Những dấu hiệu chuyển dạ giả khiến mẹ bầu nhầm lẫn, lo lắng không tốt cho thai nhi. Vậy cách phân biệt như nào, nhận biết và xử lý ra sao. Chúng ta tìm hiểu dưới đây
1. Mách mẹ cách phân biệt chuyển dạ thật, giả
Những cơn co thắt là dấu hiệu rõ ràng nhất, báo hiệu thời điểm lâm bồn của mẹ. Tuy nhiên, vài tuần hoặc vài tháng trước khi sinh, những cơn co thắt giả Braxton-Hicks, sẽ diễn ra làm nhiều mẹ lầm tưởng.
– Cơn co thắt thật sẽ mạnh, đau và khó chịu hơn. Trong khi những cơn co thắt giả diễn ra bất ngờ, không thường xuyên và khác nhau về độ dài, cường độ. Thông thường, những cơn co thắt thật sẽ đều đặn hơn, với tần suất mỗi lần khoảng từ 5-7 phút.
– Khác với những cơn co thắt giả có thể tự giảm dần hoặc biến mất khi bạn thay đổi tư thế, các cơn co thắt thật vẫn tồn tại bất kể mẹ bầu có làm gì.
– Cơn đau thật sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và bao quanh vùng bụng. Với chuyển dạ giả, mẹ bầu sẽ cảm thấy những cơn co thắt ở vùng bụng dưới.
2. Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu?
Từ tháng 7, 8, cơ thể mẹ bầu có thể xuất hiện các cơn co thắt giả với cường độ nhẹ khiến mẹ cảm thấy bụng dưới râm ran. Càng gần đến ngày sinh, các cơn co này càng xuất hiện nhiều với cường độ mạnh hơn.
Một số mẹ bầu thì thấy ra huyết trắng lợn cợn, đây chính là dịch nhầy, có nhiệm vụ bịt kín cổ tử cung trong quá trình mang thai. Khi dịch nhầy chảy ra để kích thích cổ tử cung mở thì thông thường khoảng 1 – 2 tuần nữa, mẹ mới sinh.
Nhưng cũng có những mẹ cảm thấy bụng tụt xuống tới mức em bé gần như sắp chui ra ngoài nên lo lắng đi khám. Thực chất, đó chỉ là biểu hiện cho thấy bé đã tụt xuống khung chậu để tạo áp lực khiến cổ tử cung mở nhanh hơn, mẹ hãy yên tâm nhé vì phải tầm 1 tuần nữa các cơn chuyển dạ thật mới bắt đầu xuất hiện.
Trên thực tế, không có một khoảng thời gian rõ ràng giữa chuyển dạ thật và chuyển dạ giả vì nó phụ thuộc vào từng mẹ bầu. Mẹ chỉ có thể phân biệt chúng dựa trên các đặc điểm về mức độ đau cũng như tần suất của các cơn co.
3. Cách phân biệt các cơn co thắt thật – giả
Phân biệt các cơn co thắt
Thông thường, các cơn co thắt giả có thể xuất hiện khi mẹ mang thai tới giai đoạn đầu của 3 tháng cuối thai kỳ nên sẽ khó mà nhận biết đâu là cơn co giả, đâu là cơn co lúc sắp sinh. Thực sự thì có một vài đặc điểm để phân biệt. Đó là các cơn co thật thường xuất hiện với cường độ mạnh, với tần suất ban đầu vào khoảng 10 phút một cơn co, sau đó tăng dần lên còn 7 – 5 và đạt mức độ lớn nhất là 3 cơn co trong 10 phút.
Trong khi đó, các cơn co giả lại xuất hiện một cách thất thường và cũng đột ngột biến mất, có thể kéo dài hoặc rất ngắn, đôi khi đau quặn nhưng có lúc nhẹ nhàng. Những cơn co này thường giảm đi khi mẹ ngâm mình trong nước nóng.
Nhận biết cơn đau thật, giả
Cơn đau chuyển dạ xuất hiện đồng thời cùng với các cơn co thắt. Cơn đau thật sẽ bắt đầu từ lưng dưới rồi bao quanh hết vùng bụng, kể cả bụng trên và bụng dưới, có thể bị đau cả hai bên bắp đùi hoặc hai bên sườn. Còn cơn đau giả thì thường chỉ đau vùng bụng dưới mà không lan sang bụng trên và sau lưng.
Bên cạnh đó, khi xuất hiện cơn đau chuyển dạ thật mẹ có cảm giác như vùng xương chậu bị chèn ép mạnh. Cơn đau thường được miêu tả là đau quặn thắt ruột, càng lúc càng dồn dập với cường độ tăng dần và không thuyên giảm khi mẹ thay đổi tư thế hoặc làm bất cứ điều gì. Điều này ngược lại với cơn đau giả, vì chúng sẽ giảm đi đáng kể, hoặc biến mất khi mẹ chuyển từ ngồi sang nằm hay ngược lại.
4. Làm gì khi cơn co giả làm bạn khó chịu?
Nếu chỉ còn vài tuần nữa là đến ngày dự sinh của bạn, hãy thử áp dụng những biện pháp sau để xoa dịu sự khó chịu do cơn co Braxton Hicks gây ra:
- Thay đổi hoạt động và tư thế. Có lúc, đi bộ giúp làm giảm khó chịu do cơn co, cũng có lúc nghỉ ngơi lại khiến bạn dễ chịu hơn. (Mặt khác, với con co chuyển dạ thật, cơn đau sẽ không thuyên giảm dù cho bạn có làm gì
- Tắm nước ấm để cơ thể thả lỏng;
- Uống 1-2 cốc nước, vì đôi khi cơn co có thể do mất nước;
- Tập vài động tác thư giãn hoặc thở chậm và sâu. Cách này không giúp ngăn chặn cơn co Braxton Hicks nhưng có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn. (Hãy tranh thủ cơ hội này mà tập thở như trong các lớp tiền sản để kiểm soát cơn đau trong quá trình sinh nở.)
5. Khi nào bạn nên đến bệnh viện?
Hãy đến bệnh viện ngay nếu bạn chưa đến 37 tuần thai và bạn có những cơn gò ngày càng liên tục, có nhịp điều hoặc đau đớn, hoặc nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào khác có thể cảnh báo sinh non như:
- Đau bụng như đau hành kinh, hoặc có hơn 4 cơn gò trong 1 giờ (nếu chúng không gây đau);
- Chảy hoặc rỉ máu â.m đ.ạ.o;
- Tăng tiết dịch â.m đ.ạ.o hoặc dịch â.m đ.ạ.o thay đổi – nếu nó trở nên lỏng hơn, nhầy hơn, hoặc có lẫn máu (dù chỉ là chút vết hồng hay nhuốm màu máu
- Tăng áp lực lên vùng chậu (có cảm giác em bé đang tuột xuống);
- Đau lưng dưới, đặc biệt nếu đau theo nhịp, hoặc nếu bạn chưa từng bị đau lưng trước đây.
- Nếu đã vượt qua 37 tuần thai, bạn không nhất thiết phải nhập viện chỉ vì các cơn co cho đến khi chúng kéo dài khoảng 60 giây trở lên mỗi lần, cách nhau mỗi 5 phút và tiếp tục như thế trong cả giờ đồng hồ - trừ khi bác sĩ của bạn có những chỉ dẫn khác.
Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương
ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN
Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp