Đông Y thái phương
Trong  suốt quá trình mang thai, đau đẻ có lẽ là điều khó khăn và đau đớn nhất đối với phụ nữ. Bởi cơn đau liên tục khiến mẹ không thể suy ngĩ được gì và chỉ rặn theo cảm tính, như vậy sẽ làm mất sức cho mẹ bầu rất nhiều. Trong bài viết này chung tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm về cách rặn đẻ để các mẹ bầu cùng tham khảo nhé

Trong suốt giai đoạn này, các cơn co thắt sẽ nhiều hơn, thường xuyên hơn những cơn co thắt trong giai đoạn chuyển tiếp cách rặn đẻ đúng phụ thuộc vào những cơn co thắt này. Thường là khoảng 60-90 giây mỗi lần nhưng cũng có thể dãn cách hơn tầm 2-5 phút mỗi lần và bớt đau dữ dội hơn, mặc dù thỉnh thoảng có đau hơn. Các mẹ nên chú ý nghỉ ngơi giữa mỗi lần mặc dù có thể gặp khó khăn trong việc dự đoán những cơn co thắt tiếp theo.

Biểu hiện thông thường ở giai đoạn 2 của quá trình sinh (dù các mẹ thấy ít bị đau hoặc không cảm thấy gì nếu dùng biện pháp gây tê ngoài màng cứng):
•             Đau với những cơn co thắt dù có thể không đau nhiều
•             Áp lực rặn đẻ, đau ở vùng trực tràng (không phải tất cả phụ nữ khi sinh đều cảm thấy điều này, nhất là những người đã gây tê ngoài màng cứng)
•             Tiêu hao nhiều năng lượng, dễ bị mệt mỏi
•             Sự co thắt được nhận thấy rõ mỗi lần cổ tử cung mở rộng thêm ra
•             Sản dịch tăng dần và hết
•             Có cảm giác ngứa, nóng rát hoặc đau nhói ở âm đạo khi đầu của em bé xuất hiện


1. Cơn co và thời điểm rặn sinh

Lúc bắt đầu chuyển dạ thì cơn gò tử cung thường ngắn, kéo dài khoảng 10 đến 15 giây và tần số xuất hiện thường dài như 10 phút có một cơn co. Các cơn co này thường gây đau nhẹ. Sau đó, càng gần đến lúc rặn sinh thì cơn co kéo dài hơn khoảng 15 - 20 giây rồi 20 - 30 giây, và lúc cơn co kéo dài khoảng 30 - 40 giây là lúc em bé sắp ra đời.
Sự xuất hiện các cơn co cũng thường xuyên hơn, 10 phút sẽ có 3 cơn co và khi 10 phút có hơn 3 cơn co và sản phụ đau bụng dữ dội là thời điểm rặn đã đến.

Như vậy, cơn co tử cung mang tính chất chu kỳ, với mỗi một cơn gò tử cung thường có 3 thì: thì co, thì kéo dài và thì nghỉ. Ở thì co, thai phụ thường cảm giác bụng cứng lên, cảm giác đau đớn tăng dần, đau đạt đỉnh điểm ở thì kéo dài, sau đó cảm giác đau sẽ giảm dần và không cảm thấy đau nữa ở thì nghỉ.

Khoảng cách giữa các cơn gò tử cung là thì nghỉ, đó là những thời điểm để thai phụ phục hồi sức lực, chuẩn bị tập trung vào thì co và thì kéo dài để chịu đau và rặn có hiệu quả. Như vậy, đau rồi hết đau, rồi đau, rồi hết đau… lặp đi lặp lại cho đến khi em bé được sinh ra.

Ngày nay, với những tiến bộ của khoa học, đã có phương pháp gây tê “đẻ không đau”. Tuy nhiên, không phải tất cả thai phụ nào cũng đều được đẻ không đau. Vì cách rặn đẻ không đau chỉ thực hiện được ở những bệnh viện lớn có trang bị phương tiện gây mê hồi sức tốt và có đội ngũ bác sĩ gây mê có kinh nghiệm và cũng có những trường hợp thai phụ có chống chỉ định gây tê đẻ không đau như bệnh lý cột sống, tăng huyết áp…

Và mặc dù đẻ không đau nhưng thai phụ vẫn cần biết cách thở và cách rặn sinh thì cuộc sinh mới tốt đẹp, mẹ tròn con vuông được. Do đó, thai phụ cần biết cách thở và biết cách rặn có hiệu quả, không rặn sớm quá hay rặn không đúng sẽ làm cho cuộc chuyển dạ kéo dài gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con như: Bé bị ngạt trong bụng mẹ, mẹ bị mệt, tổn thương phức tạp đường sinh dục, chuyển dạ kéo dài gây băng huyết sau sinh…


cách rặn đẻ

2. Những điều cần làm: cách rặn đẻ đúng

Lúc này, các mẹ có thể cảm thấy rất căng thẳng khi bắt đầu đến giai đoạn rặn đẻ. Tâm lý đó thường là do cảm thấy xấu hổ, rụt rè, lo sợ hoặc nản chí nếu quá trình này kéo dài hơn tưởng tượng. Nhưng đây là thời khắc để em bé chuẩn bị ra đời nên việc đầu tiên của cách rặn đẻ là các mẹ hãy giữ bình tĩnh nhé.

Để tiếp tục, các mẹ có thể thay đổi tư thế rặn cho phù hợp với mình nhưng vẫn cần thông qua sự hướng dẫn của nhân viên y tế và bác sĩ. Các mẹ cần rặn theo khoảng thời gian đều đặn, thường là khoảng ba lần sau mỗi cơn co thắt hoặc khi cảm thấy cần phải rặn. Các mẹ có thể nghỉ ngơi giữa những cơn co thắt nếu thấy mệt.

Sau đây là cách rặn đẻ cho các mẹ tham khảo:

•             Cách rặn đẻ như lúc đi tiêu:

Để cho cơ thể và đùi thư giãn và rặn như là mình bị đi ngoài khó. Trong lúc này, các mẹ hãy dồn tất cả sự tập trung vào việc rặn và đừng lo lắng về việc liệu mình có bị ra phân hoặc nước tiểu hay không – điều này thường xảy ra ở các ca sinh và cũng rất dễ hiểu nên các mẹ đừng quá suy nghĩ về nó

•             Cách rặn đẻ gập cằm hướng vào ngực:

Nếu đang tựa lưng vào phần đệm hay gối đằng sau thì các mẹ hãy cố gắng gập cằm hướng vào ngực vì điều này sẽ giúp các mẹ tập trung rặn vào đúng vị trí cần thiết hơn. Nó có thể giúp các mẹ nhìn được xuống dưới rốn để nhớ rằng mình nên tập trung tạo áp lực rặn ở vùng bụng

•             Cách rặn đẻ hết sức mình:

Các mẹ càng tập trung sức lực để rặn thì việc rặn càng có hiệu quả và sẽ càng giúp thai nhi đi qua được ống dẫn sinh dễ dàng hơn

•             Cách rặn đẻ giữ tập trung:

Các mẹ cần kiểm soát bản thân mình và tránh hoảng loạn vì khi mẹ hoảng loạn mẹ dễ rặn không đúng cách

•             Cách rặn đẻ thay đổi vị trí:

Đôi khi, các mẹ cố rặn hết sức nhưng thai nhi vẫn không di chuyển xuống ống dẫn sinh, việc thay đổi vị trí hoặc tư thế cũng có thể hữu ích hơn

•             Cách rặn đẻ tin vào khả năng của mình:

Hãy hít thật sâu trong khi những cơn co thắt kéo đến để vừa giúp mình đỡ đau vừa giúp rặn mạnh hơn. Khi những cơn co thắt lên đến đỉnh điểm, tiếp tục hít vào thật sâu và dùng hết sức có thể để rặn, cứ giữ nhịp như vậy miễn là thấy phù hợp với mình.

Nếu các mẹ muốn người hộ sinh bắt nhịp cho mình bằng cách đếm từ 1 đến 10 cũng được nhưng đó không phải là công thức áp dụng cho các ca sinh. Các mẹ nên làm theo những gì đến tự nhiên. Trên thực tế, nhiều mẹ vẫn sẽ sinh bình thường dù không rặn theo những cơn co thắt của bản thân hoặc thậm chí không có nhu cầu rặn – lúc này các mẹ có thể thấy lo lắng nhưng những người hộ sinh sẽ giúp các mẹ cách tự rặn

•             Nghỉ ngơi giữa những cơn co thắt:

Các mẹ cần giữ năng lượng và nghỉ ngơi dưỡng sức cho lần rặn tiếp theo để tăng hiệu quả cho ca sinh. Nghỉ trong khoảng thời gian giữa những cơn co thắt là phù hợp nhất

•             Ngừng rặn khi có chỉ định của bác sĩ:

Bác sĩ đỡ đẻ có thể yêu cầu các mẹ ngừng rặn để lấy lại sức hoặc giữ cho đầu của bé không ra quá nhanh. Nếu các mẹ thấy bản thân vẫn muốn rặn, hãy hít thở để giảm nhu cầu cần rặn


cách rặn đẻ

3.Thực phẩm giúp rút ngắn thời gian rặn đẻ

1 : Uống nước lá tía tô ( Quan trọng nhất khi cuộc chuyển dạ bắt đầu nhé )
Tía tô không đơn thuần chỉ là một loại rau thơm ăn hằng ngày mà còn là một vị thuốc quý. Đối với mẹ bầu, khi thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ, các mẹ nên nhờ người nhà nấu ngay cho một ca nước với lá tía tô (lá tía tô rửa sạch, cho vào nồi nước đun bình thường). Nhớ là nước tía tô càng đặc càng tốt nhé. Sau đó để nguội một chút rồi cho vào bình thủy uống liên tục khoảng tầm 0.5-1 lít.
 
Nước lá tía tô có công dụng làm mềm cổ tử cung và giúp cổ tử cung mở nhanh hơn khi sinh nở. Tuy nhiên các mẹ nên lưu ý chỉ uống khi xuất hiện những cơn đau chuyển dạ thôi nhé.
 
2:Ăn rau húng quế
Vào những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu có thể thêm loại rau thơm này vào bữa ăn hàng ngày. Rau húng quế cũng có tác dụng giúp bà bầu những tuần cuối dễ dàng sinh nở hơn, thời gian chuyển dạ được rút ngắn lại giúp mẹ bầu vượt qua “hành trình đau đớn” một cách nhanh chóng.
 
3 : Uống nước dừa nóng
Khi thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ thì lấy một quả dừa tươi, chặt phía trên đầu, sau đó để nguyên quả dừa như vậy và đặt lên bếp đun cho nóng nước dừa phía trong rồi lấy ống hút uống hết chỗ nước dừa ấy ngay khi còn nóng.
Sau đó mẹ bầu nên ăn thêm trứng luộc sẽ giúp cổ tử cung mở nhanh hơn. Quá trình sinh sớm hoàn tất, lúc ấy mẹ bầu sẽ không phải chịu những cơn đau đẻ kéo dài hành hạ nữa rồi.
 
4: Kích thích " nhũ hoa"
Kích thích nhũ hoa tạo ra những cơn co thắt mạnh và chị em bầu sẽ dễ dàng sinh nở hơn. Đây là phương cách phổ biến và hữu hiệu trong quá trình lâm bồn mà các chị em nên áp dụng.


  Bài viết được quan tâm : Bảng cân nặng thai nhi

ĐÔNG Y THÁI PHƯƠNG CHÚC MẸ BẦU CÓ MỘT THAI KÌ KHỎE MẠNH NHƯ MONG MUỐN!!

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU