Đông Y thái phương

Sinh non là một vấn đề không hiếm gặp trong thai kỳ, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi. Dưới đây là các nguyên nhân sinh non thường gặp nhất.

Nguyên nhân sinh non

Các bệnh lý từ mẹ:

Dù có đến 50% ca sinh non không xác định được nguyên nhân, nhưng với 50% nguyên nhân còn lại có thể xác định được, mẹ bầu cũng có thể hiểu thêm về lý do đưa đến tình huống không mong đợi này. Ví dụ như mẹ bị mắc bệnh u xơ tử cung, viêm gan siêu vi B, sốt, Rubella,..


Các bệnh lý của mẹ là nguyên nhân sinh non

Bất thường về ối

Màng ối là môi trường sống bao quanh thai nhi ở trong bụng mẹ. Nó giúp thai nhi hấp thụ oxy mà không cần phải thở. Khi màng ối bất thường cũng tức là môi trường sống của thai bị đe dọa, dẫn đến hiện tượng sinh non. Các vấn đề màng ối mẹ có thể gặp trong thai kì là: vỡ ối non, đa ối, viêm màng ối,…

Có tiền sử sinh non

Nếu lần trước, bạn đã từng sinh non thì bạn sẽ có nguy cơ trải qua việc này một lần nữa. Bác sĩ sẽ cho bạn thuốc bổ và yêu cầu bạn nghỉ ngơi nhiều để giảm nguy cơ. Nếu bạn từng sinh non, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn muốn có thêm một bé cưng nữa nhé.

Các biến chứng về nhau thai

Nhau thai được coi là “trạm trung chuyển” chất dinh dưỡng từ mẹ qua dây rốn chuyển đến thai nhi. Khi mẹ mắc các biến chứng về bánh nhau: nhau bong non, nhau tiền đạo , thiểu năng nhau. Nguồn dưỡng chất cung cấp cho thai nhi sẽ bị đe dọa khiến em bé sinh sớm hơn dự kiến.

Độ tuổi

Người mẹ dưới 17 tuổi hoặc trên 35 tuổi, 40 tuổi đều có nguy cơ sinh non cao. Người mẹ mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp thì khả năng sinh non cũng tăng lên.

Khoảng cách giữa các lần mang thai ngắn

Mang thai khiến cơ thể bạn trải qua rất nhiều thay đổi, mất chất dinh dưỡng. V iệc cho con bú cũng làm cơ thể bạn kiệt sức. Nếu có dự định sinh thêm em bé, bạn nên chờ cho chơ thể hồi phục, ít nhất là 18 tháng sau.

Tâm trạng của mẹ bầu

Những mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, bị stress, chịu nhiều áp lực công việc, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone tuyến thượng thận tác động lên tử cung và ảnh hưởng tới hệ thần kinh, dẫn đến sinh non. Điều này đã được chứng minh qua một cuộc nghiên cứu ở Đan Mạch, những mẹ bầu bị stress trong 6 tháng trước thời gian mang thai sẽ có khả năng sinh non lên tới hơn 50% khi thai nhi chưa đến 33 tuần.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá có liên quan đến nguy cơ sinh non. Nếu người mẹ hút 1 – 9 điếu thuốc/ngày sẽ làm tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non ở thai 33 – 36 tuần, nguy cơ chuyển dạ sinh non cũng tăng khi thai nhỏ hơn 32 tuần.

Cân nặng của sản phụ

Sản phụ có cân nặng trước khi mang thai quá mức hoặc chỉ số BMI cao cũng làm tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non. Theo đó, những sản phụ béo phì sẽ tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non do có các biến chứng nội khoa. Béo phì trước khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ ối vỡ non khi thai non tháng.


Cân nặng của mẹ cũng là nguyên nhân sinh non

Dấu hiệu sinh non

  • Dấu hiệu đau lưng phần dưới theo cơn hoặc liên tục và mãi không có dấu hiệu đỡ dù bạn đã giảm đau bằng nhiều cách.
  • Tử cung xuất hiện những cơn gò, lặp lại liên tục 10 phút một lần và ngày càng dữ dội, đau hơn.
  • Bụng dưới đau quặn không rõ nguyên nhân
  • Âm đạo tiết dịch màu sắc thay đổi và ngày càng nhiều
  • Mẹ gặp các triệu chứng tương tự như cảm cúm: tiêu chảy, ói mửa và ngày càng nghiêm trọng. Nếu tình trạng này kéo dài trong nửa ngày cần phải gặp bác sĩ ngay để được khám chữa kỹ lưỡng và có phương pháp xử lý kịp thời.
  • Khung xương chậu và âm đạo gặp các vấn đề áp lực, khiến mẹ bầu cảm giác nặng nề, mệt mỏi
  • Âm đạo chảy máu ngày càng nhiều

Các biện pháp phòng ngừa sinh non

Chuyển dạ sinh non là điều đáng sợ với mọi bà mẹ, của mọi gia đình, các biện pháp đơn giản dưới đây sẽ giúp có thể phòng ngừa sinh non hiệu quả:

  • Uống đủ nước trong ngày để ngăn chặn tình trạng mất nước gây khó chịu ở tử cung.
  • Không nên nhịn tiểu thường xuyên và sau khi đi vệ sinh, mẹ bầu hãy lau từ trước ra sau để hạn chế viêm nhiễm.
  • Khi nằm cần hạn chế tư thế nằm ngửa, có thể nằm nghiêng trái hoặc nghiêng phải.
  • Giữ chế độ dinh dưỡng, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý và giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.
  • Khám thai đều đặn.
  • Cần lưu ý theo dõi chặt chẽ để phát hiện những cơn gò tử cung bất thường và đi khám điều trị dự phòng sinh non kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Hy vọng bài viết trên đã giúp các mẹ trang bị đủ kiến thức cho mẹ về nguyên nhân sinh non và cách  phòng tránh hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và bé yêuChúc mẹ và bé thật khỏe mạnh!

 

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU