nạo phá thai sẽ làm thành tử cung trở nên mỏng hơn. Khi các mẹ mang thai lần tiếp theo dễ gặp phải tình trạng nhau thai bám thấp.

Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng nhau bám thấp, nhau thai bám thấp có nguy hiểm không- cách điều trị, Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên đã giúp các mẹ hiểu thêm về tình trạng này, mức độ nguy hiểm và cách phòng ngừa nhau bám thấp. Chúc các mẹ thai kì thật khỏe mạnh.

 

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU