Mẹ bị viêm gan B khi mang thai lo lắng ảnh hưởng đến con? Liệu bé có bị di truyền bệnh này từ mẹ và liệu có cách nào khiến cho trẻ sinh ra không bị mắc viêm gan từ mẹ. Chúng tôi sẽ giải thích tất cả những vấn đề trên để các mẹ bớt đi phần nào lo lắng, có thể chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh nhất.
Viêm gan B là một căn bệnh rất khó chữa và mức độ nguy hiểm cao vì vậy ở phụ nữ nhất là các mẹ bầu thường rất lo lắng khi mang trong mình căn bệnh này. Nếu con sinh ra cũng bị nhiễm viêm gan B thì rất khó khăn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về căn bệnh
viêm gan B khi mang thai và thai nhi để các mẹ bớt đi phần nào lo lắng cũng như có thêm kiến thức chăm sóc cho bản thân thai nhi một cách tốt nhất.
Triệu chứng cho biết bà bầu bị viêm gan b
Nếu mắc viêm gan B, thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, chán ăn và vàng da (mắt và màu da trở nên vàng nhợt). Một số
trường hợp mắc bệnh mà không có triệu chứng nên thậm chí, người bệnh không thể tự nhận biết mình đã mắc bệnh.
Phải làm sao khi có bầu bị viêm gan b?
Nếu kết quả xét nghiệm virus viêm gan B là dương tính, đầu tiên bác sỹ sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu chi tiết hơn để có thêm thông tin về tình trạng sức khỏe và chức năng gan của bạn. Bạn có thể được tiêm một mũi globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG), kháng thể này sẽ giúp bạn tránh những triệu chứng nặng của bệnh. Virus này ảnh hưởng đến gan nên bạn cũng cần phải tránh uống rượu hoàn toàn và không chỉ tránh trong khi mang thai.
Sau đó, bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị bệnh, bao gồm cả đánh giá định kỳ chức năng gan và theo dõi tình hình cụ thể của thai nhi. Mọi người trong gia đình cũng như bạn tình của bạn, cũng cần được kiểm tra xem có virus viêm gan B tấn công hay không. Trường hợp người thân của bạn không mang virus, thì họ cũng biết được cách chủng ngừa bệnh như thế nào.
- Trước khi có ý định mang thai nên đi kiểm tra viêm gan B, nếu phụ nữ chưa bị lây nhiễm nên tiêm vắc- xin phòng viêm gan B.
- Nếu đã bị lây nhiễm và xét nghiệm cho thấy virus đang hoạt động thì phải điều trị cho virus về trạng thái không hoạt động rồi mới mang thai. Trong suốt qua trình mang thai phải thường xuyên theo dõi, khám thai định kỳ hay bất cứ lúc nào cảm thấy sức khỏe thai kỳ bất ổn để nhanh chóng có sự điều chỉnh.
- Xét nghiệm kiểm tra HBsAg trong huyết thanh vào tháng thứ 6 của thai kỳ. Nếu HBsAg (+) dương tính, để đánh giá mức độ truyền bệnh có thể tiến hành xét nghiệm bổ sung HBeAg hoặc ADN và Anti-HBe. Còn nếu HBsAg (-) âm tính thì nên tiêm phòng cho mẹ vì vắc-
Viêm gan b có nên cho con bú?
Mẹ bị nhiễm siêu vi viêm gan B sau khi sanh bé bệnh viện có chích ngừa cho bé, nhưng cũng cần phải xem khi mang thai mẹ có khám chuyên khoa gan hay không, để quyết định có điều trị phòng ngừa lây truyền mẹ sang con vào 3 tháng cuối thai kỳ nếu trong máu mẹ có nồng độ virus viêm gan B cao (dễ lây sang con ) hay không.
Về phần bé con sau sanh phải được chích ngừa 2 mũi (một mũi huyết thanh kháng siêu vi viêm gan-HBIg, một mũi thuốc để cơ thể tạo kháng thể bảo vệ như Engerix, HBVax…).
Siêu vi viêm gan B có thể lây nhiễm cho con qua sữa mẹ. Do đó trẻ cần được cung cấp đủ 2 mũi chích ngừa trên. Nếu đã chích đủ thì trẻ có thể bú sữa mẹ được.
Bị viêm gan b khi mang thai có lây cho con?
- Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90%- 95% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh, 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.
- HbsAg có trong sữa mẹ nhưng lây truyền chủ yếu là khi trẻ bú thường cắn đầu vú mẹ và làm trầy xước da nên phải điều trị ngay những chỗ trầy xước. Ngoài ra còn điều trị sớm tưa miệng và các chứng đau miệng của trẻ.
Để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ từ mẹ, BS Hùng cho rằng trẻ sơ sinh cần được tiêm ngừa viêm gan B trong vòng 12-24 giờ đầu sau sinh. Khi đó bé sẽ có hơn 95% cơ hội không bị mắc viêm gan B sau này. Nếu không tiêm phòng đúng cách (hoặc tiêm phòng quá muộn), bé có nguy cơ viêm gan B rất cao.
Với mẹ nhiễm viêm gan B có HBsAg dương tính (cơ thể đang bị nhiễm siêu vi B) và HBeAg âm tính (siêu vi B đang trong giai đoạn nằm yên, không sinh sôi nảy nở) thì ngay sau sinh, bé được tiêm một liều immunoglobulin và một mũi văcxin ngừa viêm gan B thông thường. Văcxin được tiêm nhắc lại vào thời điểm tháng thứ hai và tháng thứ tư sau sinh. Với mẹ có cả HBsAg dương tính và HBeAg dương tính thì bé sẽ được tiêm hai liều immunoglobulin và một mũi văcxin ngừa viêm gan B thông thường. Các mũi văcxin tiếp theo sẽ tiêm ở tháng thứ hai và tháng thứ tư. Văcxin này tiêm theo lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia cho tất cả trẻ em sau sinh.
Viên gan B lây truyền từ mẹ sang con có thể được ngăn chặn hiệu quả. Theo kết quả thực tế, sau khi tiến hành áp dụng các phương pháp ngăn ngừa viêm gan B lây nhiễm từ mẹ sang con cho kết quả khả quan. Đó là tỉ lệ ngăn ngừa thành công lây nhiễm từ người mẹ bị nhiễm viêm gan B sang con đạt trên 90%. Việc phòng tránh bệnh được thực hiện như sau:
– Trẻ sơ sinh say khi sinh ra trong vòng 2 tiếng đồng hồ cần phải tiêm được mũi globulin đầu tiên; tiếp đến trong thời gian từ 15 – 30 ngày tiêm mũi globulin số 2.
Khi tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan B cho trẻ sơ sinh từ người mẹ mang vi rút gây bệnh có thể được thực hiện theo 2 sự lựa chọn như sau:
Lựa chọn 1: trẻ sau khi được sinh ra trong vòng 24 giờ đầu sẽ được tiêm mũi đầu tiên, sau đó cách khoảng thời gian 1 tháng và 6 tháng thì tiêm tiếp mũi thứ 2 và 3.
Lựa chọn 2: trẻ cần được tiêm vaccine phòng bệnh sau thời gian 15 – 30 ngày kể từ ngày đã tiêm mũi globulin đầu tiên, sau đó 15 ngày sẽ tiêm mũi vaccine thứ nhất, mũi thứ 2 tiêm sau đó 45 ngày, vào ngày thứ 15 sau nửa năm trẻ được sinh ra tiêm mũi thứ 3.
– Sau khi sinh, mẹ và thai nhi không được tiếp xúc trực tiếp với máu và nước dãi, ví dụ như tiếp xúc với các vết thương hay máu đã nhiễm virus của người mẹ. Ngoài ra đều có thể tiếp xúc bình thường.
– Trong quá trình mang thai, bạn cần thường xuyên kiểm tra tình trạng bệnh, thực hiện các xét nghiệm liên quan đến bệnh viêm gan B để từ đó các bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc tốt nhất nhằm tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Việc sử dụng thuốc hay bất kỳ tác động nào cũng cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thai phụ không nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi có thể gây hại cho sức khỏe.
– Khi cho trẻ bú, nếu trường hợp đầu vú của mẹ bị xây xát tuyệt đối cấm không được cho trẻ bú. Còn lại mẹ vẫn có thể cho trẻ bú ngoài để đảm bảo an toàn.
Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương
ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN
Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp