Đông Y thái phương
Các biểu hiện ở “vùng tam giác” luôn là mối quan tâm đặc biệt của phụ nữ. Đặc biệt khi mang thai, chúng trở thành nỗi lo lớn và dễ gây hoảng loạn hơn nhiều vì mẹ còn có thêm nỗi sợ hãi bản năng cho sự an toàn của em bé trong bụng. Sau đây ĐYTP sẽ chỉ ra một số câu hỏi phổ biến mà hầu hết bà bầu còn băn khoăn về việc ra dịch khi mang thai.
 

1. Dịch nhầy tử cung là gì?
 

Đó thực ra là ống chất nhầy dày nằm ở cổ tử cung ngăn vi khuẩn xâm nhập, là tập hợp các niêm mạc tử cung dày tạo thành một nút bảo vệ hiệu quả. Trước khi dạ con bắt đầu co thắt, cái “nút” này bung ra và nhẹ nhàng thoát ra qua đường âm đạo của người mẹ. 

Chất nhầy cổ tử cung là một trong những yếu tố tiêu biểu liên quan đến việc mang thai. Trong suốt thai kỳ, chất nhầy này đóng vai trò rất quan trọng bởi nếu không, thai nhi có thể bị nhiễm khuẩn.
 

2. Dịch nhầy cổ tử cung trông như thế nào?

 
Khó tìm ra một diễn tả nào về chất dịch này mà không dính dấp gì tới sinh vật học. Nó trông như tinh dịch hoặc thứ nước nhầy ở mũi khi bạn bị cảm…
 
 
Thỉnh thoảng chất nhầy trong suốt hoặc nhuốm chút máu đỏ tươi hoặc hơi có màu nâu, có thể đặc và dính. Dịch nhầy có thể chảy ra nhiều cùng lúc, liên tục hoặc lắt nhắt từng chút trong vài ngày mới dứt mà không có màu hay mùi gì.Khi bị ra dịch có thể kèm theo cơn đau bụng khi mang thai. Điều này là hết sức bình thường
 

3.Tại sao có hiện tượng ra máu khi mang thai?


Thuật ngữ thích hợp cho các nút niêm mạc là operculum, tiếng La-tinh nghĩa là cái nút nhỏ nhưng thuật ngữ thông dụng nhất là “chất nhầy ở cổ tử cung”. Nhiều phụ nữ bối rối với các thuật ngữ này nhưng thật ra tất cả chỉ là một.

 

 
Về cuối thai kỳ, tử cung bắt đầu mỏng và giãn ra để có thể mở hoàn toàn cho đầu bé chui ra. Sự kéo giãn này có thể làm rách các mạch máu nhỏ ở cổ tử cung khiến chất nhầy bị nhuốm chút máu. Do đó, một chút máu lẫn trong dịch nhầy hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại.
 

4. Làm sao biết dịch nhầy của tôi đã xuất hiện chưa? 

 
Có thể bạn sẽ thấy có gì đó bất thường trong bồn vệ sinh sau khi thấy vết bẩn trong quần lót của mình. Đừng quá lo lắng nếu bạn đang chuyển dạ mà không biết dịch nhầy có chảy ra chưa. Hiện tượng này có thể xem là sự tiết dịch âm đạo khá nhiều, hoàn toàn bình thường trong lúc mang thai, nhất là những tuần cuối thai kỳ hoặc 3 tháng đầu thai kì
 

5. Nếu dịch nhầy xuất hiện có phải tôi đang chuyển dạ?

 
Không đúng. Dù chất nhầy xuất hiện có thể là một dấu hiệu chứng tỏ cổ tử cung đang mở và giãn ra thì đây cũng chưa phải là dấu hiệu chuyển dạ. Còn đến vài ngày hay thậm chí vài tuần mới đến ngày sinh. Tuy nhiên, đó cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đã sẵn sàng cho việc sinh nở nên cũng đừng quá thất vọng.
 

6. Có nên gọi bác sĩ hoặc bà đỡ khi thấy dịch nhầy xuất hiện?

 
Không cần, dịch nhầy xuất hiện chứng tỏ bạn sẽ sinh, nhưng vẫn không xác định chính xác khi nào. Trừ khi bạn bị ra huyết khi mang thai, tử cung co thắt hay bị đau hoặc bạn thấy bất ổn về cơ thể mình hoặc thai nhi thì nên đi bác sĩ.
 

7. Nếu dịch nhầy thoát ra, thai nhi sẽ dễ bị nhiễm khuẩn? 

 
Không đúng, thai nhi vẫn được bảo vệ trong túi nước ối. Ngay cả khi túi ối vỡ, thai nhi vẫn an toàn. Dịch nhầy tạo ra một lớp bảo vệ khác nhưng ngay cả khi lớp bảo vệ đó không còn, cả bé lẫn mẹ vẫn không bị ảnh hưởng.
 

8. Cần biết gì về dịch nhầy cổ tử cung?

 
Chảy dịch nhầy là một hiện tượng bình thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, bất cứ lúc nào trong thai kỳ nếu bạn thấy tử cung co thắt hoặc có ra huyết, hãy đi bác sĩ ngay.
 
Dịch nhầy xuất hiện không phải là dấu hiệu bắt đầu chuyển dạ. Có thể còn vài ngày hay thậm chí vài tuần mới đến ngày sinh.

 

 
Chuyển dạ thực sự là khi người mẹ thấy đau và các cơn co thắt thường xuyên hoặc bị vỡ ối chứ không phải khi thấy có dịch nhầy chảy ra.
 
Nên dùng băng vệ sinh nếu bạn ngại bẩn đồ lót và đưa bác sĩ xem khi cần thiết để xác định đó chỉ là chất nhầy bình thường.
 

Lời khuyên của ĐÔNG Y THÁI PHƯƠNG

 
Hãy thả lỏng! 
 
Đôi lúc dịch nhầy tử cung thoát ra sau khi bác sĩ khám phụ khoa. Trong lúc chuyển dạ, các bác sĩ thường đo độ mở cổ tử cung mà thường đến 10cm em bé mới chui ra lọt. Đo độ mở tử cung sẽ chạm đến các chất nhầy và nếu các chất nhầy dính trên găng tay bác sĩ hoặc các bà đỡ cũng là bình thường. Các bà đỡ sẽ an tâm khi thấy nhiều chất nhầy thoát ra trong lúc người mẹ đang tích cực rặn đẻ. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đang thật sự mở và mỏng dần đi chuẩn bị cho bé chào đời.
 
Dịch nhầy này cũng thường xuất hiện sau khi giao hợp, làm gián đoạn các mô quanh cổ tử cung gây giãn nở nhẹ, nhất là khi bé con sắp chào đời. Cần đi khám nếu thấy có máu sau khi giao hợp để chắc chắn thai nhi vẫn an toàn.
 
Dịch nhầy này ít khi chảy ra, trừ khi bị vỡ ối. Khi đó, nó có thể bị lẫn vào dịch ối và không còn trong suốt như lúc bình thường.
 
 
 
 

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU